Vì sao trên mạng ai cũng là "chuyên gia"?

share from fb Cường Việt Nguyễn,

Chưa khi nào trên facebook lại có nhiều tranh luận liên quan đến việc phòng chống bệnh dịch như hiện nay. Mình thấy một số người người tranh luận gay gắt, thậm chí đấu tố lẫn nhau. Ai cũng đều có lý lẽ và bằng chứng của mình. Tâm lý học chỉ ra rằng mọi người có xu hướng tin rằng mình đúng và tìm kiếm những thông tin ủng hộ niềm tin của bản thân. Đa phần chúng ta tin rằng khả năng hay IQ của bản thân ở mức khá, dù trên thực tế thì có tới một nửa chúng ta ở mức dưới trung bình. 

Có nhiều thí nghiệm tâm lý chứng minh đều này. Chẳng hạn Kruger và Dunning (1999) "Unskilled and Unaware of It: How Difficulties in Recognizing One's Own Incompetence Lead to Inflated Self-Assessments" cho các sinh viên làm các bài kiểm tra về ngôn ngữ và suy luận logics, sau đó yêu cầu họ tự đánh giá xem bản thân xếp ở mức nào so với các bạn cùng lớp. Kết quả cho thấy tất cả sinh viên đều cho rằng mình xếp ở mức phân vị 60-70%, tức là mọi người nghĩ mình thuộc nhóm trung bình khá, dù trên thực tế thì 2/3 số sinh viên có khả năng dưới mức phân vị 70%. Mọi người đều ảo tưởng rằng mình có thể trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Điều thú vị là nếu được đào tạo về lĩnh vực đó thì mọi người sẽ trở nên khiêm tốn hơn. Họ sẽ giảm mức đánh giá bản thân từ nhóm 70% trở lên xuống thành nhóm quanh trung vị. Có nghĩa là sau khi thực sự hiểu biết về một lĩnh vực nào đó thì mọi người sẽ trở nên khiêm tốn hơn vì biết được những khó khăn thực tế của lĩnh vực đó.

Kruger và Dunning sau này cho rằng những người không có kiến thức và những người uyên bác là những người đánh giá đúng nhất khả năng của họ. Nhóm ảo tưởng nhất là nhóm có một chút ít kiến thức. Họ cho rằng mình không khác gì chuyên gia hàng đầu. Điều này phần nào lý giải tại sao gần đây xuất hiện nhiều chuyên gia dịch tễ. Bản thân mình cũng vài lần trở thành chuyên gia dịch tễ online 🙂.
-----
Kruger J1, Dunning D.

People tend to hold overly favorable views of their abilities in many social and intellectual domains (lĩnh vực xã hội và tri thức). The authors suggest that this overestimation occurs, in part, because people who are unskilled in these domains suffer a dual burden: Not only do these people reach erroneous conclusions and make unfortunate choices, but their incompetence robs them of the metacognitive ability to realize it. Across 4 studies, the authors found that participants scoring in the bottom quartile on tests of humor, grammar, and logic grossly overestimated their test performance and ability. Although their test scores put them in the 12th percentile, they estimated themselves to be in the 62nd. Several analyses linked this miscalibration to deficits in metacognitive skill, or the capacity to distinguish accuracy from error. Paradoxically, improving the skills of participants, and thus increasing their metacognitive competence, helped them recognize the limitations of their abilities.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc