Hãy yêu nước một cách tỉnh táo

shared from fb Anh Pham,
-----
Dạo face thấy một số trí thức hay chém, nhưng thấy không ổn, có lẽ do thiên kiến quá nặng hay thiếu kiến thức lịch sử, kinh tế mà thành? Vài ý là:

1: Rào cản của Trung Quốc là thể chế, không có dân chủ, thành ra kinh tế không thể đuổi kịp Mỹ:

Có lẽ họ không biết là từ những ngày đầu xây dựng Đồng thuận Washington do Mỹ khởi xướng, Trung Quốc là một trong nhiều nước đã không “đồng thuận”. Thay vì theo đề xuất của Mỹ là đổi mới thể chế trước tiên, thì Trung Quốc ưu tiên thực thi đổi mới vi mô, nhờ vậy họ có nền kinh tế phát triển vượt bậc như hôm nay, dù vẫn còn những khiếm khuyết, và phải mất nhiều thời gian thêm nữa mới đạt được mức văn minh xã hội như phương tây. Cũng nên nhớ rằng, một trong những yêu cầu thay đổi của ông Trump “áp đặt” với Trung Quốc là phải có “Structural changes” trong các cuộc thương lượng. Structural changes là gì vui lòng google, bạn sẽ biết ngay thôi. Tất nhiên, với yêu cầu như vậy thì Trung Quốc không dễ gì thoả hiệp, nhất là khi đcs còn nắm quyền bính trong tay.

Theo kinh tế học thể chế mới (new institutional economics), những nhà nước độc tài chính trị nhưng thành công về kinh tế như Trung Quốc, Singapore, Chi Lê…đều là những điển cứu thú vị tốn giấy mực cho các kinh tế gia gạo cuội trên thế giới, cũng như sự thất bại kinh tế của những nhà nước dân chủ không phải là ít như chúng ta thấy.

2: Mỹ không có chiếm lãnh thổ hải ngoại, Trung Quốc thì có nên phải ghét Trung Quốc (Chiếm lãnh thổ, hải đảo của Việt Nam):

Cái này có thể tự google là ra, không cần dẫn chứng ở đây. Có khi lãnh thổ hải ngoại của Mỹ còn nhiều hơn là chủ nghĩa thực dân một thời. Lịch sử là quá trình phức tạp, thành ra nếu nhìn lịch sử qua lăng kính định kiến, không trực kiến thì sẽ không công tâm. Điều này càng nguy hiểm với các trí thức (hay tự xưng thế) nhiều quạt cuồng. Nếu nói đúng về lịch sử, thì nói Hợp chủng quốc Hoa kỳ được bắt đầu từ Diệt chủng quốc Hoa kỳ cũng chẳng sai, phải không?

3: Trung Quốc không tuân thủ luật quốc tế, là kẻ cắp, nên xứng đáng bị trừng trị:

Trong cạnh tranh chính trị toàn cầu các bên đều không chừa thủ đoạn. Chính trị là bỏ qua sự thật. Riêng về kinh tế, lịch sử kinh tế quốc tế chỉ ra rằng chính Columbus lên đường tìm Trung Quốc mà lạc sang Châu Mỹ. Trung Quốc từng là quốc gia giàu nhất thế giới với nhiều phát minh đi trước nhân loại. Và dĩ nhiên, Trung Quốc bị chính các quốc gia phương tây ăn cắp công nghệ thời ấy, nhưng rồi vượt mặt Trung Quốc sau này (thế kỷ mất mát). Cách mạng công nghiệp lần 1, 2…các nước Châu Âu ăn cắp lẫn nhau; Hà Lan là hình mẫu ăn cắp của Anh, đến lượt Anh lại là hình mẫu ăn cắp của Đức…Thế kỷ 19 Đức cử hàng trăm gián điệp công nghệ sang Anh để “học hỏi”. Sau này thì Nhật bắt chước phương tây, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc bắt chước Nhật…Có mỗi Việt Nam là chưa biết bắt chước ai…nên mãi chẳng thèm phát triển.

Riêng Mỹ, sau Thế chiến II dung dưỡng không thiếu các nhà khoa học, kỹ sư thuộc khối Phát xít bại trận để tư lợi cho riêng mình, bất chấp luật pháp quốc tế. Còn tình báo công nghệ của Mỹ chắc chẳng thua kém ai, và họ tồn tại chắc cũng không chỉ để học hỏi đối phương.

Trong cuốn George Soros Nhìn về Toàn cầu hoá (trang 152) có ghi rõ: Mỹ phản đối bất kỳ thoả thuận nào xâm phạm đến lợi ích của mình. Danh sách này rất dài, bao gồm cả Toà án tội phạm quốc tế, Hiệp ước chống mìn sát thương, Nghị định thư Kyoto, nhiều Công ước của ILO cũng như nhiều Công ước chuyên ngành hơn như Công ước về luật biển, Công ước về đa dạng sinh học. Mỹ chỉ gắn chủ quyền và quyền lợi của mình với các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực duy nhất là xúc tiến thương mại quốc tế. Trước sự kiện 11/9, chính quyền Bush thậm chí không muốn chấp nhận những tiêu chuẩn của OECD về giám sát các hoạt động tài chính (Mỹ giản qui tài chính nhiều nhất từ thời Reagan).

Đặt giả thiết, nếu Mỹ ký kết và tuân thủ các Công ước quốc tế, liệu thế giới có xấu đi không?

Sự thật là thế. Cái này không phải bênh TQ mà bài Mỹ, hay ngược lại.

Vậy thế giới sẽ nói gì với Trung Quốc? Hay theo qui luật muôn thủa: Mạnh được yếu thua.

Đảo Falklands của Argentina Anh chiếm đóng chắc ngàn năm chưa đòi được. Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam không thể lãng quên. Đòi được hay không còn do thế nước. Vì vậy, bản chất của quốc phòng không chỉ để xây dựng các lực lượng vũ trang bảo vệ Tổ quốc, mà còn nâng cao sức mạnh quốc gia, trong khi sử dụng các biện pháp ngoại giao một cách khéo léo để không bị "cuốn" vào các cuộc chiến tranh không cần thiết.

Nói theo cách khác, bảo vệ Tổ quốc không chỉ là nhiệm vụ của các người lính, mà là trách nhiệm của những ai yêu nước một cách tỉnh táo.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc