Làn sóng bất tận

nguồn NYTimes,

Hữu Hoàng dịch, Minh Thu hiệu đính,

In ‘The Restless Wave,’ John McCain Says America Is Still Exceptional

Trong cuốn sách The Restless Wave (tạm dịch “Làn sóng bất tận”):  thượng nghị sĩ John McCain cho rằng nước Mỹ vẫn theo chủ nghĩa biệt lệ (exceptionalism).

 

 

Senator John McCain has sustained a long political career by seeming to have it both ways: praised as a fiery maverick when times are bland, and as a bipartisan consensus-seeker when they’re not.

Thượng nghị sĩ John McCain đã một sự nghiệp chính trị lâu dài bằng việc dường như đạt được cả hai điều trái ngược: được ca ngợi là một nhà chính trị phi đảng phái khi nền chính trị bình lặng, và là người tìm kiếm sự đồng thuận giữa hai đảng khi nền chính trị bế tắc.

 

 

This isn’t so much an accusation as an observation — one that McCain himself repeatedly alludes to in “The Restless Wave:

Đây không hẳn là một lời cáo buộc, mà  đúng hơn là một quan sát –điều mà chính thượng nghị sĩ McCain liên tục ngầm thể hiện trong cuốn “The Restless Wave:

 

 

Good Times, Just Causes, Great Fights, and Other Appreciations,” his latest collaboration with his former chief-of-staff Mark Salter.

Good Times, Just Causes, Great Fights, and Other Appreciations”, (tạm dịch: “Làn sóng bất tận: thời kỳ hoàng kim, sự nghiệp chính nghĩa, cuộc chiến vĩ đại và những điều đáng trân trọng khác,”) tác phẩm cuối cùng ông là đồng tác giả với cựu chánh văn phòng Mark Salter.

 

 

The ailing McCain, who learned last year that he had brain cancer, makes clear it might also be their last.

McCain, hiện giờ ốm yếu và mới phát hiện mình bị ung thư não hồi năm ngoái, đã nói rõ đây có thể là cuốn sách cuối cùng hai người viết.

 

 

The tough-guy titles of their previous books — “Worth the Fighting For,” “Character Is Destiny” and “Hard Call,” among them — spoke to McCain’s obstinate, martial side.

Những tựa sách cứng rắn trước đây của họ “Worth the Fighting For” (tạm dịch “Đáng để tranh đấu”), “Character Is Destiny” (tạm dịch “Tính cách quyết định số phận”)“Hard Call” (tạm dịch “Quyết định khó khăn”), tất cả đều thể hiện tính cách kiên cường, tinh thần chiến binh của McCain.

 

 

They also exhibited an adamant righteousness that “The Restless Wave,” with its rolling title, occasionally strives for but fails to convey.

Hai tác giả cũng thể hiện một sự chính trực kiên định mà "Làn sóng bất tận", với tiêu đề trùng điệp, đôi khi cố gắng nhưng vẫn không truyền tải được hết thông điệp.

 

 

You can see McCain in this book struggling to reconcile himself to what his Republican Party has largely become, even if he declines to come right out and say so; aside from a pointed rebuke of the Iowa Republican Steve King for his “ethnocentrism” and “crude insults,” McCain mostly resorts to the gentle politicking of the blind item.

Bạn có thể thấy, trong cuốn sách này McCain phải rất vất vả để những điều mình nói phù hợp với những gì Đảng Cộng hòa của ông đã trở thành, ngay cả khi ông từ chối nói thẳng như vậy; ngoại trừ việc thẳng thừng chỉ trích tính “chủ nghĩa dân tộc thượng đẳng” và “những lời lăng mạ thô lỗ” của Thượng nghị sĩ Steve King bang Iowa, trước những vấn đề hóc búa, McCain chỉ nói chuyện chính trị nhẹ nhàng.

 

 

“To refuse the obligations of international leadership for the sake of some half-baked, spurious nationalism cooked up by people who would rather find scapegoats than solve problems is unpatriotic,” he writes in his preface, a scolding he directs at no one in particular.

"Việc từ chối các nghĩa vụ lãnh đạo quốc tế vì mục đích chủ nghĩa dân tộc nửa vời và giả tạo, khuấy động bởi những người thích tìm kiếm vật tế thần hơn là giải quyết vấn đề, đó chắc chắn không phải là lòng yêu nước", ông viết trong lời nói đầu cuốn sách, lời chỉ trích không nhắm tới một cá nhân cụ thể nào.

 

 

One of the striking aspects of this new book is how often McCain — who says his dire medical prognosis leaves him “freer” to speak his mind and vote his conscience “without worry” — insists on playing it safe.

Một trong những khía cạnh nổi bật của cuốn sách mới này là việc McCain thường xuyên giữ giọng điệu an toàn dù ông nói rằng sức khoẻ tiên lượng xấu khiến ông “tự do hơn” và “lương tâm thanh thản” để nói ra suy nghĩ của mình.


The six-term senator from Arizona slips in a few careful mentions of Donald J. Trump, and expresses concern about the rancor that has overtaken the country, but he generally stops short of calling out the president or his cabinet, issuing just a brief eyeroll at the “thoughtless America First ideology” now ascendant in the White House.


Thượng nghị sĩ đã trải qua sáu nhiệm kỳ tại bang Arizona này lỡ lời trong một vài đề cập thận trọng về Donald J. Trump, bày tỏ lo ngại về sự oán hận đang chiếm lĩnh đất nước, nhưng ông thường không mạnh dạn nhắc tới tổng thống hoặc nội các, chỉ hơi chút ngạc nhiên trước “tính thiếu chín chắn của tư tưởng Nước Mỹ trên hết” giờ đây đang lên ngôi tại Nhà Trắng.

 

 

Blink and you might miss his critique.

Lỡ chớp mắt thôi là bạn có lẽ đã để lỡ những dòng chỉ trích này của ông.

 

 

But then “The Restless Wave” seems to be trying to do several things at once: reflect on the past, express gratitude, burnish a legacy.

Nhưng sau đó "Làn sóng bất tận" dường như cố gắng làm nhiều việc cùng một lúc: phản ánh quá khứ, tỏ lòng biết ơn và đánh bóng di sản.

 

 

As the subtitle suggests, this book is largely appreciative.

Như tiêu đề phụ gợi ý, cuốn sách này phần lớn là tán dương.

 

 

McCain, at 81, would prefer to “celebrate a happy life lived in imperfect service to a country made of ideals, whose continued success is the hope of the world,” rather than linger on how the current state of the union might come up short.

Thượng nghị sĩ McCain, ở tuổi 81, mong muốn "ăn mừng vì đã sống một cuộc đời hạnh phúc, được phụng sự một đất nước tạo lập bởi những lý tưởng, mà sự thành công liên tục của nóniềm hy vọng cho toàn thế giới", thay vì dông dài rằng trạng thái đoàn kết này sẽ nhanh chóng chấm dứt.

 

 

“We are living in the land of the free, the land where anything is possible, the land of the immigrant’s dream, the land with the storied past forgotten in the rush to the imagined future, the land that repairs and reinvents itself,” he writes.

"Chúng ta đang sống trên vùng đất tự do, vùng đất của mọi cơ hội, vùng đất những người nhập cư mơ ước, vùng đất có quá khứ bị lãng quên trong cuộc chạy đua đến một tương lai tưởng tượng, vùng đất biết tự sửa sai và hồi sinh," ông viết.

 

 

“We are blessed, and in turn, we have been a blessing to humanity.”

"Chúng ta được ban phước, và đổi lại, chúng ta chính là phước lành cho nhân loại."

 

 

McCain takes to this kind of patriotic hyperbole, and always has.

Cũng giống như mọi khi, Thượng nghị sĩ McCain luôn cường điệu quá mức về tinh thần yêu nước.

 

 

As much as he comes under intermittent fire for being more of an opportunistic flip-flopper than a steadfast straight-talker, he consistently returns again and again to what seems for him to be a core commitment: a fervent belief in American exceptionalism.

Dù đôi chỗ bị chỉ trích là một kẻ dối trá cơ hội hơn là một người bộc trực kiên định, ông luôn quay trở lại với điều cốt lõi: một niềm tin nhiệt thành vào chủ nghĩa biệt lệ của nước Mỹ.

 

 

“Our founding ideals and our fidelity to them at home and in our conduct in the world make us exceptional,” he writes in a chapter that is otherwise about the American use of torture after 9/11.

“Những lý tưởng nền tảng và lòng trung thành của chúng ta đối với những lý tưởng đó tại quê nhà và hay khi chúng ta áp dụng với thế giới, đều khiến chúng ta trở nên đặc biệt,” ông viết trong một chương khác về việc người Mỹ sử dụng biện pháp tra tấn sau ngày 11 tháng 9.

 

 

McCain, who spent five-and-a-half years as a prisoner of war in Vietnam, recalls being disgusted when he learned that the United States was using “enhanced interrogation techniques” like waterboarding, which would fit most people’s definition of “cruel, inhuman or degrading.”

Thượng nghị sĩ McCain, người đã trải qua năm năm rưỡi tù nhân chiến tranh ở Việt Nam, nhớ lại sự ghê tởm khi ông biết rằng Mỹ đang sử dụng "kỹ thuật thẩm vấn nâng cao" như trấn nước, thứ bị mọi người coi là "độc ác, vô nhân đạo hay đê tiện.

 

 

“My captors had, on the whole, treated prisoners more humanely than the American soldiers at Abu Ghraib treated prisoners,” he writes.

Nói chung, những người quản giáo của tôi đã đối xử với các tù nhân nhân đạo hơn những lính Mỹ đối xử với các tù nhân ở nhà tù Abu Ghraib,” ông viết.

 

 

(He recently called on the Senate to reject the nomination of Gina Haspel as director of the C.I.A.; Haspel oversaw a secret prison in Thailand where detainees were tortured.)

(Gần đây ông kêu gọi Thượng viện từ chối đề cử Gina Haspel làm giám đốc CIA; Haspel từng giám sát một nhà tù bí mật ở Thái Lan, nơi các tù nhân bị tra tấn.)

 

 

“The Restless Wave” contains a few other eruptions of unmitigated candor.

"Làn sóng bất tận" còn chứa một vài điểm bùng nổ thẳng thắn khác nữa.

 

 

McCain concedes that the Iraq War, which had his unequivocal support from the very beginning, “can’t be judged as anything other than a mistake.”

Thượng nghị sĩ McCain thừa nhận rằng Chiến tranh Iraq, ngay từ đầu ông dứt khoát ủng hộ, "không thể biện hộ là bất kỳ điều gì khác ngoài một sai lầm."

 

 

But his faith in his country’s beneficence remains undimmed.

Nhưng niềm tin của ông về lợi ích của đất nước không hề bị lu mờ.

 

 

Exceptionalism, for him, apparently has less to do with the harsh reality of what happens when the United States wields its power abroad than the presumed goodness of its intentions.

Chủ nghĩa biệt lệ, đối với ông, rõ ràng không liên quan đến hiện thực khắc nghiệt những gì xảy ra khi nước Mỹ thể hiện sức mạnh tại nước ngoài mà ở mục tiêu tốt đẹp của chúng.

 

 

The country’s behavior, he says, should match its ideals; and when it doesn’t, the exceptionalism still holds — it’s simply a matter of getting the behavior to fall into line.

Theo ông, hành động của một quốc gia nên phù hợp với lý tưởng của quốc gia đó; và khi không được như vậy, chủ nghĩa biệt lệ vẫn đúng — vấn đề đơn giản chỉ là đưa các hành động về những tiêu chuẩn được chấp nhận mà thôi.

 

 

On the subject of Sarah Palin, the gun-toting populist he picked as his presidential running mate in 2008, he expresses little regret, saying he “liked her right away.”

Nói về Sarah Palin, người theo chủ nghĩa dân tuý ủng hộ việc sở hữu súng ông đã chọn để đồng hành trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 2008, ông luyến tiếc nói rằng mình "ngay lập tức thích bà ấy."

 

 

He praises her as “uncannily self-possessed,” a quick study who performed “slightly better” than Joe Biden in their vice presidential debate.

Ông khen ngợi người "có sự bình tĩnh phi thường," một người hiểu vấn đề nhanh đã thể hiện "hơi tốt hơn" so với Joe Biden trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên phó tổng thống.

 

 

(Perhaps realizing how that might be too generous, he adds:

(Nhận ra lời khen này có lẽ quá thoáng, ông nói thêm:

 

 

“At worst, the contest was a draw.”)

"Trong trường hợp tệ nhất, cuộc tranh luận có kết quả hoà.")

 

 

The line from Palin to Trump is one he doesn’t touch, let alone contemplate.

Mối liên hệ từ Palin đến Trump là một trong những điều ông không nhắc đến, để người đọc tự suy ngẫm.

 

 

If there’s a villain in this book it’s “our implacable foe” Vladimir Putin, an “audacious despot” who gets a steady flagellation over the course of two chapters.

Nếu có một nhân vật phản diện trong cuốn sách này thì đó là "kẻ thù sắt đá của chúng ta" - Vladimir Putin, một "kẻ chuyên chế tham vọng", người bị phê phán trong suốt hai chương của cuốn sách.

 

 

McCain admits to receiving the dossier compiled by the former British spy Christopher Steele, outlining Trump’s possible ties to Russia, and passing it on to James Comey, then the director of the F.B.I.

Thượng nghị sĩ McCain thừa nhận đã nhận được hồ sơ do cựu điệp viên người Anh Christopher Steele biên soạn, phác thảo mối quan hệ có thể của Trump với Nga, và ông đã chuyển nó cho James Comey, người khi đó là giám đốc FBI.

 

 

Anyone who doesn’t like what McCain did “can go to hell,” though he underscores that he’s agnostic about the dossier’s contents.

Bất kỳ ai không thích điều này "nên đi chết đi", dù McCain nhấn mạnh mình không biết gì về nội dung của hồ sơ.

 

 

Just like McCain is agnostic about Trump in general.

Cũng như McCain chẳng biết gì về Trump nói chung.

 

 

In his cautious assessment, “it is hard to know what to expect from President Trump.”

Ông thận trọng đánh giá, "thật khó để biết dự định của Tổng thống Trump."

 

 

Seeing McCain strain to be optimistic is almost uncomfortable to read, as he strenuously points to “glimmers of hope” that Trump might yet take on the “moral obligation” of being the “leader of the free world.”

Việc Thượng nghị sĩ McCain cố gắng tỏ ra lạc quan tạo cảm giác không thoải mái cho người đọc, nhất là khi ông nhấn mạnh đến "những tia hy vọng" rằng Trump vẫn có thể nhận lãnh "nghĩa vụ đạo đức" là "lãnh đạo của thế giới tự do".

 

 

What McCain means by this obligation is more American involvement on the world stage, more American intervention.

Với nghĩa vụ này, điều McCain ngụ ý là người Mỹ cần tham gia nhiều hơn trên sân khấu thế giới, cần can thiệp nhiều hơn.

 

 

He’s an unabashed proponent of regime change, and a good portion of “The Restless Wave” is given over to recounting how besieged peoples from other lands have been grateful for American support.

Ông là một người không ngần ngại ủng hộ việc thay đổi chế độ, và phần lớn của "Làn sóng bất tận" kể lại việc những người bị áp bức  ở các quốc gia khác đã biết ơn sự hỗ trợ của người Mỹ như thế nào.

 

 

McCain recalls the hero’s welcome he received in Burma in 2012, after a yearslong campaign on behalf of democracy activists there:

McCain hồi tưởng lại sự kiện ông được chào đón như một vị anh hùng khi đến thăm Miến Điện năm 2012, sau một chiến dịch vận động kéo dài nhiều năm thay mặt cho các nhà hoạt động dân chủ ở đó:

 

 

“There is nothing so rewarding as contributing, even if only in the most modest way, to the defense of another human being’s dignity, all the more so when the person is otherwise a stranger to you.”

"Không có gì xứng đáng hơn việc đóng góp, dù là nhỏ nhất để bảo vệ phẩm giá của người khác, càng ý nghĩa hơn khi người đó là người xa lạ với bạn."

 

 

Assigning a special nobility to his country’s role abroad, even (or especially) now, is a way for McCain to keep believing that Americans are ultimately united, instead of terribly divided.

Ca ngợi vai trò cao quý của nước Mỹ trên thế giới, thậm chí (đặc biệt là) bây giờ, là cách để McCain tin rằng người Mỹ cuối cùng đã đoàn kết, thay vì bị chia rẽ sâu sắc.

 

 

Domestic politics are too disappointing, too grinding, too inglorious.

Nền chính trị trong nước quá thất vọng, quá bế tắc, quá nhục nhã.

 

 

“The Restless Wave” is a wistful book; McCain wants to rally Americans around helping an imperiled world, rather than accept that the call might be coming from inside the house.

"Làn sóng bất tận" là một cuốn sách mơ mộng; thượng nghị sĩ McCain muốn tập hợp người Mỹ giúp đỡ một thế giới đang lâm nguy, hơn là chấp nhận rằng mọi quyết định có lẽ phải xuất phát từ chính quyền.

 

The Restless Wave: Good Times, Just Causes, Great Fights, and Other Appreciations Hardcover – May 22, 2018
by John McCain, Mark Salter
416 pages. Simon & Schuster. $16.35

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc