bài bình sách của Jonathan Mirsky
21 tháng 10 năm 2011
1997): "Liệu còn có nhà lãnh đạo nào khác trong thế kỷ 20 làm được nhiều việc hơn ông nhằm cải thiện cuộc sống của rất nhiều người đến vậy hay không? Liệu còn có nhà lãnh đạo nào khác trong thế kỷ 20 có sức ảnh hưởng to lớn và đáng nhớ đến lịch sử thế giới như vậy hay không?" Câu trả lời có trong cuốn tài liệu khá đầy đủ và chi tiết này, nhưng không dễ đoán như giáo sư danh dự ngành khoa học xã hội của Đại học Harvard Ezra F. Vogel đã nghĩ.
Sau cái chết của Mao Trạch Đông năm 1976, Đặng Tiểu Bình đã trở thành người đứng đầu trong công cuộc cải cách kinh tế làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều người Trung Quốc, mặc dù không phải là đa số. (Vogel thấy người kế nhiệm Chủ tịch Mao, Hoa Quốc Phong, mới là người khởi xướng cải cách.) Đặng Tiểu Bình từ lâu đã là một nhân vật trung tâm trong Đảng Cộng sản. Vogel đã đúng khi cho rằng "trong hơn một thập kỷ trước Cách mạng Văn hoá" — 1966-1976 — "người có trách nhiệm lớn nhất trong việc xây dựng và quản lý hệ thống cũ chính là Đặng Tiểu Bình". Tuy nhiên, hầu hết cuộc đời và sự nghiệp của Đặng Tiểu Bình chỉ chiếm một phần tư trong số 714 trang tiểu sử của Vogel.
Đến năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã trở thành "lãnh tụ tối cao" của Trung Quốc. Vì vậy, ngoài thời gian dài bị quản thúc tại gia và bị đi biệt xứ trong những năm 1967-1973 và trong thời gian 1976-1977, khi Chủ tịch Mao một lần nữa cô lập ông về mặt chính trị, Đặng Tiểu Bình phải cùng chịu trách nhiệm cho sự đau khổ mà Chủ tịch Mao đã gây ra cho Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Ông chắc chắn phải chịu trách nhiệm chính trong vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989.