Khác nhau giữa tại hạ và các hạ
shared from fb Nguyen Trung Thuan.
-----
1. Lời khiêm xưng:
TẠI HẠ
Người Trung Quốc xưa thường dùng “khu khu tại hạ” để biểu thị lời khiêm xưng, “khu khu” cũng có thể thay thế cho “tại hạ”.
Tại hạ thường dùng nhiều trong Hí khúc Trung Quốc, hiếm gặp trong chính sử, thuộc lối xưng gọi không sách vở cho lắm. Còn có thuyết nói “tại hạ” là lời tự xưng của dân giang hồ.
Từ này có xuất xứ từ chuyện thời xưa ở Trung Quốc khi vào bàn tiệc, bậc tôn trưởng ngồi ở bên trên, cho nên người ta tự xưng mình là “tại hạ” (tức kẻ ngồi ở bên dưới) một cách khiêm nhường.
2. Lời tôn xưng:
Cổ nhân Trung Quốc có 4 loại tôn xưng là BỆ HẠ, ĐIỆN HẠ, CÁC HẠ và
TÚC HẠ.
Cả 4 loại tôn xưng này đều có chung một nghĩa là: Tôi không dám nhìn vào mặt ngài, bởi địa vị ngài quá cao, mặt ngài quá lớn.
BỆ HẠ
“Bệ 陛" là thềm; “bệ hạ 陛下" có nghĩa đen là ở dưới thềm cung điện.
Thấy hoàng đế tôi không dám nhìn vào mặt hoàng đế, tôi chỉ dám nhìn dưới bệ thềm của ngài thôi.
Chúng ta đều biết rằng, long ỷ của hoàng đế chính là một cái bệ bảo tọa, trên bệ có bậc tam cấp, bậc tam cấp ấy gọi là thềm;
ĐIỆN HẠ
“Điện 殿" là cung điện; “điện hạ 殿下" có nghĩa đen là ở dưới cung điện.
Thấy thái tử hoặc vương tử, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới cung điện;
CÁC HẠ
“Các 阁” là lầu các, lầu gác; “các hạ 阁下” có nghĩa đen là ở dưới lầu gác.
Nhìn thấy tể tướng, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới lầu các;
TÚC HẠ
“Túc足” là chân; “túc hạ 足下” có nghĩa đen là ở dưới chân.
Nhìn thấy bậc tôn quí, tôi cũng không dám nhìn vào mặt ngài, tôi chỉ dám nhìn ở dưới chân, có nghĩa là cúi đầu. Quyền lực nằm ở dưới chân, thì nhìn xem bàn chân nằm dưới chân đi về hướng bên nào, đây gọi là “cử túc khinh trọng” (举足轻重, có nghĩa rất quan trọng, nhất cử nhất động đều liên quan đến toàn cục). Bàn chân này của ngài thật quả có sức nặng.
Tags: china
Post a Comment