Các nước tính GDP như thế nào?

Taktsang Palphug Monastery*. Photo courtesy Arian Zwegers.

Ngày 19 tháng Ba, khi công bố ngân sách hàng năm của Vương quốc liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Bộ trưởng Tài chính George Osborne vui mừng thông báo rằng nền kinh tế Anh được dự báo sẽ tăng trưởng với tỷ lệ hàng năm 2,7% trong quý đầu tiên của năm 2014, mức tăng trưởng nhanh nhất trong số các nước giàu. Tuy nhiên, các nhà phê bình đáp lại rằng trong khi sản lượng của Mỹ và Đức đã đạt đỉnh trước khủng hoảng thì Vương quốc Anh vẫn sẽ chưa đạt được điều này cho đến nửa cuối năm nay. Chỉ số dễ nhận thấy (data-point) trong bộ dữ liệu đang được bàn đến trong cả hai trường hợp này là tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP, tức là tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một nền kinh tế trong một năm. GDP có vai trò kinh tế rất quan trọng; hàng ngàn nhà kinh tế sử dụng ước tính tổng số tiền chi tiêu hoặc thu được (tương ứng) mỗi năm trong nghiên cứu của họ. Các chính phủ cũng dựa rất nhiều vào con số này để hình thành chính sách hoặc xác định mức chi tiêu công có thể chi trả. Tuy nhiên, GDP dường như rất khó để đo lường trong một nền kinh tế hiện đại. Các nước tính GDP như thế nào?

Các nhà kinh tế Anh và Pháp bắt đầu ước tính tổng thu nhập trong hai nền kinh tế này từ cuối thế kỷ 16 và đầu thế kỷ 17, với muc tiêu chủ yếu là để giúp giới cầm quyền tìm ra cách thức tăng thu thuế. Tuy nhiên, phải đến tận đầu thế kỷ 20 khi mà các kỹ thuậ thống kê cũng như nhu cầu của chiến tranh khiến chính phủ phải quan tâm hơn đến kế toán quốc gia thì người ta mới thường xuyên đưa ra được những ước tính chính xác. Ở hầu hết các nền kinh tế lớn, ước tính GDP hàng năm xuất hiện từ những năm 1930, do những khó khăn trong cuộc Đại Khủng hoảng. Simon Kuznets, một di dân Nga vào nước Mỹ, được coi là người ước tính GDP đúng đầu tiên, để trình lên Quốc hội Mỹ vào năm 1934. Các chính phủ thời kỳ này quyết tâm quản lý tăng trưởng và suy thoái kinh tế và do đó đòi hỏi phải có số liệu được cập nhật thường xuyên. Thế chiến II bùng nổ và những nhu cầu kinh tế kéo theo đã buộc chính phủ phải nắm chắc nhiệm vụ đo lường kinh tế trong tay. Kể từ đó, các cơ quan thống kê của chính phủ chịu trách nhiệm ước tính và công bố GDP.

Sản lượng có thể được đo bằng ba cách (về mặt lý thuyết là tương đương nhau): bằng cách cộng tất cả số chi tiêu mỗi năm, tổng số thu nhập mỗi năm hoặc , hoặc bằng cách cộng tất cả giá trị gia tăng mỗi năm. Một số nền kinh tế, trong đó có Vương quốc Anh, kết hợp cả ba phương pháp trên để đưa ra một con số GDP duy nhất, trong khi những quốc gia khác, như Mỹ, đưa ra các số liệu thống kê khác nhau với mỗi phương pháp kể trên. (GDP Mỹ được ước tính thông qua cách tiếp cận chi tiêu; GDI, hay tổng thu nhập nội địa, theo cách tiếp cận thu nhập) Dữ liệu được thu thập từ nhiều điều tra nhỏ. Văn phòng Phân tích Kinh tế Mỹ lấy dữ liệu từ các cuộc khảo sát từ các nhà sản xuất, xây dựng và các hãng bán lẻ, cũng như từ các luồng tài chính và thương mại, và nhiều nguồn khác. Những dữ liệu này được sử dụng để ước tính các thành phần của GDP, như tổng mức đầu tư và xuất khẩu ròng. Do cần có nhu cầu dữ liệu kịp thời, ước tính sơ bộ được công bố và sau đó là sửa đổi khi có thêm thông tin. Theo khoảng thời gian dài hơn các dữ liệu thống kê GDP đượcchỉnh sửa lớn hơn, cả hai nhằm xem xét lại dữ liệu và hiệu chuẩn lại (recalibrate) các mô hình thống kê cơ bản.

Với tất cả ưứng dụng của nó, GDP là một thước đo không hoàn hảo. Mức độ hữu ích của số liệu thống kê cho những mục đích khác nhau là khác nhau. GDP thực tế hay GDP đã được điều chỉnh lạm phát, được dùng để so sánh các số liệu ở các thời điểm khác nhau, trong khi GDP bình quân đầu người là số liệu hữu ích nhất để thấy được mức tăng trưởng thu nhập cá nhân. Một số người cho rằng GDP có thể gây nhầm lẫn. Số tiền chi cho các hoạt động gây ô nhiễm, hoặc điều trị y tế không hiệu quả, được tính vào GDP nhưng không phản ánh bất kỳ cải thiện nào trong phúc lợi quốc gia. Trên thực tế, một số ít những nhà tư tưởng sáng tạo (outside-the-box) còn cho rằng chỉ số này nên được loại bỏ hoàn toàn. Năm 1972, vua Bhutan công bố kế hoạch tập trung vào "tổng hạnh phúc quốc gia". Trong những năm gần đây, một số nhà lãnh đạo tại các nước giàu trên thế giới đã nỗ lực nghiên cứu xem liệu thống kê hạnh phúc có hữu ích hay không. Trong khi đó, tiền chi cho các dự án này cũng sẽ được tính vào GDP như từ trước đến nay.

Phương Thùy
The Economist


* A prominent Himalayan Buddhist sacred site and temple complex, located in the cliffside of the upper Paro valley, in Bhutan.

A temple complex was first built in 1692 at a cave where Guru Padmasambhava (Guru Rinpoche) meditated in the 8th century A.D.
Legend states that Guru Rinpoche flew to the site atop the back of a tigress and meditated in the cave for three years, three months, three days and three hours in order to subdue evil demons residing within it. The cave has been considered a sacred site ever since and many famous saints have travelled to meditate in it.

Padmasambhava is credited with introducing Buddhism to Bhutan and is the tutelary deity of the country. Today, Paro Taktsang is the best known of the thirteen taktsang or "tiger lair" caves in which he meditated.
Tags: economics

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc