Bao giờ giao dịch cổ phiếu thôi 'tắc đường'?

shared from fb lý xuân hải,
-----
...tình trạng “hạ tầng tắc nghẽn” ấy có vẻ còn như một dấu hiệu đặt ta mang tính căn cơ hơn: Có phải chỉ hạ tầng CNTT? Theo tôi với thị trường hiện nay không chỉ có vậy.

1. Trước hết là sứ mệnh: Mọi nền tài chính đứng trên hai chân trụ là Thị trường Vốn (TTCK) và Thị trường tiền tệ (Ngân hàng). Hai thị trường này cần gắn bó với nhau, hỗ trợ nhau và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chiến lược là cung cấp vốn, phân bổ vốn và luân chuyển vốn cho nền kinh tế. Với quy mô hiện nay của TTCK Việt Nam có thể nói đã ngang tầm với TT Tiền tệ để thực hiện sứ mệnh phục vụ kinh tế Việt Nam. Với vô số lợi thế, tôi nghĩ hoàn toàn đã đến lúc nghĩ đến để TT Tài chính Việt Nam vươn ra khu vực gần: các quốc gia Đông Dương và lân cận là Lào, Campuchia, Myanmar... Hiện nhiều Ngân hàng Thương mại Việt Nam đã vươn ra khu vực này nhưng TTCK thì chưa thấy.

2. Thị trường hàng hoá: Một chủ đề quan trọng, đang là khoảng trống và quy mô quá nhỏ bé, thô sơ.

3. Như một theo dõi riêng tôi thấy ở các quốc gia đủ rộng lớn có nền kinh tế phát triển trung tâm Tài chính và Trung tâm Chính trị thường không nằm chung một chỗ: Mỹ là New York và Washington, Đức là Frankfurt và Berlin, Trung Quốc là Thượng Hải và Bắc Kinh... đây cũng là các trung tâm tài chính toàn cầu lớn nhất hiện nay. (Hỏi chuyện một anh bạn chuyên gia phong thủy, anh ấy bảo cũng như xây dựng điểm kinh doanh không nên gần hay đối diện đền, chùa. Không biết vì sao nhưng quả thật khi chọn địa điểm các doanh nhân thường làm vậy). Đặc điểm chung của các trung tâm này là lịch sử và gần với khu vực kinh tế phát triển. Với cách nhìn ấy hoàn toàn có thể xây dựng Thành phố Hồ Chí Mình, trung tâm tài chính tiền tệ của Việt Nam, thành trung tâm tài chính tiền tệ cho khu vực Đông Dương và lân cận. Với quan hệ lịch sử sẵn có, thuận tiện về địa lý và ưu thế về quy mô... TP Hồ Chí Mình đang sẵn có hình hài của một Trung tâm Tài chính, Financial HUB, của Việt Nam để trở thành TTTC khu vực và thực hiện sứ mệnh là cửa ngõ bước vào nền kinh tế khu vực này. Chỉ cần một chương trình chiến lược hợp lý và bộ máy triển khai nhanh nhạy.

4. Hạ tầng pháp lý và chuẩn mực, bao gồm quản trị: Để Việt Nam trở thành HUB Tài chính- Tiền tệ cần phải hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới. Để hội nhập chúng ta cần nói chung một ngôn ngữ pháp lý, áp dụng chung một tiêu chuẩn kỹ thuật và một chuẩn mực quản trị. Quá trình này trên thực tế đang diễn ra và đến hôm nay có thể nói hạ tầng đã có phần nào. Chỉ cần tiếp tục thay đổi một cách nhất quán.

5. Hạ tầng giao thông và Logistics: Mọi giao dịch tài chính tiền tệ đều gắn ít nhiều với giao dịch hàng hoá. Do vậy việc quy hoạch và thiết lập hạ tầng giao thông và logistics là rất cần thiết bên cạnh thị trường tài chính.

6. Hệ thống doanh nghiệp: Mọi thị trường tài chính mạnh đều gắn với nền kinh tế lớn và mạnh. Mọi nền kinh tế lớn và mạnh đều cấu thành bởi doanh nghiệp mạnh, cạnh tranh tốt. Các trung tâm tài chính của các vùng lãnh thổ, quốc gia nhỏ không có nền kinh tế lớn thì xây dựng hạ tầng mạnh bên cạnh các nền kinh tế lớn như Hongkong gắn với châu Á và sau là Trung Quốc, Singapore với Châu Á và Đông Nam Á, Dubai với Trung Đông. Việt Nam với thị trường 100 triệu dân hoàn toàn có thể và đang trở thành một nền kinh tế quy mô không nhỏ. Theo tôi đánh giá GDP Việt Nam sẽ đạt 500-600 tỷ USD (nominal) không quá khó khăn. Khó khăn của bẫy thu nhập trung bình là sau đó. Trong quá trình này hệ thống doanh nghiệp Việt Nam và khu vực hoàn toàn có thể trong vài chục năm tới đạt cấu trúc một kim tự tháp với một số doanh nghiệp giá trị dăm chục thậm chí trăm tỷ đô; vài chục doanh nghiệp 10-20 tỷ đô; dăm chục một trăm doanh nghiệp tỷ đô và hệ thống rộng khắp các doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ trợ. TTCK và TT Tiền tệ phục vụ hệ thống Thị trường Tài chính và doanh nghiệp quy mô như thế này chắc sẽ khác xa ngày hôm nay. Và đòi hỏi một hạ tầng CNTT hoàn toàn khác.

Mấy hôm nay lùm xùm vụ sàn HOSE bị nghẽn... lại nhớ ước mơ 300 triệu ngày nào. Thấy thật đáng mừng khi ước mơ ngày nào thành sự thật.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc