Vì sao Vương quốc Anh đang ve vãn Ấn Độ?

Thủ tướng Anh có chuyến công du 3 ngày tới Ấn Độ, bắt đầu từ Chủ nhật, 6/11 nói chuyện về hình thành "vai trò toàn cầu mới", về tự do thương mại nói chung. Ý tưởng là thúc đẩy mối hợp tác giữa DNNVV hai nước, nhưng việc hình thành mối quan hệ kinh tế khăng khít hơn với Ấn Độ sẽ tỏ ra khó khăn hơn bà May tưởng.

Trên bề mặt, các dấu hiệu có vẻ tốt: Ấn Độ có 1,3 tỷ dân, nhiều trong số đó sẽ trở thành người tiêu dùng tầng lớp trung lưu lần đầu tiên. Nước này đang hình thành thị trường chung cho hàng hóa và dịch vụ, giảm các rào cản bên trong lẫn bên ngoài đối với thương mại và giải quyết nạn tham nhũng và tệ quan liêu. nền kinh tế Ấn Độ trị giá hơn 2.000 tỷ usd, tăng trưởng nhanh nhất thế giới, có lẽ trong nhiều năm tới, và tới 2030 có thể trở thành lớn thứ 3 thế giới. Thủ tướng Narendra Modi muốn tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp hoạt động tại đây, và thu hút thêm nhiều đầu tư nước ngoài và hợp đồng thương mại. Các doanh nghiệp Anh vốn đã là những nhà đầu tư lớn nhất ở Ấn Độ. Hiện nay, Ấn Độ đang mở cửa cho nước ngoài trong một số ngành có thể đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp Anh như bảo hiểm, quốc phòng, đường sắt và bán lẻ. Đồng thời, các doanh nghiệp lớn của Ấn Độ - như Tata, sở hữu Jaguar Land Rover và Tata Steel - có trụ sở ở Anh. London cũng đã trở thành địa bàn cho các doanh nghiệp Ấn, ví dụ trong tư vấn kinh doanh, để tiếp cận thị trường Liên minh châu Âu. Ngôn ngữ chung, cùng các mối liên hệ văn hóa, lịch sử, pháp lý và thể thao chung, cộng với ảnh hưởng của cộng đồng (diaspora) người Ấn ở Vương quốc Anh, hứa hẹn những mối liên hệ khăng khít hơn.

Vì thế, Bà May có lẽ đúng khi reach out, nhưng bất kỳ ai nghĩ rằng sẽ có thành công nhanh chóng sẽ phải thất vọng. Ví dụ, một trong những ưu tiên của Ấn Độ là tránh những phức tạp đối với thỏa thuận thương mại tự do từ lâu đã bị đình trệ với Liên minh châu Âu, bắt đầu đàm phán từ tháng 6/2007. Sau 12 vòng đám phán, mới có một số nhất trí đối với các vấn đề về gạo, đường, dệt may và dược phẩm. Không rõ các nhà đám phán quá mệt mỏi (overstretched) của Ấn Độ có thấy nhiều lợi ích trong việc chuyển một phần nỗ lực sang đàm phán với riêng nước Anh, nhất là khi làm vậy sẽ khó kết thúc đàm phán với thị trường Liên minh châu Âu rộng lớn hơn. Một số điểm tắc nghẽn (sticking point) đó là thuế 150% đối với nhập khẩu whisky từ from Scotland. Tuy nhiên, mối e ngại lớn hơn là thái độ lạnh nhạt của Anh đối với người Ấn muốn du lịch và học tập ở nước này. Dưới thời Đảng Bảo thủ, nước Anh đã có 6 năm qua không hoan nghênh người nước ngoài, chủ yếu từ Nam Á, những người muốn sang học đại học và sau đó sẽ tìm việc làm. Lệ phí visa đắt đỏ (eye-wateringly), thủ tục lấy visa ngày càng khó khăn, sinh viên không có quyền tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, một số tin đồn còn nói rằng sinh viên Ấn xuất sắc được học bổng vào trường Anh nhưng bị từ chối visa. Tinh thần bài ngoại (xenophobia) tăng cao ở Anh cũng làm người Ấn nản lòng.

-> bà May không chỉ nói về đầu tư và thương mại, mà còn nói rõ nước Anh -cụ thể là các trường đại học-sẽ hoan nghênh người Ấn trở lại: du khách, nhập cư, sinh viên và gia đình.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc