Người Cơ đốc giáo ở Iraq và Syria

Kurdistan Lalesh temple Yazidi. Photo courtesy jan Sefti.

Không mấy ai ở phương Tây biết về người Yazidi cho tới khi họ trở thành nạn nhân của phong trào Hồi giáo cực đoan ở miền bắc Iraq. Người Yazidi theo một tôn giáo cổ xưa và bí mật, tôn thờ (revere) Thiên thần Khổng tước (Peacock Angel) như vị đứng đầu 7 thiên thần Chúa trời gửi xuống thế gian. Những người láng giềng Cơ đốc (Christian) ở Iraq cũng là nạn nhân như họ, nhưng có lẽ được biết đến nhiều hơn vì tôn giáo của họ phổ biến nhất trên thế giới. Tuy vậy, vẫn nhiều người còn lầm tưởng người Cơ đốc giáo ở Iraq mới chỉ cải đạo từ Hồi giáo sang chưa lâu dù cộng đồng của họ đã xuất hiện trước (predate) đạo Hồi ít nhất 3 thế kỉ. Dù kiến thức lịch sử ra sao thì hẳn những ai theo dõi tin tức đều đã nghe ở cả Syria và Iraq, người Cơ đốc giáo đang phải chịu gánh nặng quá lớn (disproportionate) những tai họa (woe) diễn ra trên hai nước này. Ở Iraq, số người theo đạo Cơ đốc trước năm 2003 vào khoảng 1,5 triệu người – tức 5% dân số giờ chỉ còn dưới 400.000. Trước khi Syria chìm trong nội chiến, số người theo đạo Cơ đốc ở đây vào khoảng 1,8 triệu, tương ứng 10% dân số; ít nhất 500.000 người đã bị trục xuất.

Tình cảnh của người Cơ đốc giáo ở Iraq và Syria thể hiện một bức tranh mơ hồ, lộn xộn. Trên “Con đường Ngay thẳng” (Street called Straight – trích Kinh thánh) xuyên suốt Damascus, có tới 3 vị giáo chủ (prelate) sử dụng danh hiệu Đức thượng phụ Antioch (Patriarch of Antioch) (và còn 2 người khác ở Lebanon cũng nhận chức danh này về mình). Có ít nhất 14 giáo phái (denomination) hiện diện ở Iraq. Một số có liên hệ với Rome, một số với Cơ đốc giáo Chính thống (Orthodox Christianity) toàn cầu còn một số khác thì chẳng có mối liên hệ nào. Để hiểu sự khác nhau giữa các giáo phái ấy, cần nhìn lại các xung đột trong nội bộ Cơ đốc giáo hồi thế kỉ 15 khi các bộ óc tinh hoa (subtle mind) cố gắng giải thích Jesus vừa hoàn toàn là Thiên Chúa, vừa hoàn toàn là con người. Với hầu hết người Thiên chúa giáo (Catholic) và Cơ đốc giáo Chính thống, vấn đề đã được giải quyết ở Chalcedon (giờ là ngoại ô Istanbul) năm 451, nơi h xác định hai bản thể của chúa Jesus cùng tồn tại ‘không lẫn lộn, không thay đổi, không phân chia và không tách biệt’. Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Trước Chalcedon, một nhóm với tên gọi Nestorian đã thoát li khỏi dòng chính khi nhấn mạnh sự đối lập giữa bản chất của thần và người. Ngay ở Chalcedon, một nhóm bất đồng chính kiến (dissident) lớn đã phản đối, cho rằng công thức được chọn hạ thấp sự thống nhất trong con người Chúa.

Ở Iraq ngày nay, giáo phái lớn nhất là Thiên chúa giáo Chaldean (Chaldean Catholic), một nhóm có nguồn gốc Nestorian đã hòa giải (reconcile) với Rome từ 1672. Giáo hội Assyria Đông phương (Assyrian Church of the East) phản đối sự hòa giải này. Ở Syria, nhóm lớn nhất thường được gọi là Chính thống giáo Hy Lạp – nói cách khác là những người Cơ đốc chấp nhận Chalcedon và hiệp thông (communion) với các nhà thờ ở Nga (mối liên hệ mật thiết này hình thành vào thế kỉ 19), Hy Lạp v.v… Một vài nhóm lớn khác là Thiên chúa giáo Melkite Hy Lạp – chấp nhận cả Chalcedon và quyền lực của Rome (cho tới thế kỉ 17); Chính thống giáo Syia – phủ nhận Chalcedon và khẳng định Jesus chỉ có một bản thể duy nhất là Thiên Chúa. Giáo hội chính của Armenia có mặt cả ở Syria và Iraq, tương tự cũng phủ nhận Chalcedon nhưng một số người Armenian lại theo đạo Thiên chúa hoặc Tin lành (Protestant).

Với những người có đức tin gần với với thời kì đầu đầy nhiệt huyết của Cơ đốc giáo như thế, khác biệt về thần học (theology) là quá quan trọng để có thể bỏ qua. Tuy nhiên, những khác biệt ấy lại có thể được xóa mờ (transcended) do những đau khổ chung. Tháng Tư năm ngoái, 2 giám mục (bishop) từ Aleppo – một từ Chính thống giáo Hy Lạp và một từ Chính thống giáo Syria đã bị bắt cóc và hiện vẫn chưa có thông tin gì về số phận của họ. Tất cả những gì chúng ta biết là có khi họ đang thảo luận về bản chất của Chúa Jesus, nhưng cuộc tranh luận có lẽ diễn ra trong tình thân ái (amicable).

Đăng Duy
The Economist

Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc