Putin bị vỡ bong bóng

shared via Giang Le.
-----
Trong entry trước tôi viết Krugman (trên blog của ông) không gợi ý cho Nga sử dụng capital control như đã từng đề xuất với Malaysia năm 1997. Tuy nhiên trong bài op-ed mới nhất trên NYT ông cho rằng đó là giải pháp mà Nga sẽ phải làm. Nhưng điểm thú vị nhất của bài op-ed không phải là gợi ý capital control mà là phân tích của Krugman về lý do tại sao Nga lại bị khủng hoảng tiền tệ.

Krugman là tác giả của mô hình currency crisis (first generation), là một trong các công trình đem lại giải Nobel kinh tế cho ông. Về cơ bản mô hình đó giải thích một cuộc khủng hoảng tiền tệ do nợ nước ngoài quá cao dẫn đến khi đồng nội tệ bị một cú shock mất giá balance sheets của các con nợ (doanh nghiệp và chính phủ) trở nên xấu đi, dẫn đến capital flight và một vòng xoáy mất giá mới. Đây là kịch bản của hầu hết các cuộc khủng hoảng tiền tệ ở các nước đang phát triển trước đây (Mexico 1995, Asian crisis 1997, Argentina 2002).

Điểm khác biệt quan trọng giữa Nga hiện nay với các nước bị lâm vào khủng hoảng trước đây là đa số các nước đó có current account deficit, do đó phải vay nợ nước ngoài để cân bằng deficit. Trong khi đó Nga có current account surplus liên tục trong hơn 10 năm qua nhờ xuất khẩu dầu thô, nên về mặt lý thuyết Nga không cần vay nợ nước ngoài.

Krugman cho rằng sở dĩ nền kinh tế Nga vẫn phải đi vay nợ dù xét tổng thể là nước xuất khẩu vốn (current account surplus) vì phần lớn dòng vốn chảy ra là tiền tẩu tán tài sản của giới oligarch tham nhũng dưới sự dung túng của Putin. Thể chế đó Krugman gọi là "kleptocracy", nơi mà giới cầm quyền lũng đoạn nền kinh tế để kiếm lợi cho bản thân và duy trì quyền lực của mình. (Well, you can answer the second question by walking around Mayfair in London, or (to a lesser extent) Manhattan’s Upper East Side, especially in the evening, and observing the long rows of luxury residences with no lights on — residences owned, as the line goes, by Chinese princelings, Middle Eastern sheikhs, and Russian oligarchs.)

Dòng tiền giới oligarch đem ra khỏi Nga mua bất động sản, du thuyền, đội bóng... lớn hơn nhiều số current account surplus nên doanh nghiệp nội địa vẫn phải đi vay từ bên ngoài để có vốn kinh doanh. Một bài báo FT mới đây cho rằng con số đi vay đó còn được giấu dưới dạng FDI nên thống kê chính thức của nhà nước sẽ không đầy đủ. Hơn thế nữa trong một bài phân tích khác Krugman cho rằng tỷ lệ foreign debt/GDP của Nga trong những năm qua ổn định vì đồng rúp được giữ giá cao (real appreciation). Khi đồng rúp mất giá tỷ lệ này sẽ tăng đột biến.

Cú shock khơi mào cho cuộc khủng hoảng là những biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây sau sự kiện Crimea. Ngay cả trước khi giá dầu giảm mạnh từ tháng 8, capital flight đã diễn ra ở Nga và central bank buộc phải can thiệp vào thị trường ngoại hối. Putin có lẽ đã chủ quan cho rằng với dự trữ ngoại hối hơn 400 tỷ USD, chưa kể một lượng vàng khá lớn Nga đã tích trữ trước đó, các biện pháp cấm vận chỉ gây khó khăn tạm thời cho Nga.

Nhưng người tính không bằng trời tính, giá dầu sụp đổ là cú shock thứ hai đẩy đồng rúp vào vòng xoáy mất giá tiếp theo. Không chỉ mất một lượng ngoại tệ từ tiền bán dầu, giá dầu thấp làm một số dự án khai thác bị đình chỉ vì có chi phí quá cao (một số dự án còn bị đình chỉ vì cấm vận). Không chỉ có vậy tờ The Economist cho rằng chỉ một nửa trong số foreign reserve của Nga có thể sử dụng được ngay, số còn lại là illiquid assets khó có thể chuyển ngay thành tiền mặt. Do đó khả năng bảo vệ tỷ giá cũng như trợ giúp doanh nghiệp trả nợ trở nên khó khăn hơn.

Tôi đã từng có một bài phân tích về chiến thuật tăng lãi suất để chống lại currency attack. Kinh nghiệm của các cuộc khủng hoảng tiền tệ trước đây là biện pháp này không nhằm nhò gì vì giới speculator quốc tế dư sức chịu được lãi suất vài chục phần trăm trong vài tháng, trong khi nền kinh tế nội địa có thể sẽ chết trước nếu trước đó nó đã có những vấn đề nội tại. Cả Thailand lẫn Indonesia đều tăng lãi suất rất mạnh trong cuộc khủng hoảng tài chính 1997 nhưng đều thúc thủ, chấp nhận buông tỷ giá.

Hiện tại không/chưa có dấu hiệu nào cho thấy giới speculator quốc tế đang tấn công đồng rúp. Cách đây mấy hôm FXCM, một FX trading platform khá popular, ngừng giao dịch USD-RUB vì tất cả các ngân hàng lớn đã từ chối giao dịch cặp tiền này.Thay vào đó chính người dân Nga đang đi vét USD ngoài chợ đen và có thể giới oligarch cũng đang tranh thủ tuồn nốt những đồng USD cuối cùng ra khỏi biên giới trước khi Putin đóng cửa capital account (a classic case of locking the barn door after the oligarch is gone). Lãi suất cao không có tác dụng trong trường hợp này.

Thông thường khi đồng nội tệ mất giá xuất khẩu sẽ được cải thiện và nền kinh tế sẽ dần phục hồi, nhưng với Nga tình hình không thuận lợi như vậy. Nước này chủ yếu xuất khẩu dầu khí mà giá dầu thế giới đang giảm, một phần do global demand kém. Nếu Nga đẩy mạnh xuất dầu để cứu vãn balance of payments thì càng làm giá dầu rớt thêm, vô hình chung tự bắn vào chân mình.

Trong khi đó Nga phải nhập một phần rất lớn hàng tiêu dùng nên đồng rúp mất giá sẽ đẩy lạm phát lên cao và/hoặc gây nên tình trạng thiếu hụt hàng tiêu dùng như trong thập kỷ 90, sẽ tạo ra bất ổn/bất mãn trong xã hội. Krugman nói đùa rằng để kích giá dầu lên Nga phải cần một cuộc chiến, nhưng phương án đó đã được Putin "ứng trước" mất rồi. Vậy Nga còn gì ngoài "nuke"?
-----
Update 5 Jan 2015: 
Những ai theo dõi tình hình thị trường tài chính Nga trong nửa cuối năm 2014 đều biết không chỉ đồng rúp mà cả giá chứng khoán Nga giảm liên tục, cả cổ phiếu lẫn trái phiếu. Việc các nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy là điều dễ hiểu trong bối cảnh như vậy, cổ phiếu dầu khí không là ngoại lệ. Nhưng thương vụ lớn nhất liên quan đến cổ đông nước ngoài bán cổ phần dầu khí là vụ BP bán lại cổ phần của mình cho Rosneft hồi tháng 10.

Đến giờ nhìn lại nhiều analyst đánh giá đây là một thương vụ hời và rất kịp thời của BP. Việc BP rút ra sẽ làm ngưng trệ các dự án khai thác dầu khí của Nga ở Biển Bắc vì Rosneft không có công nghệ khai thác nước sâu, trong khi khả năng tìm một đối tác phương Tây khác gần như bằng không sau khi Nga bị trừng phạt kinh tế. Tất nhiên điều này không/ít ảnh hưởng đến sản lượng dầu của Nga nhưng không thể nói Rosneft/Nga lời khi mua lại cổ phần của BP.

Đoạn tác giả Lê Ngọc Thống bàn về cái "bẫy vàng" của Nga cho thấy tác giả này rất thiếu hiểu biết về thương mại và tài chính quốc tế. Ngân hàng trung ương Nga (và TQ) đã lỗ nặng khi ra sức tích trữ vàng trong mấy năm qua khi giá vàng cao. Việc Nga gia tăng mua vàng trong 9 tháng đầu năm chủ yếu vì Putin lo phương Tây sẽ chặn các nguồn funding ngoại tệ và có thể đóng băng tài khoản/tài sản của chính phủ Nga ở nước ngoài. Đây cũng là điều Hugo Chaves đã làm mấy năm trước khi Venezuela căng thẳng với Mỹ.

Cũng như Venezuela, Nga đã bắt đầu phải bán vàng để có thanh khoản ngoại tệ. Tất nhiên việc ngân hàng trung ương mua bán vàng (và ngoại tệ) là hoạt động thanh khoản bình thường, có hiệu quả hay không là chuyện khác, chứ nhất định không thể là một cái "bẫy" của Putin giăng ra cho phương Tây mắc vào. Cứ phải tiếp tục "giăng bẫy" thêm vài nhiệm kỳ tổng thống nữa may ra Nga mới đuổi kịp được dự trữ vàng của Pháp hay Ý chứ đừng hi vọng gì bằng một phần dự trữ của Fed ở Fort Knox.

Không chỉ Nga mà nhiều nước cũng đang cố gắng giảm bớt sự lệ thuộc vào đồng USD trong thương mại quốc tế, điển hình là châu Âu và TQ. Tuy nhiên không ai coi vàng sẽ là một công cụ thanh toán thay thế USD. Chỉ trừ một số rất ít các "chuyên gia" hầu như không có uy tín/tiếng nói gì, tất cả các nhà kinh tế bất kể trường phái nào cũng đồng ý không thể/không nên quay trở lại chế độ bản vị vàng...

12 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc