Vì sao người Nhật không còn đứng đầu trong đấu vật sumo?

Photo courtesy Better Than Bacon.

Hơn gần ba thế kỷ, chỉ các đô vật Nhật Bản mới được thi đấu môn sumo. Chiến thắng của thần Take-mikazuchi trong một trận đấu sumo quan trọng là một phần trong huyền thoại sáng lập quốc gia Nhật Bản. Tuy nhiên, giờ đây người hâm mộ môn sumo ở Nhật Bản quá quen với sự thống trị của các đô vật nước ngoài trong môn thể thao này khi vào tháng Một, đương kim vô địch người Mông Cổ, Hakuho, nâng chiếc Cup Hoàng đế lần thứ 33 của mình (đánh bại không chỉ đối thủ người Nhật trên sàn đấu mà còn phá kỷ lục trước đây của huyền thoại Taiho, đến từ Hokkaido) chỉ vài người miêu tả kết quả là đáng tiếc. Trong số 26 đô vật xuất sắc nhất ở Nhật Bản, nơi duy nhất các giải đấu sumo chuyên nghiệp được tổ chức, mười người không phải là người Nhật, và bảy trong số đó là người Mông Cổ. Lần cuối cùng một đô vật Nhật Bản giành một trong sáu giải đấu sumo lớn hàng năm trên cả nước là vào năm 2006. Vì sao người Nhật không còn đứng đầu trong đấu vật sumo?

Sẽ có thêm nhiều người nước ngoài trong môn sumo - và có lẽ gần đứng đầu - nếu không có một quy định nghiêm ngặt rằng mỗi câu lạc bộ (stable) trong 43 câu lạc bộ ở Nhật Bản chỉ được nhận duy nhất một đô vật nước ngoài, hay gaijin. Một số chủ tịch câu lạc bộ ban đầu cố gắng lách hạn chế này bằng việc khuyến khích người nước ngoài xin quốc tịch Nhật Bản; do mẹo này mà sau đó năm 2010 quy định người nước ngoài được áp dụng cho tất cả những ai sinh ra bên ngoài Nhật Bản. Người hâm mộ (aficionado) môn thể thao này tranh luận rằng chất lượng của vật sumo là quan trọng nhất, và các đô vật nước ngoài phải thấm đẫm (steep in) ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản. "Khi ở trên dohyo (sàn đấu) Tôi thấy tinh thần Nhật Bản như xoắn trong búi tóc (top-knot) của tôi", Hakuho tuyên bố khi chiến thắng. Nhiều nhà quan sát chỉ ra rằng võ sĩ Taiho vĩ đại quá cố có cha là người Ukraine. Tuy nhiên, nhiều người vẫn tự hỏi về điều gì khiến các võ sĩ nước ngoài liên tục giành chiến thắng và các võ sĩ bản địa vẫn chưa quay trở lại.

Lý do chính là số trẻ em trai Nhật Bản được đào tạo để trở thành đô vật sumo đã bị sụt giảm từ nhiều năm qua. Tình trạng thiếu này ngày càng xấu đi do dân số Nhật Bản giảm nhanh chóng ảnh hưởng rất cao trong sumo. Tuyển dụng điển hình và thành công hơn nhiều trong các thế kỷ trước là một thanh niên nghèo đói đến từ một gia đình lớn ở các vùng nông thôn xa xôi của Nhật Bản. Ngày nay các gia đình nhỏ hơn và giàu có hơn. Các đô vật nước ngoài có xu hướng đến từ (hail from) những nước nghèo với hoàn cảnh khó khăn (hard-scrabble background) và đã chứng minh rằng họ có những phẩm chất để chiến thắng. Họ sử dụng các kỹ thuật đấu vật giống như các đô vật Nhật Bản (mặc dù các đô vật Mông Cổ dùng kỹ thuật chân thường xuyên hơn) nhưng có nhiều nghị lực (drive) để giành chiến thắng hơn. Dẫu vậy, thậm chí họ cũng thấy khó chịu đựng được cuộc sống khắc nghiệt của việc huấn luyện tàn bạo và hệ thống phân cấp cứng nhắc. Khi Oshima Oyakata, một chủ tịch câu lạc bộ nổi tiếng, tuyển dụng sáu đô vật Mông Cổ vào câu lạc bộ năm 1992, chẳng bao lâu năm người đã cố gắng bỏ trốn, mặc dù cuối cùng, đô vật thứ sáu khuyên hai người trong số họ ở lại.

Do hết mực từ chối hiện đại hóa văn hóa của mình, bản thân môn thể thao này cũng phải chịu lỗi vì giảm sức hấp dẫn đối với thanh niên Nhật Bản. Các bậc cha mẹ đặc biệt không muốn con trai mình tham gia sumo. Cách đây không lâu, một thực tập sinh 17 tuổi đã chết sau khi bị đồng đội trong câu lạc bộ (stablemate) đánh bằng chai bia và gậy bóng chày. Một loạt các vụ bê bối đánh cược vào năm 2010, trong đó các đô vật đã bị bắt vì hình thành nhóm cá cược bất hợp pháp với những băng đảng yakuza, khiến hạ thấp thêm vị thế của môn thể thao này, cộng thêm bằng chứng về dàn xếp tỷ năm sau đó. Cơ quan quản lý rất bảo thủ, Hiệp hội Sumo Nhật Bản, cho đến giờ đây vẫn nhất quyết không thay đổi. Năm ngoái, thừa nhận một cuộc khủng hoảng trong môn sumo, chính phủ thay đổi vị thế pháp lý của hiệp hội, đưa thêm các chuyên gia sumo bên ngoài vào và tăng quyền hạn của mình đối với các câu lạc bộ. Nhưng vẫn chưa rõ liệu những thay đổi như vậy có đủ mạnh để các đô vật Nhật Bản lại nâng cao cúp vô địch trên dohyo.

Sơn Phạm
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc