Vì sao luật phá sản của Ấn Độ rối rắm đến vậy?

Flight Details: IT 7 / Chhatrapati Shivaji International Airport (BOM) - London - Heathrow (LHR). Photo courtesy Kurush Pawar.

Ngạn ngữ xưa có câu ‘CHỦ NGHĨA TƯ BẢN không có phá sản cũng như Kitô giáo không có địa ngục vậy’. Tại Ấn Độ, thậm chí giải quyết phá sản là một vấn đề đau đầu, mệt mỏi. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, để đóng cửa một công ty yếu kém ở Ấn Độ phải mất hơn bốn năm, gần gấp đôi thời gian so với ở Trung Hoa. Tỉ lệ thu hồi nợ cũng chỉ ở mức 25,7%, gần như thấp nhất trong các nền kinh tế mới nổi. Kingfisher, hãng hàng không lớn thứ hai của Ấn Độ một thời, là ví dụ điển hình. Năm 2012, công ty này phá sản để lại khoản nợ hơn 1,5 tỉ USD. Nhưng phải đến tháng Hai năm nay, các ngân hàng chủ nợ mới thu hồi được trụ sở cũ của công ty này ở Mumbai. Gần 60.000 trường hợp phá sản đang chờ được giải quyết ở các tòa án vốn quá tải của Ấn Độ. Vì sao luật phá sản của Ấn Độ phá sản?

Không có một bộ luật phá sản duy nhất, Ấn Độ chỉ có các luật khác nhau liên quan đến khả năng mất thanh toán. Một số luật đã lỗi thời quy định bên vỡ nợ phải ngồi tù nếu không trả nổi số tiền nhỏ đến mức chỉ là 500 rupee (8USD). Các chủ nợ cũng có quyền tịch thu tài sản nếu con nợ không trả được món nợ chỉ 300 rupee. Không ngạc nhiên khi có lần một thương gia Hindu không thể trả nợ, ông ta đặt một chiếc đèn đốt bơ loãng bên ngoài cửa nhà, cùng gia đình bỏ trốn trong đêm và chỉ đến sáng hôm sau cả làng mới biết. Khi đó, dân làng sẽ thương tiếc vì mất đi một người bạn và đành lòng đứng nhìn các chủ nợ tịch thu nhà của ông ta.

Thủ tục phá sản hiện hành của Ấn Độ không quá chặt chẽ, nhưng cũng không hiệu quả. Hệ thống này vận hành cực kì chậm khi tòa án cố gắng giải thích một loạt các luật chồng chéo nhau liên quan đến khả năng mất thanh toán. Ví dụ, một số luật cấm chủ nợ thực hiện bất kì hành động pháp lí nào đối với bên phá sản trước khi có kế hoạch tái cấu trúc; mà có thể mất đến vài năm. Trong khi đó, chủ sở hữu của các công ty yếu kém vẫn giữ quyền kiểm soát quản lý hằng ngày và thường cố tình kéo dài thủ tục tố tụng trong khi các chủ nợ đứng nhìn giá trị tài sản của họ tụt dốc - nếu chúng may mắn chưa bị đánh cắp. Điều phổ biến là bên phá sản thường mở một doanh nghiệp khác dưới tên họ hàng và bòn rút hoạt động kinh doanh từ công ty cũ. Đối với bên nợ, việc bảo vệ khả năng thanh toán cũng có khiếm khuyết tương tự. Phải đến khi giá trị tài sản giảm một nửa, các công ty mới được coi là "yếu kém". Một số luật quá thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ đều chú trọng đến việc giải thể những công ty này thay vì tái cơ cấu chúng. Một vài luật khác xung đột với các quy định về đất đai và lao động gây cản trở việc thanh lý tài sản hoặc tạm thời sa thải công nhân tại các nhà máy.

Tháng này, Bộ Tài chính Ấn Độ đã đề xuất cải cách luật phá sản nhằm loại bỏ những rối rắm hiện nay và tạo ra một hệ thống thống nhất để giảm thiểu xung đột giữa các chủ nợ. Ngoài ra, bên cạnh các ngân hàng và tổ chức tài chính, lần đầutiên luật phá sản xếp hạng những tổ chức cho vay không tài sản bảo đảm là đối tượng được chi trả trước tiên, trước cả chính phủ. Một cuộc cải tổ toàn diện như vậy không thể diễn ra quá nhanh. Tài chính của nhiều công ty và các ngân hàng tài trợ cho họ đang ở trong tình trạng tồi tệ. Khoảng 12% tất cả các khoản vay được giải ngân từ ngân hàng thuộc khu vực công của Ấn Độ đều có vấn đề. Đây là con số khá lớn do các ngân hàng khu vực công chiếm 70% cổ phiếu vay nợ (loan stock). Trong bối cảnh đó, sẽ có ích nếu dự luật mới đề xuất đẩy nhanh tốc độ phục hồi và rút ngắn quy trình tái cơ cấu. Dự thảo luật mới đưa ra thời hạn cố định 180 ngày để quyết định số phận của một công ty yếu kém và thêm 90 ngày nếu các chủ nợ mong muốn. Thế nhưng toà án không phải cơ quan duy nhất tụt hậu. Khi đệ trình dự luật cải cách phá sản lên quốc hội vào cuối tháng này, chính phủ Ấn Độ cần phải tự đặt ra thời hạn chặt chẽ nếu muốn dự luật mới được ban hành.

Phương Thùy
The Economist

Tags: india

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc