Người Việt Nam đã từng mất nước, nhưng chưa bao giờ mất làng

by đông kiên, bài full ở đây,

...Trong trường hợp của Việt Nam, Melissa Dell nói về vai trò sự hiện diện của chủ nghĩa thực dân Pháp (full transcript, 63 lần nhắc tới việt nam). Chủ nghĩa thực dân đã ngăn cản sự mở rộng lãnh thổ của nhà nước phong kiến thông qua sự can thiệp vào chính quyền trung ương, nhưng không đủ để tác động tới đơn vị quản lý nhỏ nhất ở nhà nước phong kiến là làng xã. Chính tại làng xã, những thể chế địa phương, lề lối ứng xử, quy cách tương tác xã hội và cách thức quản lý địa phương mà chính quyền trung ương Đại Việt thiết lập trong lịch sử trước đó được duy trì bền bỉ và có tác động bền bỉ tới thành quả kinh tế. Điều tương tự xảy ra dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa khi mô hình nhà nước yếu dựa vào viện trợ ngoại bang không đủ tác động tới cấp độ thôn, ấp, sự bền bỉ của thể chế/ vốn xã hội cũ vẫn tồn tại và ảnh hưởng tới thành quả kinh tế. Điều này tự nhiên gợi nhớ đến một câu văn ngày xưa bố mình "viết hộ" khi phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân: "Người Việt Nam đã từng mất nước, nhưng chưa bao giờ mất làng". Hàm ý ở đây thật rõ ràng: Ảnh hưởng lâu dài của cuộc cách mạng không phải chỉ ở chỗ ai chuyên chính nắm chính quyền mà phải xây dựng chính quyền chính chuyên từ đơn vị thấp nhất của thiết chế xã hội.

Melissa Dell tỏ ra khá tin tưởng vào thành công của Việt Nam hiện nay, không chỉ trong việc khống chế tuyệt vời dịch bệnh Covid-19, mà chị tin rằng Việt Nam đã thiết lập được một lộ trình để thiết lập những thành quả bền vững. Ngay cả khi bị Tyler Cowen dồn vào việc so sánh khập khiễng với Mỹ Latin chẳng hạn, khiến chị bối rối và nhầm lẫn, nhưng chị vẫn rất tỉnh táo nhấn mạnh: việc lấy một thời điểm so sánh không có nhiều ý nghĩa, quan trọng là lộ trình có được thiết lập không. Và so với Đông Á và Việt Nam thì có vẻ như Mỹ Latin đã thất bại trong việc có được lộ trình tốt và đã chững lại. Chị khá tin tưởng vào hàm ý trong nghiên cứu của mình: Để có thành quả kinh tế bền vững, các chính sách kinh tế phải có ảnh hưởng tới các yếu tố bền vững, như thay đổi thể chế địa phương, tạo lập và tích tụ dưới dạng vốn xã hội. Một nhà nước tập quyền mạnh, nhiều năng lực chưa hẳn là một nhà nước tốt hay xấu, nhưng một nhà nước không có năng lực chắc chắn là một sự tồi tệ vì không thể xây dựng nên các thiết chế địa phương tốt dưới dạng vốn xã hội. Ý này liên hệ tới thảo luận trước đó khi chị đề cập tới Marcos ở Philippines, người thực sự muốn theo đuổi mô hình nhà độc tài hướng đến phát triển nhưng không có năng lực thực hiện bởi vì không ai ở cấp địa phương thực hiện những gì mà chính quyền trung ương yêu cầu, mà trộm cắp, tham nhũng thì dễ hơn.
-----
This study examines how the historical state conditions long-run development (phát triển trong dài hạn), using Vietnam as a laboratory (phòng thí nghiệm). Northern Vietnam (Dai Viet) was ruled by a strong centralized state in which the village (làng) was the fundamental administrative unit (đơn vị hành chính cơ bản). Southern Vietnam was a peripheral (ngoại biên) tributary (cống nạp, chư hầu) of the Khmer (Cambodian) Empire (đế quốc), which followed a patron-client model with weaker, more personalized power relations and no village intermediation. Using a regression discontinuity design across the Dai Viet-Khmer boundary, the study shows that areas historically under a strong state have higher living standards (tiêu chuẩn/điều kiện sống cao hơn) today and better economic outcomes over the past 150 years. Rich historical data document that in villages with a strong historical state, citizens have been better able to organize for public goods (hàng hóa công) and redistribution (tái phân phối) through civil society (xã hội dân sự) and local government (chính quyền địa phương). This suggests that the strong historical state crowded in village-level collective action (hành động tập thể) and that these norms persisted long after the original state disappeared.

Tags: economics

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc