Báo chí ở Nhật Bản: Bắt được rồi nhé!

Asahi Shimbun. Photo courtesy Kentaro IEMOTO.

Một chuỗi sai lầm hủy hoại tờ báo hàng đầu.

Nguyên tắc của nghề làm báo ở một vài nguồn tin là cứ có ba ví dụ thì hẳn là một câu chuyện đáng tin cậy. Tờ Asahi Shimbun, tờ báo trung tả hàng đầu Nhật Bản, với tổng số phát hành 7,3 triệu bản, đang vật lộn để cứu vãn danh tiếng của mình sau khi giảm một phần ba số lượng bản phát hành. Ngày 14 tháng 9, chính tờ báo đã thừa nhận rằng họ đã ngụy tạo cuộc phỏng vấn với ông chủ của công ty game Nintendo. Tháng 8 và tháng 9 này, tờ báo đã rút lại hai bài báo quan trọng hơn. Bài đầu tiên là về vấn đề “phụ nữ giải khuây”, những phụ nữ bị buộc làm gái mại dâm cho quân đội Nhật trong thời chiến. Bài thứ hai là về thảm họa tại nhà máy hạt nhân Fukushima Dai-ichi vào năm 2011. Điều đáng lo ngại là tờ Asahi, một trong những nhật báo ảnh hưởng nhất Nhật Bản, sẽ phải hạ giọng trong tương lai.

Phe cánh hữu lớn tiếng của Nhật Bản đang hả hê trước khó khăn này của tờ báo. Một nhóm các tạp chí có tư tưởng bảo thủ đã liên tiếp công kích tờ Asahi trong nhiều tháng về vấn đề nô lệ tình dục thời chiến. Bắt đầu từ những năm 1980, tờ báo này đã công bố hàng chục câu chuyện dựa trên lời kể của một cựu chiến binh trong quân đội hoàng gia, Seiji Yoshida. Ông kể lại việc mình đã vây bắt phụ nữ cho các nhà thổ quân đội ở nông thôn Hàn Quốc trong năm 1943-1944. Lời kể của ông bị nghi ngờ, và vào năm 1997, tờ Asahi Shimbun cho biết họ không thể xác minh được câu chuyện đó. Tại thời điểm đó, Takaaki Mizuno, một cựu phóng viên của Asahi, cho biết cánh nhà báo biết rất rõ điều đó có nghĩa là gì, "nhưng không thể có lời giải thích rõ ràng cho độc giả.”

Đầu não của tờ báo được thanh lọc một cách từ từ và đau đớn, sau khi những người liên quan tới việc biên tập câu chuyện đã ra đi. Ngày 11 tháng 9, ban giám đốc tòa soạn đã xin lỗi trên truyền hình. Người biên tập loạt bài cũng bị sa thải. Ngay cả thủ tướng Shinzo Abe cũng can thiệp. Ông nói, Asahi nên giải thích những sai lầm của mình về vấn đề phụ nữ giải khuây với thế giới. Các thành viên cánh hữu trong Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông đang (một lần nữa) kêu gọi sửa đổi một tuyên bố của chính phủ vào năm 1993, thừa nhận trách nhiệm của Nhật Bản đối với vấn đề phụ nữ giải khuây. Bất chấp sự thật lịch sử rõ ràng rằng quân đội hoàng gia Nhật Bản đã ép buộc gái mua vui, tuyên bố này vẫn không thay đổi.

Sai lầm của Asahi trong vụ Fukushima Dai-ichi lại có vẻ khó hiểu hơn. Vào tháng 5, họ tuyên bố rằng những công nhân hoảng loạn đã bất tuân mệnh lệnh và chạy trốn khỏi nhà máy hạt nhân đang bị tê liệt. Trên thực tế, họ chỉ đơn thuần nhầm lẫn về các hướng dẫn, theo như lời kể mới được công bố gần đây của cố quản lý nhà máy Dai-chi. Trong chương trình về công ty Nintendo mà Asahi đã dàn dựng thành một cuộc phỏng vấn, một vài câu bình luận của vị giám đốc điều hành công ty đã được đưa lên mạng.

Một cựu biên tập viên cao cấp của tờ báo nói rằng Asahi Shimbun bây giờ sẽ phải vật lộn để vượt qua những khó khăn này. Nếu có thêm nhiều sự việc được làm sáng tỏ khác, ông nói, nhiều độc giả có thể bỏ rơi tờ báo. Đối thủ cánh hữu của họ, tờ Yomiuri Shimbun, đã nắm lấy cơ hội. Tờ báo có số bản phát hành nhiều nhất thế giới (với 9,2 triệu bản in) đã phát tờ rơi tới độc giả của Asahi liệt kê các lỗi của đối thủ trong vấn đề “phụ nữ giải khuây” và còn kèm một đường dây nóng để độc giả bỏ Asahi mà theo dõi họ.

Những sai lầm của Asahi xảy ra ở đất nước nơi là một trong những thành trì cuối cùng còn niềm tin vào ngành báo. Người Nhật Bản đặt nhiều niềm tin vào các tờ báo hơn là các quan chức địa phương, toà án hoặc cảnh sát. Ngay cả trong thời đại internet, các tờ báo giấy chủ chốt vẫn được gửi tới hòm thư của độc giả. Kaori Hayashi của Đại học Tokyo cho biết, công chúng Nhật nghĩ về báo chí như một lực lượng phục vụ trung thành với đất nước và xã hội. Điều này càng khiến giới truyền thông phục tùng chính quyền.

Tuy nhiên, Asahi đã bạo dạn hơn các tờ báo khác. Những năm qua, tờ báo này đã tố cáo nhiều vụ bê bối chính trị lớn. Nó đã không mù quáng trung thành với hệ thống kisha, tức câu lạc bộ ký giả. Ở đây, chính các tổ chức truyền thông lại hạn chế các nhà báo (không chính thống) được tiếp cận tới các Bộ và các cơ quan chính quyền khác. Khi biên niên sử về cuộc đời Thiên hoàng Hirohito được công bố, chỉ các nhà báo trong kisha của cơ quan nội chính hoàng gia mới được phép tiếp cận tài liệu này, bất chấp tính hấp dẫn trên toàn cầu của cuốn sách. Cả câu chuyện về những phụ nữ giải khuây hay những thông tin mới về vụ Fukushima của tờ Asahi đều không thể khai thác được từ các kisha kia.

Asahi Shimbun giờ đây có lẽ sẽ tăng trưởng chậm hơn. Các vụ bê bối này đã cho ta thấy cách cư xử của một công ty Nhật điển hình hay sự bảo thủ trong phân cấp thứ bậc của các cơ quan nhà nước. Một lý do chính làm Asahi mất nhiều thời gian mới thừa nhận ngụy tạo những câu chuyện về phụ nữ giải khuây là vì các nhà báo liên quan đã thăng tiến nhờ chính các cấp bậc và quyền lực họ có trong tay. Rốt cuộc cánh nhà báo cũng chẳng khác quan chức là mấy.

Vương Thảo
The Economist

Tags: japan

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc