Đua trước vạch số 0

shared from fb khăn piêu,
-----
Giai đoạn khó khăn nhất của một đời người có lẽ bắt đầu từ năm 70 tuổi. Thất nghiệp, người tình không có, bạn đời nhăn nheo, mình thì hiểu hết thiên hạ nhưng chẳng ai hiểu mình và lắng nghe xem mình đang nói cái gì.

Bạn bè cùng trang lứa khi đó chỉ còn hơn nhau ở dáng đi nhanh nhẹn, cái lưng không còng, cái răng chưa xô, và tất nhiên, đỉnh nhất nếu cái tay còn làm được dăm bài thơ tả bà hàng xóm. Tiền, thành tựu, một kho tri thức lỗi mốt tích ở trong người, hỡi ôi, chả để làm gì. Cờ bạc ăn nhau về sáng.

Khi các con chúng ta 70 tuổi và đang loay hoay leo từng bậc cửa, chúng ta còn giúp được nó không? Không, ta chết cụ nó rồi. 
--------------
Hãy sòng phẳng với nhau một điều, 90% chúng ta không hề dùng kiến thức phổ thông để kiếm ăn và hạnh phúc. Nhanh thì vội vã tống đi ngay khi kết thúc năm học. Khá hơn thì vứt vào lãng quên. 18 tuổi, bước vào đại học hay bước thẳng vào đời, cuộc đua mới thực sự bắt đầu, và tất cả chúng ta đều HỌC LẠI.

Mọi thứ thi thưởng, bon chen, ganh đua, chạy chọt, mánh khóe, bạn vào mình ra ở bậc phổ thông chỉ là những cuộc đua giả. Những cuộc đua phi lý giẫm đạp nhau trước vạch số 0. Nếu anh học và thi nhiều quá, ngoài những di chứng vĩnh viễn trên thân thể, anh còn ganh đua và tự phụ. Quá đắt cho vài mẩu kiến thức hẹp và vài tấm bằng khen chỉ để treo tường.

Trường chuyên lớp chọn, thi học sinh “giỏi” cổ truyền của Việt Nam không kích thích khả năng làm việc nhóm, mà chỉ cá nhân, cá nhân đến cùng cực. Và cũng không dạy học sinh biết đặt đề bài. Đặt đề bài đúng mới có cách làm đúng. Đề bài cho tình huống, cho công việc, cho hôn nhân, cho tổ quốc. Giải một trăm ngàn bài toán do người khác đặt ra chỉ mỏi tay chứ sau này chả để làm gì.

Tôi tâm sự điều này với các bạn của mình – đang làm cha mẹ chứ không phải lũ trẻ, bởi chúng có được lựa chọn đâu. Để cha mẹ khoe chúng lên phây, với cơ quan, với họ hàng, bạn nhậu, ngoài chợ, ngoài hành lang chung cư, chúng phải học tới lòi mắt, cộng thêm lời ăn tiếng nói ăn mặc chỉn chu như sách. Chúng đã bán cả sức khỏe tuổi già sau này để báo hiếu ngay bây giờ cho một bọn cha mẹ chưa gọi là già lắm. 

“Cơm cha cơm mẹ đã từng, con nay đi ở kiếm lưng cơm người. Cơm người khó nuốt mẹ ơi. Chẳng như cơm mẹ chỉ ngồi xuống ăn”. Ngày xưa là thế. Bây giờ ăn được bát cơm của mẹ chẳng dễ gì. Có khi còn phải là nhà vô địch, khổ hơn đi ở. 

Trong muôn loài, con người là loài duy nhất nuôi con mà kể công. Loài này ở Việt Nam vừa kể công lại vừa bắt học.

-----
update, post by son dang,

Mỗi mùa tựu trường, có lẽ cần phải nhắc các vị phụ huynh lại một chút về bản chất nền giáo dục Việt Nam. Nó lạc hậu, điều này thì quá rõ. Nó nhồi gánh nặng vào đầu con trẻ bởi 1 danh sách những môn học dài dằng dặc. Và ghê gớm nhất, sau 12 năm, nó bẻ gãy ý chí tự do của một lớp người.

Biết vậy rồi thì ráng đừng bồi thêm khổ nạn vào đầu con trẻ bằng việc vẽ thêm đường cho con cái tham gia vào các cuộc đua chuột, và cho rằng con cái là tài sản của mình. Con cái của các vị, nhớ nhé, là những cá thể độc lập, và thích tự do, chứ không phải là vật thí nghiệm để thêm thành tích-thêm huy chương để làm các bạn tự hào và xoá đi những mặc cảm tự ti về thân phận hay trình độ của bản thân các bạn:))

Bạn thương con, muốn điều tốt nhất cho con? Vậy bạn đã thử tìm cách áp dụng phương pháp giáo dục tốt nhất trên thế giới chưa?

Ví dụ, lướt sơ qua các trang về giáo dục trẻ con 1-13 tuổi của các nước Bắc Âu, họ khuyên gì? Đơn giản lắm: phải cho con trẻ chơi và chơi thật nhiều ngoài thiên nhiên. Điều này giống hệt những quan sát cá nhân của mình. Tương tác và chơi say mê giữa thiên nhiên là điều tuyệt vời nhất của tuổi thơ. Khi chơi say sưa quá 30 phút, trẻ con sẽ tiến vào giai đoạn deep play. Điều này rất có ích cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, khơi dậy sự sáng tạo và cả khả năng phân tích và lý luận. Thế nên đừng hở tí phụ huynh lại lo lắng hay ngứa mắt rồi kêu giật ngược Không Không nhé!

Dĩ nhiên, chơi trong thiên nhiên thì có lợi cho mọi lứa tuổi. Trẻ không chơi già tham tiền tham quyền kinh dị lắm,)) Mà lỡ rồi thì vẫn nên ráng vào rừng nhiều, sẽ bớt chút chút tham sân si:)) (Giáo dục bản thân trước khi đòi dạy con trẻ: lesson no 1:))


Bên Na Uy, trẻ con 1-6 tuổi được thả vào các Vườn Trẻ/Barnehage do nhà nước trợ cấp và chỉ việc chơi thả sức ngoài thiên nhiên. Đến 7 tuổi đi học thì lại được ủng cho chơi thả cửa tiếp hết cấp 1:)) Muốn con mình theo chuẩn Bắc Âu hay theo chuẩn thiên đường XHCN học đến vàng mắt viết văn như tuyên giáo để có điểm 10, điều này tuỳ thuộc vào các vị phụ huynh nhé😉 Chọn đi😁

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc