Quá tải thông tin, chứng nghiện tin và cách khắc phục

lên mạng chỉ 15' mỗi ngày vào lúc 3h chiều là đủ nhé...

shared from fb dao trung thanh,
-----
Điện thoại đã trở thành một phần nối dài của cơ thể bạn, chồng lên lớp vỏ não (cerebral cortex) là phần tiến hóa của con người từ động vật cấp cao. Với nhiều người có thể động vào bất cứ thứ gì trên cơ thể nhưng đừng động vào bí mật đằng sau chiếc điện thoại. Sáng dậy, việc đầu tiên là nghe tiếng ting, ting,.. cảnh báo có thông tin mới trên mạng xã hội, inbox, email,…Và như thế, chúng ta bắt đầu một ngày mới với cảm xúc thường là căng thẳng, kịch tính và tiêu cực của mạng xã hội.

Theo các nghiên cứu tại Mỹ, bộ não con người chưa bao giờ chịu sự quá tải lớn đến vậy với lượng thông tin mỗi ngày tiếp cận lên đến 34GB nội dung và 100.000 từ. Đa phần thông tin trong đó được con người tiếp nhận thụ động: những dòng cảm xúc không đến từ những mối quan hệ quan trọng, những thông tin không thuộc những chủ đề nằm trong mối quan tâm, những mặt hàng hoặc dịch vụ không phải nhu cầu thiết yếu. Nhiều tin tức trên mạng xã hội cũng không qua bộ lọc sản xuất tin tức chuyên nghiệp, nếu không nói là đầy ắp những “thông tin thô” sai lệch, định kiến, bạo lực …

Chuyên gia tâm lý Rolf Dobelli nói rằng “Tin tức chủ yếu mang đến sự mới mẻ (novelty) nhưng lại không liên quan (relevant) đến những quan tâm cốt lõi của nhiều người”. Đó là vấn đề khá lớn.

Nhà nghiên cứu Leon Festinger đánh giá: “Mỗi cá nhân bẩm sinh đều khao khát muốn biết họ so với những người xung quanh như thế nào ở các phương diện họ cảm thấy quan trọng, từ đó đưa ra đánh giá về hiện trạng bản thân.” Đó là nền tảng của hội chứng FOMO (Fear Of Missing Out), không thể hoãn sự sung sướng được biết “Trà xanh” Thiều Bảo Trâm hiện nay thế nào, Trấn Thành nổi đóa vì Hariwon nói khó có con hay Hồ Ngọc Hà hiện có hạnh phúc bên diễn viên Kim Lý hay không?

Kết quả nghiên cứu cho thấy, FOMO phổ biến nhất ở người tuổi từ 18 đến 33. Hai phần ba số người trong nhóm tuổi này cho biết họ cảm thấy nỗi sợ hãi bị bỏ lỡ. Nghiên cứu này cũng cho biết, FOMO có thể gây tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. Cảm giác sợ hãi liên tục việc bỏ lỡ các sự kiện có thể dẫn đến lo lắng và trầm cảm. Các nhà tâm lý học cho rằng, những lo ngại về việc bỏ lỡ có thể là một loại biến dạng nhận thức, gây ra những suy nghĩ tiêu cực.

Lời khuyên cho người mắc chứng FOMO và nghiện tin
Các nhà tâm lý học thường đưa ra một lời khuyên cho thân chủ, những người đang đối mặt với hội chứng FOMO rằng hãy JOMO, (“Joy of Missing Out”). Thay vì sợ bị bỏ lỡ, bạn hãy hưởng thụ niềm vui bỏ lỡ nó. Hãy thôi lo lắng, phân vân việc không thể có mặt ở cùng lúc nhiều sự kiện đang diễn ra. Bạn hãy thử đặt chúng ngang hàng với những nhiệm vụ của riêng mình như về ăn tối với gia đình, đọc nốt cuốn sách yêu thích.

Tất nhiên, chúng ta không thể thoát ly hoàn toàn hiện thực cuộc sống với tin tức tràn ngập trên mạng xã hội. Có thể tham khảo kinh nghiệm của ca sỹ Hà Okio, anh chỉ lên Facebook mỗi ngày một lần vào lúc khoảng 15h mỗi ngày, mỗi lần chỉ lên 15 phút. Theo Hà Okio, khoảng thời gian đó là đủ để anh có thể cập nhật thông tin của bạn bè. Đây là một cách rất hay để bạn không bị phụ thuộc vào mạng xã hội.

Facebook chỉ hiển thị khoảng 15% số bạn bè có trong danh sách bạn bè và mỗi người có thể lọc ra những người bạn quan tâm, hạn chế những người bạn không thích. Chức năng này có ưu điểm, những người bạn quan tâm nhất sẽ luôn xuất hiện hàng đầu trong News Feed của bạn.

Quan trọng là thiết lập được một cơ thế “đọc chọn lọc”, chỉ theo dõi những tin liên quan thiết thực đến bản thân, đọc những người có uy tín chuyên môn trên mạng và đương nhiên, cần đăng ký bản tin chọn lọc mà bác Đào sẽ thực hiện trong thời gian sắp tới.

PS: Tiên sư thằng Mark Zuck, chả hiểu sao gần đây tút nào của mình nó cũng gắn mác m.u.a hay b.á.n cái gì đó. Tút này có thể hiểu vì đang chỉ trích nó. Các bạn cứ chia sẻ nhiệt liệt để thấy sự tồi tệ của AI Facebook vậy.

Bài trước: Học xong lạc lối
Tags: skill

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc