Ngân hàng Ba Lan – Những nhà cho vay may mắn
Photo courtesy Paul Sableman. |
Nền kinh tế lành mạnh và các dịch vụ hiện đại đang thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng Ba Lan.
Giống như cách nền kinh tế tăng trưởng và các ảnh hưởng (clout) chính sách đối ngoại của Ba Lan tăng cường sức nặng âm thầm nhưng mạnh mẽ, hệ thống ngân hàng nước này cũng trở thành một trong những điểm sáng ít được biết đến của châu Âu. Thế hệ tinh hoa chủ ngân hàng mới, trẻ trung, quốc tế hóa và đam mê công nghệ đã tìm ra cách hái ra tiền từ các khách hàng thận trọng (conservative) và thường ngại vay tiền (borrowing-shy). Một cách tình cờ (fortuitously), mô hình kinh doanh họ áp dụng đã giúp tránh khỏi những tài sản bị mất giá nhiều nhất trong khủng hoảng tài chính.
Đại gia ngân hàng lớn nhất nước PKO BP - Zbigniew Jagiello cho rằng phần lớn nhờ nền kinh tế rộng hơn và các chính sách công đúng đắn. Từ khi ngân hàng thuộc một phần sở hữu nhà nước, ông đã sắc sảo (astute) cung cấp tín dụng cho các cổ động lớn nhất của mình. Nhưng nhà nước cũng được lợi từ các ngân hàng – trực tiếp dưới dạng cổ tức đều đặn từ PKO BP và gián tiếp từ việc không phải bảo lãnh (bail out) các nhà cho vay yếu kém (ailing) ở quy mô như nhiều nước châu Âu khác. ‘Thật vui vì Ba Lan không phải trung tâm tài chính thế giới’, ông Jagiello tinh tế nhận xét.
Hầu hết các ngân hàng còn lại ở Ba Lan do các công ty mẹ nước ngoài sở hữu: UniCredit của Ý nắm phần lớn Bank Pekao; Santander của Tây Ban Nha nắm Bank Zachodni WBK - ngân hàng lớn thứ ba của Ba Lan. Sở hữu nước ngoài rất có ích trong khủng hoảng, do họ mang lại tính thanh khoản cho các công ty con ở Ba Lan. Các công ty mẹ đã quyết định đúng khi hỗ trợ; trong một số trường hợp, ngân hàng Ba Lan là bộ phận có lợi nhuận cao nhất của tập đoàn.
Ví dụ năm 2013, mBank là một trong các điểm sáng ít ỏi trong hoạt động của tập đoàn Commerzbank của Đức. mBank là một trong những ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (mobile banking) và được tán thưởng (plaudit) cho những nỗ lực số hóa. Ngân hàng này tuyên bố quý đầu tiên đạt doanh thu hàng tỉ zloty (tiền Ba Lan) ngày 30 tháng Bảy với lợi nhuận ròng 325 triệu zloty (107 triệu USD) bất chất việc lãi suất thấp đang gây khó khăn (hobble) cho toàn ngành.
Tuy hoạt động đầu tư và cho vay nhàm chán, các ngân hàng Ba Lan lại rất sáng tạo trong dịch vụ. Do nước này xây dựng hệ thống ngân hàng từ số không (from scratch) nên không hề bị cản trở (hamper) bởi các thông lệ cũ (legacy practice) như séc giấy. Ba Lan là nước đi đầu châu Âu trong thanh toán không cần nhân viên giao dịch (contactless payment). Alior, một ngân hàng non trẻ khác (và là một trong số ít không có đối tác nước ngoài chiếm đa số) đã nhắm tới nhiều vùng nông thôn chưa có ngân hàng (khoảng 30% dân số không có tài khoản). Chiến dịch ‘Kill Bill’ (‘Vứt hóa đơn đi’) của Alior hứa hẹn sẽ cung cấp dịch vụ thanh toán tiền điện, nước... miễn phí và dễ dàng, và rất nhiều khách hàng đã đăng kí tài khoản và vay tiền. Idea, đối thủ của Alior, cho vay dễ dàng sau khi xem xét nhanh chóng lịch sử giao dịch ở tài khoản trực tuyến của các khách hàng tiềm năng là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Các yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các ngân hàng cũng đóng góp cho thành công này. Người Ba Lan không vay (mortgage) quá khả năng của mình như nhiều nước châu Âu khác, vì thế ít bị hoảng sợ hơn khi khủng hoảng nổ ra. Một vấn đề là, như một số người ở Đông và Trung Âu khác, nhiều người Ba Lan vay bất động sản bằng tiền franc Thụy Sĩ để rồi nhận thấy số tiền phải trả tăng chóng mặt khi đồng zloty mất giá so với franc. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ (regulator) đã đặt ra các tiêu chuẩn tín dụng khắt khe hơn đối với hình thức đi vay này (giờ đã bị cấm), do đó hạn chế thiệt hại tới nền kinh tế. Theo Pawel Uszko của SNL Financial, một công ty giải pháp quản trị (business-intelligence), sự giảm giá bất thường của đồng zloty hay lãi suất tăng mạnh ở Thụy Sĩ là một trong số các rủi ro lớn tiềm tàng với hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, các chỉ số căn bản (underlying) của SNL cho thấy các ngân hàng Ba Lan đang trong tình trạng tốt (in good shape). Theo tiêu chuẩn quốc tế, các khoản cho vay đối với khách hàng được hậu thuẫn (back by) bởi nhiều vốn chủ sở hữu (equity), đồng nghĩa với việc các ngân hàng có khả năng chống đỡ một cuộc khủng hoảng vừa. Các chi phí nằm trong tầm kiểm soát. Với lợi nhuận trên vốn lên tới 10,9% năm 2013, các ngân hàng Ba Lan vượt trội hoàn toàn khi so sánh với hầu hết các nước láng giềng dù ở Đông hay Tây.
Đăng Duy
The Economist
Post a Comment