"Điểu tận Cung tàng" nghĩa là gì?

"Điểu tận Cung tàng" nghĩa là: khi chim đã chết thì người ta vất cung đi một nơi mà không dùng đến nữa; "Được chim bẻ ná, được cá quăng nôm".

Nguyên câu Hán văn: "Giảo thổ tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàng; địch quốc phá, mưu thần vong".
Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ thịt; chim bay cao chết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong, mưu thần bị giết".

về sự tích Việt vương Câu Tiễn chiếm được nước Ngô, đã giết hại Đại phu Văn Chủng (Tướng quốc Phạm Lãi may đã nhận ra sự "không vui" của nhà vua khi bày tiệc rượu trên Văn đài nước Ngô, và cáo quan từ trước):

Một hôm, Câu Tiễn đến thăm bệnh Văn Chủng, bảo:
- Ta nghe người chí sĩ không lo cái thân mình chết mà lo cái đạo mình không được thực hành. Nhà ngươi có 7 thuật, ta mới thi hành có 3 mà Ngô đã bị diệt, còn thừa 4 thuật, nhà ngươi định dùng làm gì?
Văn Chủng đáp:
- Tôi cũng không biết dùng làm gì cho được!
Câu Tiễn nói:
- Hay nhà ngươi đem 4 thuật ấy mà mưu hộ cho tiền nhân nước Ngô ở dưới âm phủ, phỏng có nên chăng?
Nói xong, lên xe đi về; bỏ thanh kiếm đeo lại chỗ ngồi. Văn Chủng cầm lấy xem thấy vỏ kiếm có đề chữ Chúc Lâu, là thanh kiếm của Phù Sai đưa cho Ngũ Viên tự tử khi trước. Văn Chủng ngửa mặt lên trời than:
"Cổ nhân có nói "Ơn to thì không báo nữa", ta không nghe lời Thiếu Bá (2) đến nỗi bị giết, chẳng cũng ngu lắm ru!".

Văn Chủng nói xong, cầm kiếm tự tử.

xem thêm ở covattinhhoa, để biết các ví dụ lưu bang-hàn tín; nguyễn ánh-đặng trần thường...
Tags: phrase

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc