Thời điểm cho bé ăn ruột bánh mì

Khoảng 8 tháng tuổi, bạn có thể cho bé thử một chút ruột bánh mì mềm. Tất nhiên giai đoạn này, sữa mẹ (sữa công thức) và bột ăn dặm vẫn giữ vai trò chính. Các món với ruột bánh mì, mì sợi chỉ nên cho bé ăn thử, không phải bữa chính.

Nếu bé có tiền sử dị ứng, như mắc hen suyễn, chàm bội nhiễm, dị ứng (hoặc có tiền sử gia đình bị dị ứng) nên lùi lại thời điểm cho bé thử ruột bánh mì khi bé được 1 tuổi.


Chọn mua bánh mì từ thành phần hạt ngũ cốc nguyên chất hoặc gạo nâu (gạo lức) sẽ có lợi hơn cho sức khỏe và trí não của bé. Nguyên chất lúa mì (whole wheat) khác với nguyên chất hạt ngũ cốc (whole grain). Thành phần nguyên chất ngũ cốc có các dạng khác nhau như lúa mạch đen (rye), lúa mạch (barley) và bột kiều mạch (buckwheat).

Nên đọc kỹ nhãn hiệu để kiểm tra xem liệu bánh mì loại đó có chứa chất xơ hay protein không. Nhiều loại bánh mì đóng gói không chứa chất dinh dưỡng đó.


Chọn phần ruột mềm của bánh. Xắt dạng hạt lựu và cho bé ăn. Tránh phần vỏ bánh vì nó quá cứng với bé. Nếu bé chưa có răng, hãy làm mềm bánh bằng sữa mẹ (sữa công thức) hoặc chuối chín...

Há thật to miệng nào, A A A... :)

Em ngắm nhìn hoàng tử bạch mã ;)
Tags: parenting

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc