Từ Bonn đến Vienna: theo dấu chân Beethoven

nguồn: NYTimes,

Sơn Phạm dịch

Photo courtesy a.canvas.of.light.
 

From Bonn to Vienna, in Search of Beethoven, the Man

Từ Bonn đến Vienna: theo dấu chân Beethoven

 

 

It’s the composer’s 250th birthday, and a pilgrimage shines new light on his art and life.

Năm nay kỷ niệm sinh nhật lần thứ 250 của nhà soạn nhạc, và dưới đây là cuộc hành hương soi chiếu ánh sáng mới về nghệ thuật và cuộc đời ông.

 

 

Even the most casual visitor to Vienna can’t help but be bombarded by the city’s Mozart-industrial complex.

Ngay cả du khách tình cờ nhất đến Vienna cũng không thể không bị ngộp trước sự tấn công vũ bão của "ngành công nghiệp Mozart" tại thành phố này.

 

 

Mozart’s face peers out from the wrappers of ubiquitous chocolate-covered candies called Mozart Kugeln, grand cafes offer Mozart tortes, and souvenir shops sell Mozart key chains, stuffed Mozarts, and even Mozart rubber duckies.

Khuôn mặt Mozart có thể được nhìn thấy ở khắp nơi: từ những giấy gói kẹo-phết-sô-cô-la phổ biến có tên là Mozart Kugeln, những quán cà phê lớn bán bánh quy Mozart, và các cửa hàng lưu niệm bán chuỗi khóa Mozart, Mozart nhồi bông và thậm chí cả vịt cao su Mozart.

 

 

Hawkers outside major sights aren’t pushing hop-on, hop-off bus tours, but tickets to touristy concerts dominated by Strauss waltzes and, yes, the music of Mozart.

Người bán rong bên ngoài các điểm tham quan lớn không chào mời các tour du lịch xe buýt hop-on, hop-off, mà là vé tới các buổi hòa nhạc (ăn theo du lịch) hầu hết toàn diễn các điệu waltz của Strauss và, hẳn nhiên là, âm nhạc của Mozart.

You can’t help but wonder: What about Beethoven?

Bạn không thể không tự hỏi: thế còn Beethoven thì sao?

 

 

Don’t get me wrong.

Đừng hiểu lầm tôi.

 

 

I love Mozart, and it’s charming to see the city where he spent the last decade of his life celebrating him with so much kitsch.

Tôi yêu Mozart, và thật tuyệt khi thấy thành phố nơi ông ấy dành cả thập kỷ cuối đời kỷ niệm ông với nhiều vật lưu niệm đến vậy.

 

 

But Beethoven spent his last 35 years there, and it was in Vienna that he wrote or premiered most of his major works — including all nine symphonies — and changed many of our ideas about music, art and genius.

Nhưng Beethoven đã dành 35 năm cuối đời ở đây, và chính Vienna là nơi ông đã soạn hoặc công chiếu hầu hết các tác phẩm lớn của mình — gồm tất cả chín bản giao hưởng — và thay đổi nhiều quan niệm của chúng ta về âm nhạc, nghệ thuật và thiên tài.

 

 

Yet outside the loftier precincts of the city’s museums and concert halls, he is far less visible.

Tuy nhiên, bên ngoài khu vực trang nghiêm của bảo tàng và phòng hòa nhạc thành phố, Beethoven dường như vô hình.

 

 

But why?

Vì sao vậy chứ?

 

 

Beethoven is one of the most-recognizable, most-performed composers in the world.

Beethoven là một trong những nhà soạn nhạc nổi tiếng nhất, được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới.

 

 

His music, and the story of how he fought off despair as he lost his hearing and composed masterpiece after masterpiece, still inspires.

Âm nhạc của ông, câu chuyện về cách ông cưỡng lại nỗi tuyệt vọng khi bị điếc và sáng tác hết kiệt tác này đến kiệt tác khác, vẫn truyền cảm hứng dạt dào.

 

 

But he could be a notoriously difficult man.

Nhưng có lẽ ông là một người rất khó tính.

 

 

And if the modern Mozart myth got a boost from the Oscar-winning 1984 film “Amadeus,” the Beethoven biopic that followed, “Immortal Beloved,” failed to ignite in the same way.

Trong khi huyền thoại về Mozart được khơi gợi sống động từ bộ phim “Amadeus” đạt giải Oscar năm 1984, bộ phim “Immortal Beloved” ("Người bất tử đáng yêu") về cuộc đời Beethoven không làm bùng cháy lên các cảm xúc như vậy.

 

 

The most successful recent Beethoven film?

Bộ phim thành công gần đây nhất về Beethoven?

 

 

That comedy about a St. Bernard.

Đó là bộ phim hài về Thánh Bernard.

 

 

But this year the Beethoven story is being retold to a new generation.

Nhưng năm nay, câu chuyện về Beethoven đang được kể lại cho một thế hệ mới.

 

 

The 250th anniversary of his birth in 1770 is being celebrated all over the world: concert halls are programming marathons of his music; museums are launching exhibitions; and new boxed sets of his complete works are being released by Warner Classics (on 80 CDs) and Deutsche Grammophon (on 118).

Các buổi lễ kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông (sinh năm 1770) đang được tổ chức trên toàn thế giới: các phòng hòa nhạc lên lịch biểu diễn hàng loạt các tác phẩm của ông; bảo tàng lên kế hoạch tổ chức các buổi triển lãm; và các bộ đĩa các tác phẩm trọn vẹn của ông đang được Warner Classics và Deutsche Grammophon phát hành.

 

 

So the time seemed ripe for a pilgrimage in search of Beethoven, the man.

Có vẻ như thời gian đã chín muồi cho một cuộc hành hương "theo dấu chân Beethoven".

 

 

Starting out in the house in Bonn, Germany, where he was born to a family of downwardly mobile court musicians, I set out on a Beethoven odyssey, from the scenes of his upbringing to the places in and around Vienna where he lived and worked, despaired and triumphed.

Bắt đầu từ ngôi nhà ở Bonn, Đức, nơi ông được sinh ra trong một gia đình nhạc sĩ cung đình, tôi khởi hành cuộc phiêu lưu "theo dấu chân Beethoven", từ những nơi ông sinh ra và lớn lên đến những nơi trong và quanh Vienna nơi ông sống và làm việc, tuyệt vọng và khải hoàn.

 

 

(To see where Beethoven gave a concert for world leaders during the Congress of Vienna, I even took a tour of the Austrian parliament; ask me how a bill there becomes a law.)

(Để xem nơi Beethoven biểu diễn cho các nhà lãnh đạo thế giới trong thời gian Đại hội Vienna*, tôi thậm chí đã tham quan quốc hội Áo; thử hỏi tôi một dự luật trở thành luật ở đó như thế nào xem.)

 

 

I have to confess to some apprehension when I set out.

Tôi phải thú nhận có chút e ngại khi bắt đầu.

 

 

I sometimes fear learning too much about my idols:

Đôi khi tôi sợ biết quá nhiều về thần tượng của mình:

 

 

No man is a hero to his valet, or to a rigorous biographer.

Không ai là người hùng đối với cận vệ của mình, hay đối với một người viết tiểu sử cặn kẽ.

 

 

And Beethoven could be extremely unpleasant.

Và Beethoven có thể sẽ rất bất bình.

 

 

(Most troubling may be the bitter court battle that Beethoven, who never married, waged to wrest custody of his nephew from the boy’s mother; his nephew wound up attempting suicide.)

(Điều gây phiền muộn nhất có lẽ là cuộc chiến pháp lý đầy cay đắng mà Beethoven, người không bao giờ kết hôn, đã tiến hành để giành quyền nuôi cháu trai từ mẹ cậu bé; cháu ông đã cố tự sát.)

 

 

Would facing his faults color how I hear his music?

Liệu chứng kiến những lỗi lầm của ông sẽ làm méo mó cảm xúc của tôi khi nghe những bản nhạc của ông?

 

 

There were certainly moments of T.M.I. along the way: some exhibits went so far as to describe Beethoven’s chronic diarrhea.

Hẳn nhiên có những thời điểm quá-nhiều-thông-tin: một số triển lãm đi xa đến mức miêu tả bệnh tiêu chảy mạn tính của Beethoven.

 

 

But there were also moments of wonder:

Nhưng cũng có những khoảnh khắc kỳ diệu:

 

 

Standing in the frescoed hall of the Viennese palace where his revolutionary Third Symphony, the “Eroica,” is believed to have had its first run-through, and imagining how shocked those first listeners must have been.

Đứng trong hội trường toàn bức bích họa của cung điện Vienna, được cho là nơi diễn ra buổi diễn tập lần đầu tiên của Bản giao hưởng số 3 Eroica ("Anh hùng ca"), và tưởng tượng những người nghe đầu tiên khi đó sửng sốt ra sao.

 

 

Beethoven-mania in Bonn

Chứng cuồng Beethoven ở Bonn

 

 

It was only logical to start in Bonn, not only because he did, but because it is home to perhaps the best Beethoven museum: the Beethoven-Haus, his birthplace.

Rất hợp lý khi xuất phát từ Bonn, bởi đây là nơi có bảo tàng có lẽ là tuyệt vời nhất về Beethoven: Beethoven-Haus, nơi ông sinh ra.

 

 

No one can accuse Bonn — a modest city on the Rhine that was improbably the capital of postwar West Germany, before reunification returned the seat of government to Berlin — of overlooking its most famous native son.

Không ai có thể trách cứ Bonn — thành phố khiêm nhường bên bờ sông Ranh vốn là thủ đô của Tây Đức thời hậu chiến, trước khi nước Đức thống nhất trao vai trò này cho Berlin — bỏ qua người con bản xứ nổi tiếng nhất của mình.

 

 

Even if his childhood there was unhappy.

Ngay cả khi tuổi thơ của ông ở đây bất hạnh.

 

 

You can hardly miss him, no matter how you arrive:

Bạn khó có thể không thấy hình ảnh của ông, bất kể bạn đến đây này bằng cách nào:

 

 

Signs in Bonn’s train station proudly proclaim the city as his birthplace, and “BTHVN 2020” banners flutter along the roads.

Các bảng/poster trong nhà ga xe lửa của Bonn tự hào tuyên bố thành phố là nơi sinh của ông và các biểu ngữ "BTHVN 2020" bay phấp phới bên đường.

 

 

Souvenir stands sell Beethoven T-shirts (in one of this year’s models he wears creepy clown makeup, à la “Joker”).

Các gian hàng lưu niệm bán áo phông Beethoven (một trong những mẫu áo năm nay, ông được trang điểm như chú hề "Joker" đáng sợ).

 

 

The imposing bronze Beethoven monument on the Münsterplatz, which the Hungarian composer and pianist Franz Liszt helped pay for, remains one of the city’s defining images.

Tượng đài Beethoven bằng đồng hùng vĩ ở quảng trường Münsterplatz, do nhà soạn nhạc và nghệ sĩ piano người Hungary Franz Liszt tài trợ, vẫn là một trong những hình ảnh đặc trưng của thành phố.

 

 

Small Beethoven statues are everywhere, even amid the hosiery in a lingerie shop window.

Các bức tượng Beethoven nhỏ có mặt ở khắp mọi nơi, thậm chí lẫn với hàng dệt kim trong chỗ trưng bày của cửa hàng đồ lót.

 

 

After checking into the Hotel Beethoven, I walked down the street to the Beethoven-Haus.

Sau khi nhận phòng vào khách sạn Beethoven, tôi đi bộ tới Beethoven-Haus.

 

 

There, in a cobbled inner courtyard, I found myself at the door of the vine-covered house where, in 1770, Beethoven was born into a prominent musical family that was about to fall into difficulties.

Tại đó, trong một sân rải sỏi, tôi thấy mình trước cửa ngôi nhà dây leo cây nho phủ kín, nơi vào năm 1770, Beethoven được sinh ra trong một gia đình âm nhạc nổi tiếng sắp rơi vào hoàn cảnh khó khăn.

 

 

His grandfather, also named Ludwig van Beethoven, had been Bonn’s Kapellmeister — an important post that placed him in charge of music at the court.

Ông nội của ông, cũng tên là Ludwig van Beethoven, là Kapellmeister (người chỉ huy dàn nhạc cung đình) ở Bonn.

 

 

But he died when Beethoven was 3.

Nhưng ông đã qua đời khi Beethoven mới lên 3 tuổi.

 

 

When Beethoven’s less-talented father, Johann, failed to win the post, he descended into alcoholism; there are reports of the young Beethoven begging the police not to arrest his father for being drunk and disorderly.

Khi người cha kém tài hơn của Beethoven, Johann, thất bại trong việc giành được vị trí này, ông trở nên nghiện rượu; có những bài viết về việc cậu bé Beethoven cầu xin cảnh sát đừng bắt cha mình vì say rượu và gây rối.

 

 

The museum, which was refurbished for the anniversary, is a fascinating musical reliquary:

Bảo tàng, được tân trang lại cho lễ kỷ niệm, là một di tích âm nhạc hấp dẫn:

 

 

It displays the console of an organ that he played as a child at early mass at a nearby church; the viola he played in the court orchestra; and his last grand piano.

ở đây trưng bày bàn phím chiếc đàn organ mà ông chơi khi còn nhỏ tại một nhà thờ gần đó; chiếc đàn viola ông chơi trong dàn nhạc cung đình; và cây đàn piano cuối cùng của ông.

 

 

Beethoven doesn’t wear glasses in his best-known portraits, so I was startled to see a pair of his spectacles — but I suppose people were as likely to take them off for oil paintings as they are for Instagram.

Beethoven không đeo kính trong những bức chân dung nổi tiếng nhất của mình, vì vậy tôi giật mình khi thấy một cặp kính của ông — nhưng tôi nghĩ có lẽ ông cũng bỏ kính ra để vẽ tranh sơn dầu như chúng ta chụp ảnh đăng Instagram ngày nay vậy.

 

 

Then there were the ear trumpets he used, hornlike metal devices that were created for him to stick in his ears by Johann Nepomuk Mälzel, an inventor who also made his metronomes.

Tiếp đó, là những ống nghe mà ông dùng, những thiết bị kim loại hình sừng để ông gắn vào tai được tạo ra bởi Johann Nepomuk Mälzel, nhà phát minh cũng là người tạo ra máy nhịp cho ông.

 

 

I could not help but smile in the gift shop.

Tôi không thể không mỉm cười khi ghé thăm cửa hàng quà tặng.

 

 

It offered not only Beethoven busts, recordings and scholarly books and scores — but also Beethoven chocolates, Beethoven wines and, yes, Beethoven rubber duckies.

Ở đây không chỉ có những bức tượng bán thân, đĩa ghi âm, sách âm nhạc và bảng tổng phổ — mà còn cả sôcôla Beethoven, rượu vang Beethoven, và cả những chú vịt cao su Beethoven.

 

 

It was in a building owned by a family of bakers on the Rheingasse, a bustling street by the Rhine, that Beethoven spent much of his youth.

Beethoven dành phần lớn tuổi thơ của mình trong ngôi nhà thuộc sở hữu của một gia đình thợ làm bánh trên đường Rheingasse — một con phố nhộn nhịp bên bờ sông Ranh.

 

 

His father, Johann, apparently hoped to mold him into a marketable child prodigy like Mozart.

Cha của ông, Johann, rõ ràng muốn "nhào nặn" ông thành thần đồng nổi tiếng như Mozart.

 

 

He could be cruel: Contemporaries said he beat the young Beethoven to make him practice, shut him in the cellar, and came home drunk late at night and made him play.

Ông rất nghiêm khắc: Những người cùng thời nói rằng ông đánh đập và bắt Beethoven tập đàn, nhốt Beethoven trong hầm, về nhà lúc đêm khuya khi đã say bí tỉ và lại bắt Beethoven chơi đàn.

 

 

Cäcilia Fischer, a neighbor, later recalled the young Beethoven “leaning in the window with his head in both hands and staring fixedly at one spot."

Cäcilia Fischer, một người hàng xóm, sau đó nhớ lại rằng Beethoven "ôm đầu tựa cửa sổ và nhìn chằm chằm vào khoảng không."

 

 

A tall, odd-looking metal sculpture by the Japanese-born sculptor Yukako Ando now marks the site, showing desks climbing skyward, topped by a window.

Một tác phẩm điêu khắc cao bằng kim loại, trông kỳ dị của nhà điêu khắc người Nhật Yukako Ando hiện được đặt ở đây, thể hiện những chiếc bàn làm việc thành bậc thang đi lên, tới cửa sổ.

 

 

Standing there, looking at the one thing Beethoven would still recognize, the Rhine, it was easy to imagine him escaping into his own world.

Đứng ở đó, nhìn vào khoảng không mà Beethoven có lẽ vẫn sẽ nhận ra, sông Ranh, thật dễ dàng tưởng tượng ông đã trốn vào thế giới riêng của mình như nào.

 

 

A blockbuster exhibition running through April in the Bonn’s Bundeskunsthalle has gathered some of the world’s most important Beethoven artifacts, in ways that both illuminate and question Beethoven mythology.

Một cuộc triển lãm bom tấn diễn ra suốt tháng Tư tại Bảo tàng nghệ thuật Bonn (Bundeskunsthalle) đã quy tụ một vài cổ vật quan trọng nhất về Beethoven, vừa soi sáng vừa đặt dấu hỏi về huyền thoại Beethoven.

 

 

Take the story of how he had initially planned to name his “Eroica” Symphony for Napoleon — until Napoleon proclaimed himself emperor, and Beethoven, disillusioned, asked, “Is he then, too, nothing more than an ordinary human being?”

Ví dụ câu chuyện về việc ban đầu ông định đặt tên Bản giao hưởng Eroica theo Napoleon — nhưng sau khi Napoleon tự xưng hoàng đế, Beethoven đã vỡ mộng, tự hỏi, "Phải chăng ông ta cũng chỉ là một người bình thường thôi?"

 

 

The exhibition displays the manuscript of the symphony’s title page, where the words “intitolata Bonaparte” (“entitled Bonaparte”) were rubbed out with such force that it scraped a hole in the paper.

Triển lãm trưng bày bản thảo trang tiêu đề của bản giao hưởng, ở đó dòng chữ "intitolata Bonaparte" ("mang tên Bonaparte") bị tẩy mạnh đến mức thành một lỗ trên tờ giấy.

 

 

But other exhibits called into question how complete his repudiation of Napoleon was.

Nhưng các vật triển lãm khác đặt dấu hỏi về việc ông quyết chối bỏ Napoleon đến mức nào.

 

 

When Napoleon’s brother Jerome was made king of the short-lived kingdom of Westphalia a few years later, and offered Beethoven a well-paid post, Beethoven seems to have considered taking it — at least until some Viennese nobles agreed to pay him a large salary to keep him in Vienna.

Khi em trai Jerome của Napoleon trở thành vua của Vương quốc Westfalen tồn tại ngắn ngủi vài năm sau đó, và đề nghị Beethoven một chức vụ hậu hĩnh, Beethoven dường như đã cân nhắc nhận lời — ít nhất là cho đến khi một số quý tộc Vienna đồng thuận trả cho ông mức lương cao hơn để giữ ông ở Vienna.

 

 

Bonn’s historic center is its own Beethoven exhibit.

Trung tâm lịch sử của Bonn chính là triển lãm riêng có về Beethoven.

 

 

In a church near his birthplace, I saw the marble-bottomed baptismal font in which baby Ludwig was baptized on Dec. 17, 1770.

Trong nhà thờ gần nơi sinh của ông, tôi thấy dòng chữ khắc cẩm thạch ghi bé Ludwig được rửa tội ngày 17 tháng 12 năm 1770.

 

 

Nearby, in what is now the university, I ducked into the Palace Church, where, as a child, he was assistant court organist.

Gần đó, trong khuôn viên nay là trường đại học, tôi cúi người ghé vào Nhà thờ Cung điện, nơi khi còn nhỏ, ông là phụ tá chơi đàn organ của triều đình.

 

 

Then it was over to the market square, where Beethoven’s most influential early teacher, the composer Christian Gottlob Neefe, discussed Enlightenment ideals with local intellectuals.

Sau đó, là sân chợ, nơi thầy giáo đầu tiên có ảnh hưởng nhất của Beethoven, nhà soạn nhạc Christian Gottlob Neefe, bàn luận các lý tưởng Khai sáng với các trí thức địa phương.

 

 

The grave of Beethoven’s mother, Maria Magdelena, in the city’s old cemetery, lies near the graves of the composers Robert and Clara Schumann.

Ngôi mộ của mẹ Beethoven, bà Maria Magdelena, trong nghĩa trang lâu đời của thành phố, gần mộ của các nhà soạn nhạc Robert và Clara Schumann.

 

 

She fell ill in 1787 while Beethoven, 16, was on his first trip to Vienna, where he had hoped to study with Mozart.

Bà bị bệnh năm 1787 khi Beethoven, 16 tuổi, đang trong chuyến đi đầu tiên đến Vienna, nơi ông hy vọng được theo học Mozart.

 

 

He cut his trip short to return to her.

Ông ở Vienna được hai tháng và đành quay về Bonn với mẹ.

 

 

The major sites are within walking distance, and shiny new kiosks that say “BTHVN”.

Các điểm tham quan chính cách nhau vài bước đi bộ và các ki-ốt mới hiện chữ "BTHVN" sáng lóa.

 

 

But plans to renovate the city’s concert hall, the Beethovenhalle, for the anniversary went awry, leaving it out of commission for the big year, and all its creative Beethoven programming.

Nhưng kế hoạch cải tạo phòng hòa nhạc Beethovenhalle của thành phố cho ngày kỷ niệm không như mong đợi, khiến nó im lìm gần hết năm, kéo theo đó là tất cả các chương trình về Beethoven.

 

 

To understand how Beethoven finally got back to Vienna, I hopped on a train to Bad Godesberg, a former spa resort.

Để hiểu làm thế nào Beethoven cuối cùng quay trở lại Vienna, tôi lên chuyến tàu đến Bad Godesberg, trước đây là một khu nghỉ dưỡng spa.

 

 

It was there, at La Redoute, an elegant ballroom, that Beethoven met Haydn in 1792, and showed him a cantata he had written.

Ở đó, tại La Redoute, một phòng khiêu vũ trang nhã, năm 1792 Beethoven đã gặp và cho Haydn xem một bản cantata mà ông vừa viết.

 

 

Haydn — then perhaps the greatest living composer, as Mozart had died the year before — agreed to teach him in Vienna.

Haydn — có lẽ là nhà soạn nhạc vĩ đại nhất còn sống khi đó, Mozart đã mất trước đó một năm — đồng ý dạy ông ở Vienna.

 

 

It is not a museum, but when I ducked in, a man who worked there — these days it is used for weddings and events — gave me a look at the elegant blue-and-white neoclassical ballroom where they met.

Đây không phải là một bảo tàng, nhưng khi tôi ghé vào, một người đàn ông làm việc ở đó — ngày nay nó được dùng để tổ chức đám cưới và sự kiện — cho tôi xem phòng khiêu vũ tân cổ điển màu xanh và trắng thanh lịch nơi họ gặp nhau.

 

 

When Beethoven left again for Vienna — this time, for good — his Bonn friends signed an autograph album for him.

Khi Beethoven một lần nữa rời Bonn để đến Vienna — lần này, mãi mãi — những người bạn của ông ở Bonn đã ký tặng một album.

 

 

The entry by Count Waldstein, a patron, proved prophetic:

Dòng chữ của Bá tước Waldstein, một người bảo trợ, như một lời tiên tri:

 

 

“With the help of unceasing diligence you will receive the spirit of Mozart from the hands of Haydn.”

"Không ngừng chăm chỉ, anh sẽ nhận được từ đôi tay của Haydn tinh thần của Mozart."

 

 

With Europe’s armies on the march, Beethoven had an eventful journey.

Trên khắp châu Âu, quân đội trên đường hành quân, Beethoven đã có một hành trình nhiều biến cố.

 

 

“Special tip for the coachmen,” he wrote in a notebook, which I saw at the Bundeskunsthalle, “because, at the risk of a cudgeling, the fellow went like the devil and drove right through the Hessian army.”

"Tiền boa hậu hĩnh cho những người đánh xe ngựa", ông viết trong một cuốn sổ mà tôi thấy ở Bundeskunsthalle, "vì có nguy cơ bị đánh, họ chạy xe như điên qua đội quân Hessian."

 

 

I saw no Hessians:

Tôi không thấy lính Hessian:

 

 

I took a night train from Bonn — part of the Austrian Railways’s new Nightjet service — and got to Vienna just before 8:30 a.m.

Tôi đi chuyến tàu đêm từ Bonn — một phần của dịch vụ Nightjet mới của Công ty đường sắt Áo — và đến Vienna ngay trước 8:30 sáng.

 

 

‘It was only my art that held me back.’

'Chỉ duy nhất nghệ thuật của anh đã ngăn anh lại.'

 

 

There was never any doubt about where to start in Vienna:

Điểm thăm quan chắc chắn nên bắt đầu ở Vienna:

 

 

Heiligenstadt, which was still a wine-growing country village outside the city when Beethoven stayed there in 1802 and experienced one of the great crises of his life.

Heiligenstadt, nơi vẫn là một làng quê trồng nho bên ngoài thành phố khi Beethoven ở đó năm 1802 và trải qua một trong những khủng hoảng lớn nhất của cuộc đời ông.

 

 

“O you men who think or say that I am malevolent, stubborn or misanthropic, how greatly do you wrong me,” he wrote there, in a soul-baring letter addressed to his brothers, and perhaps posterity, that came to be known as the Heiligenstadt Testament.

"Ôi các em, những người nghĩ hay nói rằng anh ác ý, ngoan cố hay ghét đời, các em hoàn toàn hiểu nhầm anh," ông viết ở đó, trong một lá thư "bộc bạch tâm can" gửi các em trai, và có lẽ là hậu thế, đây chính là Chúc thư Heiligenstadt.

 

 

The letter, discovered after his death and presumably never sent, is the key to understanding his path from shame to despair to determination as he lost his hearing.

Bức thư, được phát hiện sau khi ông qua đời và có lẽ chưa bao giờ cho ai xem cả, là chìa khóa để hiểu con đường ông đi từ xấu hổ đến tuyệt vọng đến quyết tâm khi bị điếc.

 

 

Visiting the house where he wrote it, which is now a Beethoven museum, felt almost intrusive.

Đến thăm ngôi nhà nơi ông viết lá thư, hiện là bảo tàng Beethoven, có vẻ gần như xâm phạm riêng tư.

 

 

“Ah, how could I possibly admit an infirmity in the one sense which ought to be more perfect in me than in others,” he wrote, describing his “hot terror” of being discovered, and his anguish at losing his hearing.

"Ôi, làm sao anh có thể thú nhận sự yếu kém của một trong những giác quan mà buộc phải hoàn hảo hơn những người khác trong trường hợp của anh," ông viết, miêu tả "nỗi kinh hoàng" nếu bị phát hiện, và nỗi thống khổ của ông khi bị mất thính giác.

 

 

“Such incidents drove me almost to despair; a little more of that and I would have ended my life — it was only my art that held me back,” he wrote.

"Những việc xảy ra như thế khiến anh gần như tuyệt vọng; thêm chút nữa thôi là anh lẽ ra sẽ chấm dứt cuộc đời mình — chỉ duy nhất nghệ thuật của anh đã ngăn anh lại," ông viết.

 

 

Heiligenstadt still feels like a country village, though it is now part of Vienna.

Heiligenstadt vẫn mang lại cảm giác như một ngôi làng nông thôn, dù giờ đây nó là một phần của Vienna.

 

 

I took a walk there along the Beethovengang, a wooded path like the ones he loved, but it felt less Sturm und Drang and more suburban.

Tôi đi bộ dọc theo Beethovengang, con đường nhiều cây cối rậm rạp như những con đường ông yêu thích, nhưng cảm thấy ít "Bão táp và Xung kích" (Sturm und Drang)** và thấy không khí vùng ngoại ô nhiều hơn.

 

 

Then I stopped at a rustic wine tavern where Beethoven had stayed, Mayer am Pfarrplatz, ordered a glass of blaufränkisch, and pondered how, so soon after despairing, Beethoven entered one of his most groundbreaking periods.

Sau đó tôi dừng lại ở quán rượu thôn quê nơi Beethoven đã ở, Mayer am Pfarrplatz, gọi một ly blaufränkisch, và suy ngẫm về việc, làm thế nào, ngay sau khi tuyệt vọng, Beethoven bước vào một trong những giai đoạn đột phá nhất của mình.

 

 

Conquering a musical capital

Chinh phục kinh đô âm nhạc

 

 

It is still possible to visit the scenes of many of his Viennese triumphs.

Vẫn có thể thăm quan những điểm thành tựu của ông ở Vienna.

 

 

At the ornate Lobkowitz Palace, once the home of a major patron, and now the Theater Museum, I visited the Eroica Saal, where the first private rehearsals of his monumental “Eroica” Symphony were apparently held.

Tại Cung điện Lobkowitz trang hoàng lộng lẫy, từng là nơi ở của một nhà bảo trợ lớn, và giờ đây là Bảo tàng Nhà hát, tôi ghé thăm Hội trường Eroica, nơi diễn ra buổi diễn tập riêng tư đầu tiên của bản Giao hưởng Eroica.

 

 

In “Beethoven: Anguish and Triumph,” Jan Swafford described how the guests listened as “the players stumble through the strangest music any of them had ever heard.”

Trong cuốn sách "Beethoven: Anguish và Triumph" ("Beethoven: Nỗi thống khổ và những thành tựu"), tác giả Jan Swafford miêu tả các vị khách đã lắng nghe "những nhạc công dò dẫm thứ âm nhạc kỳ lạ nhất mà bất kỳ ai trong số họ từng nghe."

 

 

A group of elementary school children filed in, sat on rainbow-colored mats, and began playing air piano to Beethoven.

Một nhóm học sinh tiểu học đi vào, ngồi trên tấm thảm bảy sắc cầu vồng và bắt đầu chơi 'air piano' nhạc Beethoven.

 

 

At the Theater an der Wien, across the street from my hotel, Beethoven gave the premieres of his Fifth and Sixth symphonies — on the same night, during an epically long concert in 1808, which also saw the premieres of his Fourth Piano Concerto and his “Choral Fantasy.”

Tại 'Nhà hát sông Viên', bên kia đường từ khách sạn của tôi, Beethoven trình diễn các Bản giao hưởng số 5 và số 6 — trong cùng một tối, trong buổi hòa nhạc rất dài năm 1808, cũng là nơi trình diễn Bản concerto đàn piano số 4 và “Choral Fantasy" ('Thánh ca').

 

 

The theater has since been rebuilt, but it was still thrilling to see where he was, literally, composer in residence — given an apartment by Emanuel Schikaneder, the impresario who built it, and who had helped create “The Magic Flute” with Mozart and been its first Papageno.

Nhà hát đã được xây dựng lại, nhưng vẫn rất hồi hộp xúc động khi thấy nơi ông ở khi là nhà soạn nhạc — một căn hộ được Emanuel Schikaneder, ông bầu đã xây dựng nó, và là người giúp tạo nên vở opera "Cây sáo thần" ('The Magic Flute') với Mozart và là Papageno đầu tiên của vở nhạc kịch.

 

 

I sneaked into the Austrian Academy of Sciences, which was under construction, to see where the premiere of his Seventh Symphony was held.

Tôi ghé vào Viện Hàn lâm Khoa học Áo, nơi đang được sửa chữa, để xem nơi trình diễn Bản giao hưởng số 7 của ông.

 

 

My tour of the Austrian Parliament, to see where the Eighth was performed during the Congress of Vienna — in a ballroom in the Hofburg, the Grosser Redoutensaal — was less successful:

Chuyến tham quan Quốc hội Áo của tôi, để xem nơi Bản giao hưởng số 8 được biểu diễn trong Đại hội Vienna* — trong một phòng khiêu vũ ở Hofburg, Grosser Redoutensaal — ít thành công hơn:

 

 

The ballroom was rebuilt after a 1992 fire, its Imperial grandeur replaced by strikingly modern Josef Mikl paintings.

Phòng khiêu vũ được xây dựng lại sau trận hỏa hoạn năm 1992, sự trang nghiêm của Hoàng gia được thay thế bằng những bức tranh rất hiện đại của Josef Mikl.

 

 

But I did learn about Hans Kudlich, an Austrian lawmaker who fought feudalism, fled in 1849, and wound up in Hoboken, N.J.

Nhưng tôi đã (tranh thủ) tìm hiểu về Hans Kudlich, nhà lập pháp người Áo, người chiến đấu chống lại chế độ phong kiến, chạy trốn năm 1849, và định cư ở Hoboken, New Jersey.

 

 

The theater where the Ninth was first performed no longer stands.

Nhà hát nơi Bản giao hưởng số 9 lần đầu tiên được biểu diễn không còn tồn tại.

 

 

But I was able to fight my way past the selfie-takers and see part of the manuscript of the score in the big Beethoven exhibition at the Austrian National Library.

Nhưng tôi cố gắng vượt qua những khách thăm quan đang chụp ảnh selfie và xem một phần bản thảo của bảng tổng phổ trong triển lãm lớn về Beethoven tại Thư viện Quốc gia Áo.

 

 

Beethoven moved a lot.

Beethoven đã chuyển nơi ở rất nhiều.

 

 

An exhibition in the city’s music museum, the House of Music, estimates that he moved 67 times during his 35 years in Vienna, citing his quarrels with landlords and his propensity to leave town each summer.

Một cuộc triển lãm trong bảo tàng âm nhạc của thành phố, the House of Music, ước tính rằng ông chuyển nơi ở 67 lần trong suốt 35 năm ở Vienna, trích dẫn những cuộc cãi vã của ông với chủ nhà và ý thích rời thị trấn mỗi mùa hè.

 

 

It was not uncommon to see more than one location claim to be the place where he wrote, say, the “Eroica” or the Ninth.

Không ngạc nhiên khi thấy nhiều hơn một địa điểm tuyên bố là nơi ông đã soạn, ví dụ như, Eroica hay Bản giao hưởng số 9.

 

 

The skeptic in me wondered if it might be the Viennese version of “George Washington Slept Here.”

Tôi hoài nghi tự hỏi liệu đây có phải phiên bản thành Vienna về "George Washington từng ngủ ở đây".

 

 

So I appreciated the candor of the Pasqualati House, a museum in one of his main Vienna homes.

Vì vậy, tôi đánh giá cao sự chân thật của Pasqualati House, bảo tàng tại một trong những ngôi nhà chính của ông ở Vienna.

 

 

It acknowledged that there had been debate about which rooms Beethoven had actually occupied — and owned up to its tainted past, noting that the Nazis had evicted the Jewish family that lived there to create the museum, and some were killed in Auschwitz.

Bảo tàng thừa nhận rằng đã có cuộc tranh luận về căn phòng nào Beethoven đã thực sự ở — và cũng thừa nhận vết nhơ quá khứ, rằng Đức quốc xã đã đuổi gia đình Do Thái sống ở đây để lập nên bảo tàng, và một số người đã bị giết ở Auschwitz.

 

 

Finally, I made my way to the site where Beethoven died on March 26, 1827, at 56.

Cuối cùng, tôi tìm đường đến nơi Beethoven qua đời ngày 26 tháng 3 năm 1827, lúc 56 tuổi.

 

 

The building, on the Schwarzspanierstrasse, no longer stands, but two plaques mark the spot.

Tòa nhà, trên phố Schwarzspanierstr, không còn, nhưng có hai tấm biển đánh dấu vị trí.

 

 

After he died, visitors cut off his hair for keepsakes; strands still fetch thousands of dollars at auction.

Sau khi ông chết, người đến thăm cắt tóc ông làm kỷ niệm; những món tóc có giá hàng ngàn đô-la khi đấu giá.

 

 

Mourners lined the streets for his funeral; it took nearly an hour and a half for the procession to reach the nearby Church of the Holy Trinity, where his funeral was held.

Người dân than khóc xếp hàng dài trên các con phố viếng đám tang ông; phải mất gần một tiếng rưỡi để đoàn rước tiến đến Nhà thờ Chúa Ba Ngôi (Church of the Holy Trinity) gần đó, nơi tổ chức tang lễ của ông.

 

 

It took me less than 10 minutes.

Tôi mất chưa đến 10 phút.

 

 

I walked to Beethoven’s first grave, in what was then Währing cemetery, and where Schubert, who died soon afterward, was also buried.

Tôi đi bộ đến ngôi mộ đầu tiên của Beethoven, trong nơi khi đó là nghĩa trang Währing, và là nơi Schubert, người qua đời ngay sau đó, cũng được chôn cất.

 

 

Both composers were moved in 1888 to the city’s central cemetery, where they still lie beside one another, near Brahms’s grave.

Năm 1888, cả hai nhà soạn nhạc được chuyển đến nghĩa trang trung tâm của thành phố, nơi họ vẫn nằm cạnh nhau, gần mộ của Brahms.

 

 

The Währing cemetery is now Schubert Park.

Nghĩa trang Währing giờ là Công viên Schubert.

 

 

When I visited, it was full of children playing and dog walkers who appeared to hardly notice the two grave markers that have been left in a quiet corner.

Khi tôi đến thăm, công viên đầy những đứa trẻ đang chơi và những người dắt chó đi dạo dường như hầu như không chú ý đến hai tấm biển đánh dấu ngôi mộ trong một góc yên tĩnh.

 

 

Later, I stopped in the golden-domed Secession Museum to see Klimt’s phantasmagoric “Beethoven Frieze,” which he painted in 1902.

Sau đó, tôi dừng lại ở Bảo tàng Ly khai (Secession Museum) mái vòm vàng để xem bức tranh “Beethoven Frieze” của Gustav Klimt****, được ông vẽ năm 1902.

 

 

It was a reminder of how Beethoven had inspired generations of very different artists.

Đó là lời nhắc về cách Beethoven đã truyền cảm hứng cho các thế hệ nghệ sĩ rất khác nhau như nào.

 

 

So what did I get from the trip?

Tôi đã thu được gì từ chuyến đi?

 

 

Yes, Beethoven could be unpleasant, sometimes cruel, and his politics defied easy categorization.

Phải, Beethoven có thể khó chịu, đôi khi tàn nhẫn, và rất khó phân loại khuynh hướng chính trị của ông.

 

 

His deterioration over the years was heartbreaking: a museum in a house he stayed at in the spa town of Baden described how a disheveled Beethoven had once gone for a walk and been arrested for vagrancy.

Sự suy sụp của ông theo năm tháng thật đau lòng: một bảo tàng trong một ngôi nhà ông từng ở trong thị trấn spa Baden miêu tả một Beethoven nhếch nhác từng đi dạo và bị bắt giữ vì lang thang kỳ quặc ra sao.

 

 

But any fears I had about delving too closely into his life, warts and all, were dispelled the night I heard the Vienna Symphony recreate the epic 1808 concert Beethoven had given at the Theater an der Wien.

Nhưng bất kỳ nỗi sợ hãi nào tôi có về việc đào sâu quá nhiều vào cuộc sống của ông, những cái hay cái dở, đã bị xua tan trong đêm tôi nghe dàn nhạc giao hưởng Vienna tái hiện buổi hòa nhạc hoành tráng năm 1808 mà Beethoven trình diễn tại Nhà hát sông Viên.

 

 

Listening to his “Pastoral” Symphony that night, the bird calls he wrote for the woodwinds took me back to the bird songs I’d heard retracing his footsteps on the Beethovengang.

Lắng nghe Bản giao hưởng Đồng quê (Pastoral) của ông đêm đó, tiếng chim kêu ông viết cho sáo đưa tôi trở lại với tiếng chim lảnh lót tôi nghe theo dấu chân ông trên đường Beethovengang.

 

 

Its rustic dance rhythms reminded me of Mayer am Pfarrplatz, the old wine tavern.

Nhịp điệu nhảy đồng quê của bản nhạc làm tôi nhớ đến quán rượu lâu đời Mayer am Pfarrplatz.

 

 

The five-hour concert flew by.

Buổi hòa nhạc kéo dài năm giờ đã trôi qua.

 

 

Knowing more, I decided, made me appreciate him more, not less.

Tôi học được rằng: "biết nhiều hơn càng khiến tôi trân trọng ông hơn".




---
* Hội nghị Vienna (Wiener Kongress, diễn ra tại Vienna từ tháng 11/1814 đến tháng 6/1815) với sự tham gia của đại sứ tất cả các quốc gia châu Âu dưới sự chủ trì của chính khách người Áo Klemens Wenzel von Metternich nhằm tìm cách lập lại nền hòa bình lâu dài cho châu Âu bằng cách giải quyết những vấn đề phát sinh từ Chiến tranh Cách mạng Pháp và Chiến tranh Napoleon. Mục tiêu không chỉ đơn giản là khôi phục lại cương giới cũ mà còn thay đổi lãnh địa của các cường quốc để tạo thế cân bằng và duy trì hòa bình.

** ‘Sturm und Drang’ xuất phát từ vở kịch cùng tên của Friedrich Maximilian Klinger, là trào lưu nghệ thuật nổi bật của Đức ở thế kỷ 18 và là một trong những trào lưu nghệ thuật nổi tiếng và quan trọng nhất của thời kỳ Khai sáng. Nhờ trào lưu này, nền nghệ thuật của Đức đã có bước tiến mạnh mẽ và ảnh hưởng lớn hơn đến nhiều nền nghệ thuật khác. Bão táp và xung kích diễn ra mạnh mẽ nhất trên các lĩnh vực văn học, kịch, âm nhạc và nghệ thuật thị giác.

*** Đàn tưởng tượng mà trẻ em bắt chước các cử chỉ tạo ra âm thanh trong không khí mà không thật sự chạm vào đàn.

**** Họa sĩ theo trường phái tượng trưng (Symbolism) người Áo và là một trong những thành viên xuất chúng nhất của phong trào Art Nouveau Viên (Ly khai Wien).

Tags: book

2 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc