Cơn khát trái phiếu doanh nghiệp: “Bom” nổ chậm?

shared from fb Giang Le,
-----
Mấy tháng gần đây đọc những tin về thị trường trái phiếu doanh nghiệp VN bùng nổ tôi rất ngạc nhiên về mức độ "cởi mở" của các cơ quan quản lý nhà nước. Nhìn chung trong lĩnh vực tài chính VN khá thận trọng, thậm chí quá "hà khắc" trong việc quản lý các hoạt động và sản phẩm tài chính. Nhưng dường như các nhà quản lý đã bật đèn xanh cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển tự do dù các khung khổ pháp lý và quản lý còn rất lỏng lẻo, thậm chí chỉ đang trong giai đoạn dự thảo (xem bài báo).

Tại sao lại có sự "cởi mở" này? Phải chăng vì nhu cầu vốn của nền kinh tế tăng cao nhưng hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán không đáp ứng được nên các nhà quản lý "làm ngơ" để các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp BĐS, có cửa huy động vốn? Hay vì các ngân hàng và các công ty chứng khoán "khám phá" ra một kênh kiếm tiền mới (bảo lãnh/tư vấn phát hành) đã nhanh nhạy nhảy vào trước khi các cơ quan quản lý kịp trở tay? Tôi không có câu trả lời nhưng tôi đồng ý với ông Vụ phó Nguyễn Hoàng Dương là các nhà đầu tư cá nhân phải hết sức thận trọng.

Một điểm nữa tôi cũng ngạc nhiên là đến giờ này chưa thấy SSC lên tiếng. Việc phát hành trái phiếu ra công chúng như hiện nay hoàn toàn giống IPO cổ phiếu. Nên nhớ "chứng khoán" bao gồm cả cổ phiếu lẫn trái phiếu, do đó SSC phải là đầu mối quản lý việc doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Nhất là SSC phải có trách nhiệm bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ không có nhiều kiến thức và đang bị các ngân hàng/công ty chứng khoán "dụ khị".

Ở Úc ASIC (tương đương như SSC của VN) quản lý rất chặt việc phát hành trái phiếu ra công chúng. Các công ty phải nộp hồ sơ (prospectus, financial disclosures) cho ASIC và tuân thủ nhiều qui định của ASIC (dựa trên Corporate/Consumer Laws) bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Vì những qui định rất chặt chẽ và nặng nề như vậy nên phần lớn trái phiếu doanh nghiệp ở Úc được phát hành dưới dạng private placement cho các nhà đầu tư tổ chức hoặc chuyên nghiệp (accredited investors) với các khoản đầu tư tối thiểu là AU$500,000. Không chỉ Úc, Mỹ và đa số các nước phát triển khác cũng vậy, trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu do các nhà đầu tư tổ chức nắm giữ, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ được mua bán tự do trên thị trường chứng khoán (exchange trade bonds).

Một điểm khác biệt nữa là đa số các loại trái phiếu doanh nghiệp phát hành ở Úc và các nước phát triển khác có đánh giá tín nhiệm (credit rating). Chỉ có chưa đầy 1% số trái phiếu được phát hành non-rated mà chủ yếu cho private placement. Mặc dù lĩnh vực credit rating (cho corporate bond) có nhiều bất cập (mà tôi đã viết vài lần), đây là một biện pháp quan trọng để bảo vệ các nhà đầu tư, nhưng ở một khía cạnh rất khác so với nhiều người nhầm tưởng.

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc