Giai cấp vô dụng

shared from fb đào trung thành,
-----
Photo by Afif Kusuma on Unsplash.

Useless class

Vì thời gian hạn chế của buổi nói chuyện với sinh viên về Chủ đề "Sinh viên cần chuẩn bị gì cho thời đại 4.0", tôi không có nhiều thời gian để trình bày thêm về vấn đề "useless class", thuật ngữ do sử gia Yuval Harari đề xuất và được quan tâm của nhiều học giả, chính khách toàn thế giới trong bối cảnh sự thất bại của hệ thống được thúc đẩy bởi Brexit, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cực đoan, làn sóng di cư, khủng hoảng danh tính, sụp đổ sinh thái, gián đoạn công nghệ và dịch bệnh COVID-19.

Bức tranh khá ảm đạm. Harari đề cập đến một "tầng lớp vô dụng mới" (a new useless class) vất vả chống chọi về kinh tế và chính trị để điều hướng trong một thế giới đầy biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ (VUCA). Một lớp người thiếu khả năng bền bỉ (resilience) tinh thần hoặc không đủ điều kiện để làm mới bản thân, không có khả năng học và học lại (relearn), bỏ qua những giáo điều (unlearn) xưa cũ và học thêm các kỹ năng cần thiết trong thế kỷ 21. Những người thất nghiệp và không có việc làm và không chỉ có thế mà còn không có cơ hội được tuyển dụng (unemployable). Một loại người mới mà người ta tạm gọi là Homo Inutilis ('Con người Vô dụng'), từ quan điểm kinh tế và chính trị.

Homo Inutilis hay useless class là hệ quả tất yếu của thời đại với một nền công nghệ tiên tiến, AI, Big data, Công nghệ sinh học, công nghệ Nano, máy tính lượng tử khiến cho một tầng lớp không thể xoay xở để thích nghi với môi trường mới. Đó là sự đáng thương có thể xảy ra ở mọi nơi với tất cả mọi người.

Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội của Việt Nam, sau khi đã đi khảo sát dịch vụ Grab, đưa ra đánh giá đáng ngại, đến 80% tài xế Grab xe ôm là cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp. Sự liên hệ từ "useless class" và Grab theo chiều hướng mà diễn giả nói không ở khía cạnh coi thường những người lao động giản đơn vì Jenny Lê Quế Phương cũng là người lăn lộn, kiếm tiền giỏi thời sinh viên, bản thân tôi cũng là gia sư, chạy bàn, bán nước thời còn sinh viên cách đây 30 năm. Nếu có GRAB thì chắc mình cũng chạy chứ đâu ngán gì!

Mà ở khía cạnh xã hội, việc hình thành tầng lớp Grabber từ cử nhân và thành phần có trí thức khác là sự lãng phí nguồn lực xã hội, của gia đình và chính các bạn cử nhân. Đó là điều đáng buồn hơn đáng trách. Tôi hy vọng các bạn sinh viên sắp ra trường ý thức về điều này.

Trong buổi nói chuyện, tôi cũng chia sẻ thêm về sự thay đổi tư duy, "chuyển dịch hệ hình" (paradigm shifting) - từ dùng của Thomas Kuhn - 7 nguyên tắc của một nhân viên tương lai (Future of Work -Jacob Morgan) và khuyến khích một tinh thần tự học suốt đời.

Lực lượng lao động hiện tại và tương lai cần sự kết hợp chất lượng của thế kỷ 21 gồm các kiến thức nền tảng (đọc viết, toán học, STEM, tài chính, văn hóa và công cụ kỹ thuật số), kết hợp với năng lực nền tảng như sáng tạo, giao tiếp kể chuyện, cộng tác, giải quyết vấn đề phức tạp và phản biện/ tư duy thiết kế và thái độ và tính cách phù hợp như khả năng thích ứng, sự nhanh nhẹn, vui tươi hoặc trò chơi, thử nghiệm, tò mò, trí tưởng tượng, sự đồng cảm, niềm đam mê, định hướng giá trị, khả năng phục hồi tinh thần, tinh thần kinh doanh, tinh thần vượt qua nghịch cảnh (AQ)...

Nếu bạn không cố gắng thì khả năng bạn sẽ rơi vào "tầng lớp vô dụng" (useless class). Có nhiều điều rất khó nghe nhưng là sự thực.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc