Nixon hứa gì với Nguyễn Văn Thiệu?

"rằng nếu NVThiệu giữ lập trường không chịu đàm phán để cho kế hoạch của LBJ hỏng, thì sau này Nixon sẽ trả ơn"

shared from fb quoc-anh do,
-----
Cách đây 52 năm, năm 1968 cũng có một cuộc bầu cử Mỹ chưa từng thấy. Tổng thống đương nhiệm Lyndon B. Johnson (Dân chủ) có nhiều chính sách đem lại công bằng cho xã hội Mỹ, nhất là cho người da mầu thiểu số và người nghèo; song bù lại là LBJ lại bị sa lầy trong chiến tranh Đông Dương II. Cũng vì Đảng Dân chủ ủng hộ phong trào Civil Rights (trong đó có luật Voting Rights Act năm 1965, mà đến 2013 thực chất lại bị Toà án Tối cao làm mất hiệu lực), mà ứng cử viên Tổng thống Richard Nixon (Cộng hoà) dùng chiến lược táo bạo thu phục và chia rẽ toàn bộ nhóm chính trị gia Dân chủ Miền Nam, vốn dĩ là tàn dư cả thế kỷ của chế độ sở hữu nô lệ và sau đó là những luật lệ phân biệt chủng tộc đối với người da mầu. Đấy là thời điểm thành phần phân biệt chủng tộc trong chính trị Mỹ chuyển từ Đảng Dân chủ sang Đảng Cộng hoà. Cuộc tranh cử trong nội bộ mỗi đảng cũng khốc liệt, đến mức tháng 3 năm 1968 LBJ tuyên bố không tiếp tục tranh cử, thực chất là nhường lại vị trí ứng cử viên cho Phó Tổng thống Hubert Humphrey (vị thế yếu hơn nhiều, và không ngăn được sự chia rẽ).

Một phần vì mục đích tranh cử, nhưng có phần vì thấy cuộc chiến ở Việt Nam có cơ hội kết thúc thực sự, nội các LBJ gấp rút chuẩn bị đàm phán hoà bình với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (thông qua sức ép trung gian của Liên Xô). Nếu việc này khởi đầu thành công, nó sẽ làm đòn bẩy lớn cho cử tri Mỹ (nhất là cử tri Dân chủ) vốn rất chán ngán chiến tranh, nhất là sau những gì họ thấy trên truyền hình về chiến dịch Tết Mậu Thân.

Lo lắng trước khả năng này, Nixon đã làm một việc phạm pháp nghiêm trọng: thông qua tay chân đưa ra lời hứa hẹn với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu của Việt Nam Cộng Hoà, rằng nếu NVThiệu giữ lập trường không chịu đàm phán để cho kế hoạch của LBJ hỏng, thì sau này Nixon sẽ trả ơn. Vì Nixon không có thẩm quyền ngoại giao, việc đi đêm với một chính quyền nước ngoài trái phép bị coi là một tội. Cũng vì thế, Nixon đã chối bỏ tất cả sự việc cho đến khi chết. Cả người đàn bà gốc Trung Anna Chennault, người trực tiếp thực hiện việc thương lượng với VNCH, cũng bị gạt ra ngoài chính trị một khi Nixon lên nắm quyền.

40 năm sau, cho đến năm 2007, mới có chứng cứ rõ ràng về việc Nixon trực tiếp chỉ huy sự việc này, thông qua những mẩu ghi chép được tiết lộ từ hồ sơ của Chánh văn phòng Nhà Trắng, cánh tay phải của Nixon là Haldeman (sau này là người có vị trí cao nhất phải đi tù vì vụ Watergate). Bài viết dưới đây trên Politico tường thuật lại tương đối chi tiết sự việc này.

Không chắc là sự việc này có làm thay đổi tiến trình chiến tranh ở Việt Nam không. Có điều rõ ràng hơn là nó củng cố niềm tin vào việc làm bậy mà không sợ bị trừng trị của Nixon (mà sau này thấy rõ ràng trong vụ Watergate). 4 năm nay, Mỹ có một Tổng thống còn tệ hại hơn Nixon về nhiều mặt, và có lẽ cũng có cùng niềm tin như vậy.
-----
...In one series of scribbles (chữ viết nguệch ngoạc, chữ viết vội), Haldeman reported Henry Kissinger’s willingness to inform on his U.S. diplomatic colleagues (đồng nghiệp ngoại giao), and keep Nixon updated on President Lyndon Johnson’s furious (giận dữ, điên tiết), eleventh-hour efforts (nỗ lực) to end the Vietnam War (chấm dứt chiến tranh việt nam).

Haldeman, 42, was Nixon’s campaign chief of staff (chánh văn phòng), a devoted (tận tâm, tận tụy) political adjutant (sĩ quan quân đội chịu trách nhiệm về quản trị trong một tiểu đoàn) since the 1950s. In late October 1968, the two men connected on what came to be known as “the Chennault Affair.” Nixon gave Haldeman his orders: Find ways to sabotage (phá hoại ngầm) Johnson’s plans to stage (dàn cảnh, sắp xếp, tổ chức) productive peace talks (đàm phán hòa bình), so that a frustrated (chán nản, chán ngán, chán ngấy) American electorate (cử tri) would turn to the Republicans as their only hope to end the war.

The gambit (sự thí quân để mở đường cho tướng, bước đầu (trong công việc gì)) worked, and the Chennault Affair, named for Anna Chennault, the Republican doyenne and fundraiser who became Nixon’s back channel (cửa hậu, kênh sau) to the South Vietnamese government, lingered as a diplomatic and political whodunit for decades afterward.

Johnson and his aides (phụ tá) suspected this treachery (hành động phản bội, hành động bội bạc, hành động dối trá, hành động lừa lọc) at the time, for the Americans were eavesdropping  (nghe trộm) on their South Vietnamese allies (đồng minh việt nam cộng hòa)—(“Hold on,” Anna was heard telling the South Vietnamese ambassador to Washington. “We are gonna win”)—but hesitated (do dự, ngần ngại) to expose (phơi bày, vạch trần) it because they had no proof (bằng chứng) Nixon had personally directed, or countenanced (ưng thuận, cho phép), her actions. Historians scoured (sục sạo, sục tìm, lùng sục) archives (hồ sơ lưu trữ) for evidence (bằng chứng) that Chennault was following the future president’s instructions (chỉ đạo), without much luck. Nixon steadfastly denied (chối bỏ) involvement (can thiệp, dính líu) up until his death, while his lawyers fended off efforts to obtain records from the 1968 campaign.


1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc