Mặt trái của mạng xã hội

shared from fb Sơn Đức Nguyễn,
-----
CEO của Disney đã lên tiếng chỉ trích mặt trái của mạng xã hội là nguyên nhân tiếp tay để gây ra thông tin sai lệch (miscommunication), phát tán cái ác (allowing hate to spread) và đặc biệt là mầm mống nuôi dưỡng tư tưởng hèn hạ tiểu nhân (vile ideology). Ông ví von rằng kẻ có lẽ yêu thích mạng xã hội nhất nếu còn sống chính là Hitler (He would have loved social media). Lịch sử cho thấy Adolf Hitler chính là bậc thầy về tâm lý học khi vận dụng siêu việt những kiến thức hiểu biết về tâm lý hành vi con người để nuôi dưỡng tư tưởng chỉ có chủng tộc của người Đức là tinh hoa, xem người Do Thái & các chủng tộc khác là những kẻ thù lớn nhất của nước Đức. Chính nhờ thành công trong việc gieo rắc tư tưởng kỳ thị chủng tộc cực đoan này mà Hitler với tư cách là lãnh tụ của đảng Nazi (viết tắt của đảng Quốc Xã Đức) đã phát động cuộc chiến tranh Thế giới lần thứ hai đẫm máu gây ra cái chết của khoảng 12 triệu người. Các nạn diệt chủng kinh hoàng này bắt đầu từ một tư tưởng cực đoan của một cá nhân cực đoan.
Ai đã từng xem bộ phim được giải Oscar có tên The Pianist sẽ thấy rùng mình vì sự tàn khốc của cái gọi là phát xít cực đoan. Khi nhiễm tư tưởng này, một người bình thường trở nên tàn ác lạnh lùng một cách khó giải thích. Trong môi trường mạng xã hội ngày nay một tư tưởng mới dễ có cơ hội phát tán lây lan hơn nhiều. Xã hội càng hoảng loạn, nó càng dễ phát tán. Khi đã nhiễm, con người trở nên mụ mị và dễ dàng nổi giận với những gì đi ngược lại với những gì họ tin là đúng. Cho dù nhiều khi ý kiến ngược lại đó rất khách quan và được nói ra từ những người ôn hoà tử tế. Điều này thật đáng buồn vì nó huỷ diệt những ý kiến có tâm của những người có trí. Vì đám đông nổi giận không cho họ làm điều đó.

Càng sống trong thế giới đa chiều về thông tin, con người càng cần kỹ năng về tư duy biện chứng (critical thinking). Giờ đây tờ báo Daily news mang tên Facebook dù muốn hay không, đang có tác động nhất định đến cách chúng ta nhìn nhận về thế giới này. Nếu không có kỹ năng đọc và tiếp nhận thông tin, chúng ta vô tình trở thành nạn nhân của tin giả, tin vô bổ hoặc thậm chí nạn nhân của “tiểu nhân nguy hiểm để cầu may”. Càng dễ dãi với sự tung hô, càng dễ rơi vào thái cực cực đoan yêu ghét bất chợt như đô thị hình sin. Sự ổn định bình tĩnh về cảm xúc mới thực sự đáng để ôm giữ.

Nếu đến Berlin, bạn không thể không thăm những di tích lịch sử. Bức tường Berlin ngăn cách Đông Tây tràn ngập ảnh và di tích về những câu chuyện sự thật trần trụi về cuộc chiến tâm lý các nhà lãnh đạo bờ Đông đã dựng lên. Sống trong nghèo nàn nhưng người dân nghĩ rằng họ đang ở thiên đường. Nghĩa trang tưởng niệm diệt chủng những người Do Thái là bằng chứng khủng khiếp gây ra từ một tư tưởng phân biệt chủng tộc của một cá nhân. Và ngôi biệt thự trong rừng ở Posdam, nơi ghi những câu nói những hình ảnh về Posdam Confernece lịch sử. Các sự kiện lịch sử về bản chất hình thành từ những tư tưởng của các cá nhân. Người dân, đám đông nếu may mắn được ảnh hưởng từ tư tưởng nhân văn của cá nhân kiệt xuất. Nước Đức những năm 1930 không có may mắn đó.

Đã từng có dịp tiếp xúc với các doanh nghiệp Đức, tôi cảm nhận rằng hai từ người Đức muốn lảng tránh nhất trong các cuộc nói chuyện chính là Nazi và Hitler. Họ đã từng là nạn nhân của một tư tưởng cực đoan. Và họ chỉ nhận ra điều này khi nhìn lại lịch sử đen tối đã qua từ lâu.

Có ý thức về một hệ tư tưởng hướng thiện, chăm sóc nó hằng ngày, cảnh giác với vile ideology là một điểm bắt đầu.

Mr. BrandSon
Interloka Brand Agency

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc