Vì sao nước Mỹ chậm áp dụng công nghệ thẻ tín dụng hiện đại?

Photo courtesy Allan Donque.

Tuần trước, Tổng thống Barack Obama đã ban hành một sắc lệnh yêu cầu chính phủ liên bang phát hành các thẻ tín dụng và ghi nợ 'chip và mã PIN' mới. Chính quyền miêu tả sắc lệnh như một phần trong nỗ lực 'hướng thị trường tới hệ thống thanh toán an toàn hơn.' Điều này là đúng: như hầu hết thẻ tín dụng của người dân Mỹ, các thẻ mà chính phủ gửi tới hàng triệu người cho các khoản thanh toán bảo hiểm xã hội, lương hưu của nhân viên chính phủ và tiền trợ cấp cựu chiến binh sử dụng công nghệ cũ: dải từ (magnetic strip) và chữ ký. Các độc giả châu Âu, những người từ lâu quen với việc sử dụng mã PIN cho các thẻ tín dụng vi mạch, hiển nhiên rất kinh ngạc. Vì sao đến giờ này nước Mỹ vẫn chưa áp dụng các biện pháp chống gian lận mà người tiêu dùng châu Âu lục địa đã ứng dụng từ nhiều năm qua?

Các thẻ tín dụng 'chip và mã PIN' được thiết kế để giảm gian lận. Việc áp dụng thẻ 'chip và mã PIN' ở Vương quốc Liên hiệp Anh giảm đáng kể tỷ lệ một số loại gian lận thẻ. Mỹ là nước giàu duy nhất vẫn dựa trên dải từ và chữ ký cho hầu hết các giao dịch thẻ tín dụng. và cũng là nước duy nhất thị trường thẻ tín dụng giả vẫn liên tục phát triển. Các nhà bán lẻ, ngân hàng và các tổ chức phát hành thẻ bị thiệt hại 5,3 tỷ USD vì gian lận thẻ tín dụng ở Mỹ năm 2012, gần một nửa tổng số thiệt hại toàn cầu. Rắc rối này là do: nâng cấp thẻ (khoảng hơn 1 tỷ chiếc đang lưu thông ở Mỹ) rất tốn kém. Các đầu đọc thẻ (card-reader) thậm chí còn đắt hơn: nâng cấp tất cả các máy này ở Mỹ sẽ tốn hàng trăm triệu đô la.

Nhưng việc nước Mỹ miễn cưỡng áp dụng công nghệ mới không chỉ do các chi phí trả trước (upfront cost) này. Suy cho cùng, các công ty châu Âu cũng phải đối mặt với những trở ngại tương tự. Có hai lý do chính cho sự khác biệt. Thứ nhất là công nghệ. Trong những năm 1990, các công ty thẻ tín dụng Mỹ rất giỏi trong việc phát hiện các vụ mua hàng có khả năng gian lận và ngăn chặn chúng ngay tại các điểm bán hàng (point of sale). Các đối thủ cạnh tranh châu Âu không hoàn toàn theo kịp. Điều đó có nghĩa châu Âu có động lực lớn hơn để chuyển sang công nghệ 'chip và mã PIN'. Thứ hai là luật lệ ràng buộc. Vì các công ty thẻ tín dụng châu Âu phải chịu trách nhiệm trả gần hết các chi phí gian lận, họ có động lực đáng kể để giảm gian lận. Các công ty thẻ tín dụng của Mỹ, do quy định lỏng lẻo, đã có thể chuyển nhiều chi phí gian lận sang các nhà bán lẻ, thậm chí cả người tiêu dùng, và do đó có ít động cơ bỏ tiền để giảm chi phí gian lận.

Vì các nhà bán lẻ phải chịu trách nhiệm phần lớn các chi phí gian lận (fraud) ở Mỹ, họ đang dẫn đầu trong việc thực hiện chuyển đổi sang công nghệ 'chip và mã PIN'. Home Depot, Target, Walgreens và Walmart - bốn tập đoàn bán lẻ lớn nhất nước Mỹ, đã thực hiện thay đổi, chi cả đống tiền (oodles of money) cho đầu đọc thẻ 'chip và mã PIN' mới. Các công ty thẻ tín dụng sẽ tăng áp lực lên các nhà bán lẻ vào tháng Mười tới, khi họ bắt đầu yêu cầu các bên có công nghệ thấp phải trang trải chi phí các giao dịch gian lận. Như Winston Churchill đã nói (aphorism) 'bạn luôn hy vọng người Mỹ sẽ làm điều đúng, sau khi họ đã thử tất cả cách khác.' Bây giờ bạn chỉ cần nghĩ ra (come up with) một mã PIN an toàn mà thôi.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc