Vì sao Nữ hoàng vẫn trị vì ở Canada?

Day 2 of the Royal Visit to Canada - Halifax, NSDay 2 of the Royal Visit to Canada - Halifax, NS. Photo courtesy Korona Lacasse.

Ngày 18 tháng Năm, Thái tử Charles và phu nhân, nữ công tước xứ Cornwall, bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Canada, nơi thân mẫu của Thái tử vẫn đang là người đứng đầu nhà nước (Head of State) và một ngày nào đó – nếu mọi thứ diễn ra đúng kế hoạch - ông sẽ trở thành vua. Tuy nhiên, Vương triều Anh (British monarchy) lại không được yêu thích nhiều tại Canada, một thuộc địa cũ của Anh. Theo một cuộc thăm dò ý kiến năm ngoái, hơn một nửa số người được hỏi trả lời rằng họ sẽ thích hơn nếu người đứng đầu nhà nước là người Canada. Vậy vì sao Nữ hoàng vẫn trị vì ở đây?

Các vị vua và nữ hoàng của Anh, Pháp và Liên hiệp Anh đã trị vì các vùng mà cuối cùng hợp thành Canada kể từ thế kỉ 16 khi những nhà thám hiểm người châu Âu đầu tiên cắm cờ trên bờ biển mà họ tin là châu Á. Khi Canada thực hiện bước quan trọng đầu tiên hướng tới độc lập vào năm 1867 bằng cách thống nhất các tỉnh rời rạc lại và đặt dưới sự cai trị (dominion) của Canada, những kiến trúc sư trưởng của kế hoạch này quyết tâm rằng chính phủ mà họ lấy khuôn mẫu từ hệ thống Westminster (hệ thống dân chủ Nghị viện phỏng theo mô hình chính trị của Liên hiệp Anh) sẽ thuộc về Liên hiệp Anh. Bên cạnh nhiều việc khác, đây được cho là việc tạo cho họ sự khác biệt so với những người cộng hòa vô thần (godless republicans) ở miền Nam. Người dân Canada đã một lần nữa lựa chọn duy trì Vương triều Anh tại đây vào năm 1931 khi Đạo luật Westminster (Statute of Westminster) chính thức công nhận sự độc lập của Canada, Australia, New Zealand, Nam Phi, Nhà nước Tự do Ireland (the Irish Free State) và Newfoundland (vùng được sáp nhập vào Canada năm 1949). Khi nữ hoàng Elizabeth lên ngôi năm 1953, bà không chỉ là Nữ hoàng của Liên hiệp Anh mà còn là Nữ hoàng của Canada, Australia và khắp từ 16 khu vực trong khối Thịnh vượng chung cho tới đất nước Tuvalu.

Điều này giải thích vì sao chân dung Nữ hoàng lại xuất hiện trên đồng 20 đôla bằng giấy và bằng kim loại (số lượng đã giảm xuống sau khi Canada ngừng việc đúc tiền vào năm ngoái) và vì sao những công dân mới của Canada lại tuyên thệ trung thành với Nữ hoàng và cũng là lí do mà mỗi phiên họp nghị viện lại được mở đầu bằng một bài phát biểu của người đứng đầu Hoàng gia. Thường thì người giữ ngôi vua là vị Toàn quyền hoặc đối với hệ thống lập pháp cấp tỉnh (provincial legislatures) là một trong 10 trung tướng, cùng là đại diện của Nữ hoàng tại Canada. Nhìn chung họ chủ yếu giữ các chức vụ mang tính nghi lễ, tuy nhiên những chính trị gia lạm quyền (over-reaching politician) “bỏ qua” họ sẽ tự rước lấy rủi ro. Gordon Moore, người đứng đầu hội cựu chiến binh lớn nhất Canada đã phản đối dữ dội (kick up a fuss) khi Thủ tướng Stephen Harper nói ông sẽ duyệt quốc kỳ được kéo lên bởi những người lính tại Afghanistan trong lễ kỉ niệm của cựu chiến binh hôm mùng 9 tháng Năm. Ông Moore cho rằng về nguyên tắc ngài Thống đốc mới là Tổng tư lệnh. Sau đó, chương trình nghị sự đã phải thay đổi để Thủ tướng Harper trao lá quốc kỳ cho người đại diện của Nữ hoàng. Việc làm sai lầm đó là không đúng với hình ảnh một chính phủ đảng Bảo thủ, xây dựng phần lớn mối quan hệ của Canada với Hoàng gia, một phần nhằm phân biệt đảng này với chính quyền đảng Tự do trước đây, những người đã thay thế là cờ Red Ensign, có cờ Liên hiệp Anh (union jack) ở góc, bằng là cờ màu đỏ trắng với hình lá phong. Thủ tướng Harper gần đây đã phục hồi từ ‘Hoàng gia’ (Royal) trong tên của Hải quân Hoàng gia Canada (Royal Canadian Navy) , Không quân Hoàng Gia Canada (Royal Canadian Air Force). Ngoại trưởng John Baird cũng đã gây phiền lòng (đặc biệt với những họa sĩ đương thời) khi thay thế bức tranh tường cỡ lớn (mural) của Alfred Pellan, một họa sĩ từ Quebec. Bức tranh đã ở trong sảnh (foyer) của vị Ngoại trưởng này 20 năm cùng với bức chân dung của Nữ hoàng.

Vì vậy, dường như không có khả năng chính phủ đương nhiệm sẽ cân nhắc phế truất Nữ hoàng khỏi vị trí đứng đầu nhà nước. Và nếu không có sự gia tăng trong áp lực phản đối chế độ quân chủ, các chính phủ tương lai hẳn sẽ nản lòng bởi các cuộc thảo luận dài lê thê và phức tạp về Hiến pháp để thực hiện sự thay đổi này. Thái tử Charles và nữ công tước có thể nghỉ ngơi một cách thoải mái khi họ tổ chức kỉ niệm ngày sinh nhật chính thức của Nữ hoàng vào ngày 19 tháng Năm. Người dân Canada cũng vui vẻ khi có một ngày nghỉ lễ dịp này kể từ năm 1845. Tuy nhiên, rất ít người đi nghỉ vì tâm lý ủng hộ hoàng gia. Còn lại, hầu hết nhiều người khác chỉ coi đây là sự bắt đầu chính thức mùa hè (mà thôi).

Tuấn Minh
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc