Để hiểu điều trần của Facebook

thì đừng nghĩ tới bảo mật hay công nghệ mà cần biết các chính trị gia muốn gì, qua việc hiểu mô hình Peltzman về điều tiết (The Peltzman Model of Regulation and the Facebook Hearings)

Trong mô hình này, các chính trị gia đánh đổi lợi nhuận (doanh nghiệp muốn) và giá dịch vụ thấp hơn (cử tri muốn) để tối đa hóa những gì họ (chính trị gia) muốn, đó là tái đắc cử. Điểm mấu chốt là có lợi ích kinh tế giảm dần đối với chính trị gia ở cả 2 yếu tố này (The key is that there are diminishing returns to politicians in both profits and lower prices.) Ví dụ một ngành cạnh tranh, không mang lại nhiều lợi ích cho chinh trị gia nên họ có thể muốn điều tiết ngành này để nâng giá dịch vụ và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp -> doanh nghiệp sẽ "trả ơn" chính trị gia bằng đóng góp vào các quỹ tranh cử/lobby hoặc chuyển một phần lợi nhuận để trợ cấp cho các cử tri quan trọng nhất của chính trị gia -> người tiêu dùng sẽ khó chịu với giá cao hơn, nhưng nếu giá không bị nâng quá cao so với mức giá ở thị trường cạnh tranh thì lợi ích ròng cho chính trị gia sẽ là dương.

Bây giờ hãy xem xét một doanh nghiệp độc quyền không bị kiểm soát. Một doanh nghiệp độc quyền tối đa hóa lợi nhuận không mang lại nhiều lợi ích cho các chính trị gia. Các chính trị gia sẽ điều tiết doanh nghiệp độc quyền để giảm giá dịch vụ và khuyến khích doanh nghiệp độc quyền này chuyển một phần lợi nhuận để trợ cấp cho các cử tri quan trọng nhất của chính trị gia. Doanh nghiệp độc quyền sẽ bị ảnh hưởng bởi giá dịch vụ thấp hơn nhưng nếu giá không bị hạ xuống quá thấp so với mức giá độc quyền thì lợi ích ròng cho chính trị gia sẽ là dương. (Hơn nữa, một doanh nghiệp độc quyền sẽ không quá phản đối để giảm giá một chút vì họ có thể làm được điều này mà không bị tổn thất quá lớn - chóp lợi nhuận sẽ phẳng).

Với thông tin cơ sở này, các buổi điều trần của Facebook dễ hiểu hơn nhiều. Facebook là một doanh nghiệp độc quyền có lợi nhuận rất lớn mà không có lợi mấy cho các chính trị gia. Mặc dù người tiêu dùng không phải bực bội vì giá cao (do Facebook miễn phí), họ có thể bị làm phiền vì mất sự riêng tư hoặc những vụ bê bối khác. Điều đó đủ để đe dọa (chính trị gia) sẽ điều tiết. Kết quả điều tiết sẽ là Facebook chuyển một phần lợi nhuận cho các quỹ tranh cử và trợ cấp các cử tri chính trị quan trọng.

Ai sẽ được trợ cấp? Hãy nhớ để ý những người chơi quan trọng vì sẽ có rất nhiều và tiền mới chỉ bắt đầu được chi ra, nhưng bên cạnh các quỹ tranh cử hãy chú ý tới các quy định điều tiết, nhất là trong lĩnh vực chính trị, sẽ làm tăng chi phí quảng cáo đối với những kẻ (doanh nghiệp mới) thách thức những doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại ưa thích lợi thế hiện có. Đồng thời theo dõi một thỏa thuận ở đó chính phủ hạn chế điều tiết lợi nhuận để đổi lấy nhiều quyền truy cập dữ liệu của Facebook hơn, bao gồm cả NSA (National Security Agency - Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ), ICE (U.S. Immigration and Customs Enforcement - Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan), cảnh sát địa phương và thậm chí cả cảnh sát nước ngoài. Hãy nhớ rằng các chính trị gia không thực sự muốn bảo mật - hãy nhớ rằng trong năm 2016 Quốc hội cũng đã tổ chức các buổi điều trần về bảo mật và công nghệ. Chỉ có điều, những phiên điều trần này là về cách các công ty công nghệ giữ dữ liệu người dùng của họ... quá bí mật :).

Thành Đạt
MR


Tags: economics

7 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc