Làm sao để có Tâm An hòa?

shared from fb Chi Trung Nguyen,
-----
Người cư sĩ tại gia cần nhớ lời Phật dạy. Từ việc nhỏ đến việc lớn, chuyện đạo cũng như chuyện đời, đều phải có sự hòa hợp mới thành tựu. Một gia đình có sự hòa hợp thì sẽ có hạnh phúc, một quốc gia có sự hòa hợp sẽ được thịnh vượng, nhân loại có sự hòa hợp thì sẽ có hòa bình.

Phật tử tại gia phải cư xử với nhau cho thuận hòa, luôn tâm niệm sự hòa thuận của đạo Phật là để đạt đến mục đích giải thoát khỏi ba nghiệp: Thân, Khẩu, Ý phải luôn luôn thanh tịnh. Mình phải biết rõ Thân làm gì, Khẩu nói gì và Ý nghĩ gì cho đúng với Trí tuệ của người Giác ngộ. Phật tiếng Phạn là bút-đa dịch nghĩa là người giác ngộ. Vì thế Phật có dạy ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành. Nếu biết tu tập thì ai cũng có thể thành Phật cả.

Thân hòa là ở chung hòa hợp một nơi. Hoặc thể hiện lòng từ ái với mọi người khi chung sống. Hay nói cách khác, thân hòa là biểu lộ thân nghiệp, là cách sống mà thân hành động, đối xử với từ tâm, không hận không sân. Thân hòa là chỉ bày mỗi hành động của thân, tức nhắc nhở và nên ghi nhớ phải có sự hòa hợp khi sống chung mà bên trong chứa đựng tâm từ.

Vợ chồng đến với nhau là nhờ duyên, nếu biết hòa hợp thì dù không cùng huyết thống, nhưng khi đã sống chung thì có sự hòa đồng với nhau về thân hòa. Trong gia đình thì chồng vợ phải biết chia với nhau những công việc gì mình có thể làm được, không vì lý do nào mà chỉ để cho người khác gánh vác tất cả việc nặng, nhẹ trong nhà. Nếu cả ai đều biết áp dụng thân hòa vào đời sống thì dù ở chung bao nhiêu và bao lâu cũng có thể hòa thuận được.

Khẩu hòa là lời nói ôn hòa không tranh cãi. Đây là chỉ mỗi hành động của khẩu khi cư xử với nhau phải có ái ngữ và cùng lòng vị tha. Khẩu hòa cần tránh tạo khẩu nghiệp, vì khi dùng đến lời nói thì trạng thái tâm phải an trú với tâm từ mẫn, tránh tạo ra những lời khó nghe làm tổn thương người khác. Ở nhà thì chồng nói vợ nghe và chồng nghe khi vợ nói, ra ngoài thì vợ chồng đồng thuận, ấy là để giữ cái khẩu hoà trong gia đình. Khẩu nghiệp là cách nói mà luôn luôn nói lời êm dịu, hòa nhã, không tranh cãi. Người có khẩu hòa gặp việc gì đem ra bàn cãi cho ra lẽ thì cũng dùng lời ôn hòa, nhã nhặn để bàn luận.

Ý hòa là ý kiến hay tán thành. Người Phật tử phải luôn luôn có tâm tánh hòa hiệp vui vẻ, không thù hiềm ganh tị, bên trong tâm không thắc mắc, ganh ghét chất chứa. Muốn có ý hòa thì phải có tâm hỷ xả buông bỏ những điều buồn phiền, tư tưởng chân chánh thì tâm mới hòa hợp. Nếu chất chứa sân hận để trong lòng lâu ngày thì sẽ sinh ra bệnh hoạn, già cỗi càng khổ thân hơn. Ý hòa còn được gọi là ý nghiệp mà hành động hay hành vi của sự nghĩ ngợi cũng phải an trú với lòng vị tha từ bi, không sân hận. Cho nên mới gạn lọc được ý nghiệp, giúp cho ý trong sạch tốt đẹp.

Hiểu và giữ được những điều trên thì lo gì không đạt đến cái Tâm An Hoà và hạnh phúc gia đình dài lâu.

Bài trước: Nửa đời về sau
Tags: transform

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc