Cái độc khoa cử làm quan

...Hai là Nhật Bản không nhiễm cái độc khoa cử làm quan.

Nước Tàu, từ đời Hán đường trở đi, bày ra lề lối khoa cử thi đậu làm quan, là cốt để lung lạc cám dỗ đám văn nhân say mê cặm cụi vào đó cho dễ cai
trị, không ai còn tâm tư trí não để nghiền ngẫm suy cứu hầu có nảy ra tư tưởng nào rộng xa, lý thuyết gì cao kỳ được nữa. Vì bọn làm vua hầu hết những kẻ sáng nghiệp quân chủ là hạng võ nhân rất sợ những tư tưởng cao, lý thuyết lạ, có thể làm rúng động dân tâm, bất lợi cho cái ngai vàng của họ. Như đời Chu về trước, là đời chưa có khoa cử nhử mồi, trói óc người ta, thành ra tư tưởng học vấn được tự do phát triển, có phải đời ấy đã nảy ra được lắm triết lý cao, nhiều học thuyết mới, và có những bực thánh triết hiền tài như Khổng, Mạnh, Trang, Mặc... kế tiếp nhau nổi lên đó. Thử hỏi từ Hán Đường trở xuống, có khoa cử bày ra rồi, nước Tàu có những tư tưởng và nhân tài như thế mọc ra nữa không?

Ai cũng phải trả lời: "Không!"

Xét nội chỗ đó đủ thấy nọc độc khoa cử là ghê gớm.

... Đem minh chứng ra như vậy để tỏ cho biết người Nhật là khôn.

Thiệt, họ đón rước văn hóa chế độ của Tàu đủ thứ, chỉ trừ ra cái chế độ khoa cử là không...

Huống chi bản ý giáo dục của họ, bao giờ cũn có ý cốt huấn luyện cho dân có nhân cách trước, có học thức sau, hơn là có ý rèn tập người ta mai sau làm quan. Họ lấy vũ dũng ra tranh hành phấn đấu, để làm cho rạng tỏ gia môn, lập nên công nghiệp là phần nhiều. Có lẽ nhờ đó mà họ không vương nhằm cái độc hư văn khoa cử, và chính vì chỗ tránh khỏi cái độc này, nên chi ngay từ hồi xưa, nghệ thuật công thương của họ đã mở mang khá lắm.

P. 170 - Nhật Bản duy tân 30 năm - Đào Trinh Nhất

Mua sách ở Alpha Books.

Tags: book

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc