Vì sao các công đoàn đang thoái trào?

Photo courtesy spencer cooper.

Khoảng 500 công đoàn viên từ 90 công đoàn khác nhau sẽ tập hợp ở Paris tham gia Liên hiệp Nghiệp đoàn châu Âu bắt đầu từ ngày 29 tháng 9. Họ sẽ thảo luận về một loạt các chủ đề quan trọng trong bốn ngày, từ thất nghiệp ở thanh niên tới cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu. Chắc chắn, họ cũng sẽ xem xét những diễn biến ảm đạm thậm chí quen thuộc hơn (closer to home). Trừ một số ngoại lệ, số thành viên công đoàn đã giảm mạnh trong thế giới những nước giàu trong hơn ba thập kỷ qua. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD, một câu lạc bộ hầu hết của các nước giàu, số thành viên ở Mỹ giảm từ đỉnh cao 20 triệu vào năm 1979 xuống còn 14.5 triệu trong năm 2013 và ở Vương quốc Anh từ 12 triệu xuống còn 6.5 triệu. Các nước châu Âu, bao gồm cả Đức và Pháp, cũng chứng kiến sự sụt giảm lớn trong số lượng thành viên. Vì sao vậy?

Sự sụt giảm này chủ yếu do các thay đổi về cơ cấu trong những nền kinh tế tiên tiến. Tổng số lao động sản xuất ở Mỹ đã giảm từ gần 20 triệu vào năm 1979 xuống còn 12 triệu. Những người lao động thua thiệt – cụ thể là, lao động không có kĩ năng - ngay từ đầu, chính là những người tham gia công đoàn. Và những gì nổi lên thay thế họ ngăn cản công đoàn hơn nữa. Nếu đến một nhà máy sản xuất trong những năm 1970, bạn có lẽ đã thấy công nhân đứng hàng dài dọc theo các dây chuyền lắp ráp. Những công nhân như vậy dễ nghe theo ý tưởng "ý thức giai cấp". Tới một nhà máy ngày nay, bạn sẽ chỉ thấy một vài người giám sát các robot và các máy móc phức tạp khác. Cùng với toàn cầu hóa, khiến công đoàn khó khăn hơn trong việc điều tiết công việc, sự nổi lên của các ngành dịch vụ linh hoạt hơn, và các chính sách của chính phủ (như những chính sách do chính phủ thuộc Đảng Bảo thủ ở Vương quốc Anh áp đặt vào những năm 1980 dưới thời Margaret Thatcher) khiến việc công đoàn mất đi tầm ảnh hưởng dường như không thể tránh khỏi. Nhiều cải cách gần đây đối với mức lương tối thiểu và phân biệt đối xử tại nơi làm việc cũng đã giảm sự cần thiết phải là một thành viên công đoàn.

Sự thất bại của nhiều công đoàn để đáp ứng với những thay đổi này đã làm giảm hơn nữa
Photo credit: The Economist.
sức mạnh của họ. Rất ít công đoàn thu hút được những người lao động trẻ hoặc những người lao động tự do hay những người làm việc bán thời gian. Đối mặt với số thành viên giảm dần, một vài công đoàn đã sáp nhập với nhau nhằm đạt được hiệu quả hơn. Các công đoàn khác cũng đã cố gắng hiện đại hóa: ví dụ, công đoàn UNISON, công đoàn lớn thứ hai ở Vương quốc Anh, giờ đây cho phép mọi người đăng ký tham gia trực tuyến và đã tạo ra một ứng dụng phổ biến với những người trẻ tuổi. Nó cũng đã thay đổi cách quảng bá tới các thành viên tiềm năng: làm nổi bật các dịch vụ, như tư vấn pháp lý miễn phí chứ không phải chỉ là khả năng đình công. Thay vì dựa vào "các ủy viên" để tuyển thành viên mới, họ quảng bá trên báo và truyền hình. Nhưng tốc độ thay đổi trong các công đoàn thường chậm. Một số công đoàn nổi tiếng vẫn được điều hành bởi các nhà lãnh đạo, những người ưa thích tổ chức ‘hành động công nghiệp’ như là một phương tiện để tuyển dụng các thành viên mới. Điều này nghĩa là các thành viên trong khu vực tư nhân, đặc biệt ở Mỹ và Vương quốc Anh, đã chứng kiến sự sụt giảm lớn hơn so với ở khu vực công (mặc dù số lượng công đoàn viên khu vực tư nhân đã tăng nhẹ gần đây ở Vương quốc Anh). Khi khu vực công co lại, đặc biệt ở Vương quốc Anh, điều đó có thể làm cho các công đoàn thậm chí dễ bị tổn thương hơn.

Tuy nhiên, xu hướng này không phải là phổ biến. Ở một số nước, số lượng thành viên công đoàn đã tăng: Tây Ban Nha, Ireland và Luxembourg, tất cả đều gia tăng số lượng thành viên trong ba thập kỷ qua. Trong khi đó vẫn có khả năng gia tăng hơn nữa ở các thị trường mới nổi. Từ năm 1981, khi Chile bắt đầu ghi chép thống kê, số lượng thành viên tham gia công đoàn đã tăng hơn gấp đôi. Giữa năm 1992 và 2013, số lượng công đoàn viên ở Mexico tăng thêm 25%. Công nhân tại các nhà máy sản xuất của Trung Hoa có lẽ cũng ngày càng bắt đầu tự tổ chức. Và dù số lượng thành viên giảm, các công đoàn ở những nơi như Pháp vẫn thống trị trong các mảng khác của thị trường, xác định tiền lương hoặc ngăn cản các doanh nghiệp mở rộng. Nhưng trừ khi các công đoàn phương Tây bắt đầu mở rộng sức thu hút của mình, những sự kiện như diễn ra ở Paris tuần này sẽ ngày càng trở nên ảm đạm.

Đoàn Khải
The Economist

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc