Cuộc bao vây: Trump trong bão dư luận

Michael Wolff trò chuyện với Steve Bannon trong khi chính quyền đang bốc cháy.

nguồn: NYTimes, Quỳnh Anh dịch,

Bạn có thể cho rằng Michael Wolff, tác giả của cuốn sách bom tấn “Bão lửa và Cuồng nộ” với nội dung khắc họa chân dung không mấy sáng sủa của
Tổng thống Trump trong năm đầu tiên ở Nhà Trắng, có thể đã chặn hết đường lùi của mình khiến cho cuốn sách thứ hai về nội bộ chính quyền sẽ trở thành nhiệm vụ bất khả thi.

Thế nhưng không phải đội ngũ của Trump sẽ trở nên kỷ luật và kín tiếng hơn trong năm thứ hai. Như tác giả Wolff giải thích trong cuốn “Cuộc bao vây,” một số người từng hỗ trợ ông trong cuốn sách đầu tiên đã rời chính quyền nhưng vẫn còn nằm trong vòng thông tin, họ cùng tham gia với Wolff trong cái ông gọi là “niềm hứng thú với thảm họa Trump — biết chắc rằng cuối cùng Trump cũng sẽ tự diệt chính mình.”

Một trong những người này là Stephen K. Bannon, ông chiếm vị trí quan trọng trong phần lời cảm ơn của tác giả Wolff, bởi vì “sự tin tưởng và hợp tác của ông” với tư cách “một người dẫn đường bất kỳ ai may mắn có được khi đi xuống thế giới của Trump.” Wolff nói rằng “đó là thước đo nhân cách của Bannon khi ông giữ vững lập trường với nhận xét của mình trong 'Bão lửa và Cuồng nộ' mà không phàn nàn, không ngụy biện hay oán trách.

Đây là một cách thức hết sức kỳ lạ để tỏ lòng biết ơn đối với Bannon, nhân vật mà chính tác giả Wolff gọi là “người được cho có công nhiều nhất” trong việc Trump đắc cử. Suy cho cùng thì Bannon nổi tiếng là người không mấy coi trọng các giá trị truyền thống như “nhân phẩm” hay “niềm tin và hợp tác”.

Cuốn sách “Cuộc bao vây” bề ngoài có vẻ viết về Trump — được miêu tả trong sách là một người không mấy thông minh sáng sủa đang trở nên rất bất ổn dưới áp lực do bị đẩy vào vị trí quyền lực cao nhất — nhưng thế giới quan dẫn dắt trong sách lại rất
giống quan điểm của Bannon. Đây là cuốn tiểu sử chứa nhiều thông tin riêng tư về Trump với ngôn từ dễ hiểu, dễ đọc, cố ý cho thấy Trump, chỉ đơn giản là Trump, đã biến bản thân thành quả tạ hoàn hảo phá vỡ hàng loạt tổ chức.

Có nhiều chi tiết hấp dẫn trong cuốn sách này — nhiều chi tiết trong số đó sẽ được các nhà phê bìnhTrump rất hứng thú — mặc dù có rất nhiều nguồn tin giấu tên, nhưng với thói ngoa ngôn của Trump và tiểu sử làm báo của chính tác giả Wolff, thật khó để biết chi tiết nào tin tưởng được. Sẽ hợp lý hơn nếu đừng quá coi “Cuộc bao vây” là tin tức báo chí, mà hãy coi là một nước đi đầy khoa trương — chiêu trò đánh bóng quá khứ chống lại giới lãnh đạo của Bannon.

Cuốn “Cuộc bao vây” bắt đầu từ tháng 2 năm 2018 và đưa chúng ta đến thời điểm công bố báo cáo Mueller vào tháng 3 vừa qua. Thông tin rò rỉ về cuốn sách nhấn mạnh vào tuyên bố của Wolff rằng nhóm Mueller, vào hồi tháng 3 năm 2018, đã soạn thảo một bản cáo trạng về tổng thống — lời khẳng định này đã bị người phát ngôn của công tố viên đặc biệt bác bỏ.

Với những ai mong muốn điểm lại năm vừa rồi, tác giả Wolff lần theo các vụ bê bối đáng xấu hổ khiến người ta hoang mang (hoặc ít ra là những sự vụ nổi nhất — ai đếm được có bao nhiêu vụ?). Chẳng hạn: Vụ kiện của Stormy Daniels. Trump khăng khăng rằng ông có thể, nếu cần, tự ân xá cho bản thân. Bí ẩn trong chuyện Melania phải nhập viện (tác giả Wolff dường như không biết tại sao Melania phải nhập viện). Vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Lãnh sự quán Ả Rập Saudi ở Istanbul và Jared Kushner “trong một cuộc trò chuyện ngoài lề với một phóng viên” cố gắng bảo vệ hoàng gia Saudi bằng cách gán cho Khashoggi là một kẻ khủng bố.

Trong câu chuyện này, Kushner có lẽ là nhân vật đáng buồn nhất trong tất cả: một kẻ mưu mô bất lương. Wolff kể rằng Kushner không qua được kiểm soát an ninh thông thường và chỉ được miễn xá nếu Trump can thiệp (tác giả gọi sự việc này là “một sự thật bị Kushner và vợ không ngần ngại bác bỏ”). Rắc rối với bất động sản phức tạp của gia đình Kushner đã được giải quyết một cách bí ẩn khi một công ty đầu tư có trụ sở tại Toronto làm việc với một số quỹ tài sản nước ngoài bước vào để bảo lãnh Kushner. Wolff còn để cho Kushner xin lời khuyên của Henry Kissinger về các vấn đề quốc tế, thậm chí đưa ra đề nghị tiến cử Kissinger làm ngoại trưởng của Trump ngay sau cuộc bầu cử năm 2016; vào thời điểm đó, Kissinger đã 94 tuổi.

Wolff tuyên bố rằng Kushner đại diện cho “chủ nghĩa toàn cầu tự do”, mặc dù không có nhiều bằng chứng, thay vào đó tác giả lặp lại giả thuyết yêu thích của Bannon rằng hành vi của Kushner cho thấy mức độ giả tạo của “bộ mặt thật cực kỳ ích kỷ của chủ nghĩa tự do toàn cầu.” Phản bác điều này, Bannon xác định “đảng nông dân” của riêng mình, với “tính trung thực nông dân, trí tuệ nông dân và lòng trung thành nông dân,” gợi cho Wolff đưa ra một so sánh vô cùng mỉa mai hoặc vô tình hài hước khi so Bannon với Tolstoy.

Hầu như ko có bất kỳ phân tích chính trị nào trong cuốn sách, nhưng đó là ý đồ của tác giả. Wolff cho hay: “Trọng tâm cuốn sách là trải nghiệm dưới thời Trump làm tổng thống: “một nhà nước cảm tính chứ không phải là một nhà nước chính trị.” Chính sách, ra quyết định, bất kỳ điều gì đòi hỏi dù chỉ một chút chú ý đến chi tiết — được thực hiện, hết mức có thể, mà không có Trump, Wolff nói. Nhân viên của tổng thống coi việc của mình là giữ Trump trong “bong bóng” của bản thân, cho Trump ngồi chơi xơi nước hằng đêm và nịnh bợ cái tôi của Trump bằng các cuộc điện đàm dài với người dẫn chương trình Sean Hannity của kênh Fox News. Wolf viết: vào những ngày tốt lành, tổng thống đến văn phòng muộn và được sắp xếp qua một loạt các cuộc họp đã được dàn xếp mang tính an ủi để giữ Trump bận rộn: “Trump xao lãng là Trump vui vẻ.”

Dù đã rời Nhà Trắng từ năm 2017, Bannon khi đó rõ ràng vẫn duy trì một số mối liên hệ, vui vẻ từ ngoài quan sát sự hỗn loạn và xuất hiện trước hội đồng đặc biệt năm lần — hoặc có thể là tám, Wolff nói, theo một số thông tin mật từ “đối thủ của Bannon.” Bannon có vẻ thoải mái bày tỏ thái độ khinh miệt đối với hầu hết tất cả mọi người — không chỉ với tổng thống ông từng hỗ trợ đắc cử. (Dù vậy Bannon thể hiện một mức độ kính trọng đối với Vladimir V. Putin — “một người mạnh mẽ” — và, trong phần có lẽ gây sốc nhất của cuốn sách, Nancy Pelosi, vì đã không mời Trump đưa ra phát biểu Thông điệp Liên bang vào tháng Một và do vậy xúc phạm Trump bằng thứ ngôn ngữ Trump hiểu rõ nhất: sự xỉ nhục. “Bà ấy thật ra trò [*cảm thán*],” Bannon hào hứng nói.)

“Cuộc bao vây” giống như một lời chế nhạo tổng thống dài 300 trang — đến từ Wolff hoặc từ Bannon, dù họ dường như hợp tác đến mức độ mà sự khác biệt không thực sự quan trọng. Trong phần mở đầu cho bản bìa mềm của “Bão lửa và Cuồng nộ,” tác giả Wolff khoe khoang về cách ông “chạy quanh hệ thống, khiến bộ máy báo chí cũng như Nhà Trắng bất ngờ,” ông chế giễu “báo chí quan liêu” vì đầu tư vào những phẩm chất như tính bảo mật và tính chính trực.

Vì vậy, giờ đây Wolff có thể sẽ có một cuốn sách bán chạy, và Bannon, người khoe khoang về việc liên lạc với Trump thông qua các phương tiện truyền thông, có chỗ để cho Trump thấy ai mới là người có quyền lực. “Bannon tin rằng ông mới là người mang định mệnh dân túy chứ không phải Donald Trump,” Wolff viết, với chi tiết Bannon thậm chí còn thích thú ý tưởng trở thành ứng cử viên tổng thống vào năm 2020. Bannon có thể viết nhiều và cảm tính về tầng lớp lao động da trắng của đất nước — tác giả yêu mến gọi họ là “những kẻ ăn hại”— nhưng ông coi họ là người cực kỳ đáng tin cậy, khiến họ nổi giận với những câu chuyện về các đoàn người nhập cư và những kẻ thù của cuộc chiến thương mại trong khi không đưa ra cái gì khác vững chắc ngoài hình ảnh ánh lửa khi chính quyền bốc cháy.

Wolff kể rằng Bannon đã tới ở trong một bộ khách sạn trị giá 4.500 đô la một đêm ở London — không giống những người nông dân điển hình, mà Bannon suy nghĩ giống như một trong những kẻ đầu cơ tài chính mà chính ông đang chống lại. Do vậy, bất hạnh của Trump có thể trở thành cơ hội của Bannon. Như Bannon nói với Wolff, trong một đoạn độc thoại dài năm trang: “Tôi sẽ che đậy nhược điểm của mình.”

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc