Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

có tên chữ là Báo Ân Trùng Nghiêm tự, nằm ở làng Chè, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Chùa thờ bà Keo tức bà Pháp Vân là một trong tứ đại Phật Pháp thời cổ ở Việt Nam.


Tương truyền khi Sĩ Nhiếp cho tạc 4 pho Tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện xong thì còn thừa một mẩu gỗ nhỏ nhất ở phần ngọn, người thợ tạc tượng họ Đào đã tạc thành một pho tượng Pháp Vân nhỏ hơn. Các pho tượng trước được chia về các chùa vùng Luy Lâu và đặt tên nôm theo tên làng là: Bà Dâu, Bà Đậu, Bà Tướng, Bà Dàn, còn pho tượng nhỏ nhất làng Keo rước về thờ và gọi là Bà Keo.

Tuy là hóa thân của chị cả Pháp Vân nhưng bà Keo là em út của Tứ Pháp. Tương truyền xưa kia bà Keo cũng được rước về dự hội Dâu mùng 8/4 như các chị, tuy nhiên bà nghịch ngợm nhất, có lần đám rước bà chạy đánh rơi cả mão vào đống phân trâu, sua hàng Tổng Dâu họp không cho bà vào nữa. Từ đó, Bà bái vọng về khu vực Dâu lễ Phật Mẫu chứ không vào chùa Dâu hội họp công đồng với Tứ Pháp như xưa.

photo credit: vuonhoaphatgiao.

Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.  


Bài trước: Chùa Dâu – Niềm tự hào của người Kinh Bắc
Tags: friendtravel

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc