Vì sao các con tem hiếm có giá trị đến vậy?

Rare stamp misprint: FDR with six fingers. Photo courtesy Marcin Wichary.

Ngày 17 tháng Sáu, con tem Magenta 1 cent của Guiana, thuộc Anh, được bán đấu giá (go under the hammer) tại New York bởi nhà đấu giá nổi tiếng Sotheby’s. Con tem là mẫu duy nhất còn lại của đợt phát hành tiền xu năm 1856 tại thuộc địa vùng Nam Mỹ này của Anh. Trong 3 lần đấu giá trước đây, con tem Magenta 1 cent đều lập kỉ lục mới về số tiền được trả và lần này, nó đã trở thành con tem đắt nhất thế giới (giá 9,5 triệu USD). Trước buổi đấu giá, mọi người dự đoán giá của con tem có thể lên tới 20 triệu đôla, cao gấp 10 lần so với giá con tem đang giữ kỉ lục hiện tại, Treskilling Yellow, được đấu giá năm 1996. Vì sao giá của các con tem hiếm lại cao đến vậy?

Nguyên nhân chính là do số lượng các đại gia siêu giàu trên thế giới đã tăng mạnh trong những năm gần đây. Theo Danh sách Những người giàu nhất thế giới của Hurun, xuất bản tháng 2, thế giới có 1.867 tỉ phú đôla, tăng 414 người so với năm ngoái. Điều này có nghĩa là số tiền trả cho những thứ họ ham muốn (covetable items) ngày càng cao hơn nhiều so với những thứ chỉ đơn thuần là tốt – từ các tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng cho đến các loại rượu thượng hạng và những con tem độc nhất vô nhị (one-of-a-kind). Ước tính giá trị của các con tem cực hiếm đã tăng 11% hàng năm trong bốn thập kỷ vừa qua. Trong khi đó, giá trị của các bộ sưu tập tốt nhưng không mấy đặc biệt (good-but-not-extraordinary) lại giảm mạnh.

Sự trỗi dậy của Trung Hoa cũng làm tăng giá trị của các đồ vật quý hiếm. Hiện nay, Trung Hoa có khoảng hơn 300 tỷ phú đôla, tăng 25% so với năm ngoái. Và những người này rất thích các đồ vật có giá trị sưu tầm (collectibles): nghiên cứu gần đây của Ban Tài sản cá nhân thuộc Ngân hàng Barclays, những người Trung Hoa siêu giàu nắm giữ 17% tài sản của họ dưới dạng các đầu tư thay thế như các bức tranh mỹ thuật và ngọc chế tác (jade objets d’art), so với con số này ở Mỹ và Anh lần lượt là 9% và 7%. Ảnh hưởng của họ tới thị trường sưu tập tem (philately market) rõ rệt hơn hẳn so với thị trường các đồ sưu tập khác. Khi việc sưu tập tem không còn thịnh hành ở phương Tây, các nhà sưu tập Trung Quốc đã thế chỗ (pile in). Ít nhất khoảng một phần ba các nhà sưu tập tem là ở Trung Hoa; những người buôn bán tem nói rằng các cuộc đấu giá và triển lãm tại Hong Kong và Beijing với sự tham gia của các nhà sưu tập trẻ tuổi sôi động hơn nhiều so với tại London và New York. Nhà tổ chức đấu giá Sotherby’s đã trưng bày con tem Magenta 1 cent tại Hong Kong trước buổi đấu giá để thu hút các nhà sưu tập tiềm năng.

Cuối cùng, các con tem cực hiếm có giá trị cao không chỉ do tính khan hiếm mà còn nhờ giá trị lịch sử của chúng. Con tem duy nhất còn sót lại Megenta 1 cent do một cậu bé tìm thấy năm 1873. Sau đó, nó được bán cho một nhà sưu tập tem địa phương với giá chỉ vài shillings. Cuối thế kỷ 19, con tem này đã nằm trong tay của bá tước người Áo Philippe la Renotiere von Ferrary – có lẽ là nhà sưu tập tem vĩ đại nhất trong lịch sử. Bộ sưu tập của ông sau đó bị Pháp tịch thu, coi đây là bồi thường chiến phí sau Thế chiến I. Con tem này được đấu giá lần đầu tiên vào những năm 1920. Sau đó, nó được ông trùm dệt may người Mỹ Arthur Hind mua lại sau khi trả giá cao hơn vua George V của Vương Quốc Anh, với số tiền 35.000 USD, lập kỉ lục thế giới đầu tiên về giá của con tem này. Trong lần bán gần đây nhất cho John du Pont, (người thừa kế tài sản của tập đoàn hóa chất DuPont) những năm 1980, con tem có giá gần 1 triệu USD. Có dự đoán cho rằng Nữ hoàng Elizabeth sẽ tham gia đấu giá lần này. Nhưng sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Hoàng gia Anh lại một lần nữa thua cuộc trước một nhà sưu tập tem người Trung Hoa.

Tuấn Minh
The Economist

Tags: economics

4 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc