Sự suy yếu của thị trường mới nổi: vì sao đây không phải là sự tái diễn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997?

Bull kocking out the Bear in Yu Gardens. Photo courtesy Christopher.

Ngày thứ Ba vừa qua, đồng ringgit của Malaysia đã có một động thái bất thường: tăng giá so với đồng USD. Phải công nhận rằng, đây là mức tăng khiêm tốn trong một ngày (chỉ 0.13%), nhưng sau một mùa hè liên tục giảm giá thì đây là một dấu hiệu đáng mừng. Các đồng tiền châu Á đã chịu thiệt hại trong năm nay. Trong tuần kết thúc ngày 14 tháng 8,chúng đã có đợt giảm sâu nhất kể từ năm 2011. Đồng đô la Singapore đã giảm hơn 5%, đồng won Hàn Quốc và đồng baht Thái giảm hơn 7% so với đồng USD. Nhưng đồng ringgit và rupiah dẫn đầu cuộc đua tới đáy, khi giảm tới 10,5% và 14% xuống mức thấp nhất kể từ năm 1997, khi các nền kinh tế châu Á đang ở trong một cuộc khủng hoảng toàn diện. Vậy thì, liệu một cuộc khủng hoảng nữa sắp xảy ra?

Câu trả lời ngắn gọn là không. Để bắt đầu, chúng ta hãy xem, không chỉ ở mức suy giảm tổng thể, mà còn cả tốc độ của nó. Đồng rinngit và rupiah chỉ sụt giảm từ từ trong suốt 8 tháng qua. Ngược lại, trong khoảng thời gian từ 11/7/1997 đến 22/8/1998, đồng baht, won và rupiah đã giảm sâu hơn và nhanh hơn: ở mức 38%, 51% và 80% tương ứng. Có thời điểm, khi Thái Lan để mệnh giá của đồng baht thả nổi so với đồng USD, đồng tiền này đã giảm 15-20% chỉ trong 1 ngày. Các đồng tiền là đối tượng tấn công của giới đầu cơ, khiến chúng suy yếu thêm. Lãi suất trong nước cao đã khiến các công ty phải tìm kiếm các nguồn tài chính từ nước ngoài, thường là các khoản nợ ngắn hạn cho những khoản đầu tư rủi ro; khi đồng nội tệ giảm họ phải đối mặt với chi phí trả lãi vay lớn. Vốn nước ngoài chạy ra khỏi những quốc gia này, khiến thị trường cổ phiếu thêm suy giảm. Như chúng tôi đã viết mười năm sau cuộc khủng hoảng đó, đây chính là một "cơn bão hoàn hảo" của bất ổn tài chính và kinh tế.

Nhưng câu chuyện hôm nay lại hoàn toàn khác. Các chính phủ đã học được từ cuộc khủng hoảng lần trước, và có trong tay nhiều công cụ kinh tế vĩ mô và công cụ chính sách hơn. Các đồng tiền của họ được thả nổi, và không nước nào bị thâm hụt tài khoản vãng lai với tỷ giá hối đoái cố định. Dự trữ ngoại hối của họ cũng lớn hơn (dù mức dự trữ ngoại tệ của Malaysia vừa giảm xuống dưới 100 tỷ USD lần đầu tiên trong 5 năm), và hệ thống ngân hàng của họ cũng mạnh mẽ hơn, cùng với cơ sở tiền gửi trong nước lớn hơn. Các đồng tiền của họ chưa bị tấn công, mặc dù giá dầu giảm kéo theo sự sụt giảm của đồng ringgit, trong khi những mối lo về sự cạnh tranh dài hạn đang cản trở Indonesia, và nền kinh tế của họ có khả năng xử lý tốt hơn các dòng vốn nước ngoài đầu tư vào trong nước. Các công ty lớn ở những thị trường mới nổi không được mạnh như vậy; nhiều công ty đã và đang phải chịu những đống nợ lớn và ngày càng tăng bằng đồng USD, khi đồng USD tăng giá. Nhưng những khoản nợ này chưa có vẻ gì sẽ trở thành rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính.

Mặc dù vậy, vẫn có e ngại rằng, các chính phủ đã trang bị cẩn thận để chiến đấu với cuộc chiến tỷ giá trước đây. Một cuộc khủng hoảng do hoảng loạn có thể chưa hiện hữu, nhưng các đồng tiền ở những thị trường mới nổi trên thế giới đã chịu tổn thất do giá thương phẩm thấp, sự suy giảm của nền kinh tế Trung Hoa và cú tăng lãi suất sắp tới của Mỹ. Tuy nhiên, thực tế là các đồng tiền của châu Á đang có những bước đi tương đối tốt: đồng rúp của Nga, đồng peso của Colombia và đồng real của Brazil đã sụt giảm gấp đôi so với đồng rupiah và đồng ringgit. Nhu cầu toàn cầu thấp đã khiến cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm nay ở mức thấp, và một đồng nhân dân tệ suy yếu sẽ còn khiến cho mọi việc tồi tệ hơn. Tháng trước, xuất khẩu của Indonesia đã giảm gần 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái; tình trang ế ẩm này cũng diễn ra trên toàn khu vực. Trên thực tế, có những ý kiến cho rằng các thị trường mới nổi sẽ cố gắng kích thích nhu cầu bên ngoài thông qua phá giá, như VIệt Nam đã làm tuần trước. Điều đó, đến lượt mình, sẽ dẫn tới một mối nguy khác: phần lớn các nền kinh tế trên thế giới sẽ cố gắng đối phó với suy thoái kinh tế bằng cách bán hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ. Tuy nhiên, sự mất cân bằng toàn cầu loại này, hậu quả của việc đua nhau phá giá là hết sức nguy hiểm, như những gì diễn ra những năm 2000 cho thấy. Người Mỹ có thể vay mượn quá nhiều khi họ cố gắng đóng vai trò là động cơ của nhu cầu kinh tế. Hoặc họ có thể đơn giản là mệt mỏi, bỏ mặc thế giới không có một đầu tàu kinh tế nào.

Đoàn Khải
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc