Coronavirus góc nhìn từ Quản trị phòng ngừa rủi ro

shared from fb Lý Xuân Hải,
-----
Coronavirus góc nhìn từ Quản trị phòng ngừa rủi ro (P.2)

4. Phản ứng dây chuyền: bom nguyên tử và dịch bệnh.
a. Phản ứng dây chuyền:
Ví dụ kinh điển của phản ứng dây chuyền là phân hạch của nguyên tử Uran U235 dưới tác động của neutron. Khi một neutron kết hợp với một hạt nhân U235 thì U235 sẽ vỡ ra (phân hạch), sinh ra các hạt nhân con và cỡ 2-3 neutron mới đồng thời giải phóng năng lượng. Những neutron thứ cấp này nếu gặp được hạt nhân U235 khác thì sẽ gây ra phân hạch hạt nhân đó. Như vậy từ 1 neutron, ta có 2-3 neutron, 2-3 neutron này lại tạo ra 4-9 neutron, 4-9 neutron này tạo ra 8-27 neutron khác... và cứ như thế có thể giải phóng một lượng neutron khổng lồ trong một khoảng thời gian ngắn: một vụ nổ nguyên tử. (Hãy nhớ về câu chuyện bàn cờ tướng: khi anh nông dân làm nhà vua sạt nghiệp chỉ bằng cách yêu cầu nhà vua ô thứ nhất 1 hạt lúa mỳ, ô thứ 2 gấp đôi, ô thứ 3 gấp đôi ô 2... và ô 64 là 2 luỹ thừa 64 hạt). Tuỳ vào các chỉ số (*): số lượng neutron giải phóng mỗi lần, xác suất neutron gặp nguyên tử phóng xạ, khối lượng, mật độ, hình dạng, mức độ làm giàu, độ tinh khiết, nhiệt độ, và môi trường xung quanh mà quá trình này diễn ra nhanh, chậm và giải phóng năng lượng khác nhau. Trong số đó khối lượng và mật độ U235 có vai trò quan trọng nhất. Khối lượng tối thiểu cũng như mật độ tối thiểu cần thiết để phản ứng dây chuyền biến thành vụ nổ nguyên tử gọi là khối lượng và mật độ tới hạn.

b. Vụ nổ hạt nhân nguyên tử: Các chỉ số (*) trên tạo ra hệ số nhân neutron hiệu dụng K.
K<1: chuy="" d="" n="" ng="" ph="" span="" t.="" t="" y="">
K=1: Phản ứng dây chuyền tự duy trì. Đây là trạng thái cần duy trì trong nhà máy điện hạt nhân.
K>1: Phản ứng dây chuyền bùng nổ không kiểm soát. Đó chính là nguyên tắc làm bom nguyên tử (bom A) khi đạt khối lượng tới hạn và mật độ tới hạn của nguyên tử phóng xạ.

c. Dịch bệnh: quá trình một đợt dịch bệnh lây lan và diễn ra không khác gì phản ứng dây chuyền nêu ra ở trên. Hậu quả tàn phá của đại dịch cũng hoàn toàn tương tự giữa vụ nổ bom hạt nhân và đại dịch. Khái niệm hệ số lây lan K có thể áp dụng cho dịch bệnh:
K<1: ch="" d="" m="" s="" span="" t.="">
K=1: dịch sẽ duy trì.
K>1: dịch thành đại dịch.



- Hệ số lây lan K của dịch bệnh tỷ lệ thuận với: Tần suất người khoẻ gặp người bị bệnh, số lượng người tập trung ở một khu vực, mật độ người tại một khu vực. Trong đó mật độ và số lượng người bị bệnh như những nguyên tử phóng ra neutron ở đây là virus gây bệnh đóng vai trò cực kỳ quan trọng.

- K tỷ lệ nghịch với: Mức độ thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay, giữ vệ sinh cá nhân, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng của môi trường v.v.

Để giảm hệ số K các biện pháp áp dụng có thể bao gồm, nhưng không hạn chế chỉ bởi, các biện pháp sau: Chuẩn bị sẵn sàng khu vực cách ly người bệnh, người nghi ngờ bị bệnh hay người từ vùng dịch bệnh... không để quá tải và người bệnh không được cách ly chăm sóc, hạn chế họp hành trong những khu kín nhất là điều hoà trung tâm, không tụ tập đông người, cho học sinh sinh viên nghỉ học để không tạo thành những khu vực “khối lượng tới hạn”, thường xuyên đeo khẩu trang, rửa tay, giữ vệ sinh cá nhân. tránh để mỗi người trở thành một “nguyên tử phóng xạ” tạo phản ứng dây chuyền, để moi trường sống thông thoáng, ấm áp và có độ ẩm phù hợp... đều làm giảm K.

Đặc biệt quan trọng là không để số người bị bệnh quá nhiều (số lượng tới hạn) và mật độ tập trung quá đông (mật độ tới hạn). Hai yếu tố này mà cùng tồn tại sẽ là điều kiện tiên quyết để mất kiểm soát và đại dịch xảy ra. Hãy nhìn xem: đại dịch luôn gắn với những nơi có 2 yếu tố này.

Khi ấy một vụ nổ nguyên tử sẽ xảy ra: Đại dịch. Nó sẽ tàn phá xã hội như vụ nổ bom nguyên tử với số lượng người bị dịch giết chết có thể hàng trăn ngàn, hàng triệu, hàng chục triệu người.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc