Về chuyện hơn 300 bức thư

Còn một chuyện nữa là về cách thể hiện tình cảm giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tôi. Tôi cho rằng, cha mẹ và con cái tranh luận về những vấn đề mang tính lý thuyết là việc làm vô bổ. Về chuyện này cả tôi và vợ cùng chung ý nghĩ, đều muốn làm sao để giữa cha mẹ và con cái không có khoảng cách với nhau. Chẳng hạn, trước đây con trai thứ nhất và thứ hai của tôi đi Mỹ học trong vòng sáu năm. Khi đó, tàu chở bưu phẩm của Mỹ, cứ một tuần hay thỉnh thoảng là hai tuần về Mỹ một lần, sau đó quay lại Nhật. Trong thời gian hai con ở Mỹ, mỗi khi có việc thì tất nhiên, cả khi không có việc gì, tôi cũng viết. Chuyến nào tôi cũng gửi thư đi.

Trong sáu năm liền, tôi đã viết được chừng hơn ba trăm lá thư. Tôi cứ viết ra trước, còn vợ tôi là người "hiệu đính" và dán phong bì, nên đó quả thực là những nét bút thể hiện được tình cảm của cả hai chúng tôi. Hai con tôi ở bên đó, mỗi chuyến tàu về cũng lại gửi một lá thư. Trong thư, tôi có răn dạy hai con rằng: "Trong thời gian lưu học, mỗi chuyến tàu nhất thiết phải gửi thư, có việc hay không cũng viết. Cha sẽ mừng hơn nếu các con khỏe mạnh. Dù không học hành được gì hay mù chữ còn hơn là thấy các con học tập chuyên cần, trở về thành một bác học mà xanh xao, dở sống dở chết. Không được học hành quá sức mà coi thường sức khỏe. Tiết kiệm được thì phải thật tiết kiệm. Nhưng khi có bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe mà cần đến tiền thì cân nhắc cho kỹ để chi tiêu. Cha không khó khăn gì chuyện đó!".

Đấy như là mệnh lệnh của tôi. Nhờ thế, sau sáu năm học tập, cả hai con tôi đều trở về bình an vô sự.

P. 471 - Phẩm hạnh và gia phong - Phúc ông tự truyện

Tags: parenting

3 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc