Bạn muốn viết nhiều thì làm thế nào?

shared from fb đào trung thành,
-----
Picasso có 50.000 tác phẩm trong suốt cuộc đời. Ngày nào ông cũng vẽ đến 2h sáng. Thomas Edison có 1.023 patent. Mozart có 600 tác phẩm âm nhạc, Isaac Asimov viết 500 sách đa số về khoa học viễn tưởng trong suốt hành trình sống. Chuyên gia Seth Godin có 7.000 posts trên Blog và 17 cuốn sách,… Danh sách khá dài mà tôi chỉ nêu vài tên tiêu biểu.

Viết hay là yếu tố nhắm đến và là một yếu tố bên ngoài, khó kiểm soát. Nhưng viết nhiều thì có thể thực hiện nằm trong tầm kiểm soát với một số quyết tâm. Theo định luật Ted Sturgeon, mang tên nhà văn khoa học giả tưởng, 90% những được viết ra là nhảm nhí. Bạn có thể phản bác rằng có người viết ít nhưng lại có vài tác phẩm để đời. Số này không nhiều. Vì vậy, chỉ có cách gia tăng khối lượng để bù vào chất lượng nếu không muốn công cuộc viết lách của mình phụ thuộc nhiều vào may rủi.

Người chuyên nghiệp không thể để yên-sĩ-phi-lý-thuần (inspiration) gõ cửa. Nhà văn Anh nổi tiếng Somerset Maugham nhận xét:

“I write only when inspiration strikes. Fortunately it strikes every morning at nine o'clock sharp.”

("Tôi chỉ viết khi cảm hứng gõ cửa. May mắn, nó luôn gõ mỗi sáng vào lúc 9h đúng.")

Vài năm gần đây, tôi cũng áp dụng cho bản thân mình, khoảng 8h hay 8h30 là ngồi trước màn hình, gõ những ý tưởng có trong đầu hay sửa lại những ý tưởng trước đó được lưu trong cơ sở Personal Knowledge Management.

Nhiều bạn nói rằng em có rất nhiều ý tưởng, mỗi tội không thích viết ra thôi. Đúng thế! Mỗi ngày chúng ta có hàng nghìn ý tưởng mà đa phần là vớ vẩn, một vài ý tưởng độc đáo có thể triển khai. Nhưng chỉ khi ngồi trước màn hình, đặt tay lên bàn phím, bạn mới ý thức đầy đủ sự khó nhọc của việc viết. Bạn sẽ phải học cách lên dàn ý, bố cục ý tưởng, tạo nút thắt, giải quyết vấn đề. Viết không dễ nếu bạn thiếu rèn luyện. Hôm nọ, một ông bạn rất giỏi viết tâm sự rằng thật sự khó khăn khi phải viết lại vì lâu rồi không viết.

Bạn có thể bỏ qua việc viết lách như nhiều lãnh đạo hiện nay, chỉ cần nói giỏi, chém gió giỏi. Nhưng chỉ khi viết, bạn mới chứng tỏ khả năng tư duy nhạy bén, logic và sáng tạo của bản thân.

Isaac Asimov khuyên: “Để trở nên viết một cách sung mãn, bạn phải là một người sống thành thật, có định hướng, không ngừng nghỉ”.

Chuyên gia phát triển cá nhân Thomas Oppong sau khi nghiên cứu những người có sự sung mãn (prolific) đã rút ra một số phương cách mà bạn nên áp dụng cho mình:

💡 Bắt đầu với sự tò mò và nuôi dưỡng sự tập trung.

💡 Khởi động công việc bằng cách lần ngược từ kết quả (Start with the end in mind)

💡 Làm công việc đầu tiên vào buổi sáng vì thời gian này bạn không bị phân tâm. Rất nhiều người trong số họ là những người dậy sớm. Ernest Hemingway thích làm việc từ 5 giờ sáng.

💡 Viết hầu như mỗi ngày, dành thời gian cho những gì mà bạn làm tốt nhất vào thời điểm đó.

💡Dành thời gian để đi lang thang. Điều này dẫn đến tư duy sáng tạo. Nuôi dưỡng ý tưởng ngay cả khi bạn không thực hành/ làm việc/sáng tạo. Đi bộ có chủ ý là một trong những cách phổ biến nhất mà những người sáng tạo “tư duy về tư duy” (think about their thinking) của họ. Beethoven thích đi bộ.

💡 Suy nghĩ một thời gian dài hàng năm, thập kỷ mà không mất tập trung.

💡 Xây dựng một hệ thống đầu ra sáng tạo (creative output system), một thói quen thường nhật mặc định, khiến bạn ít phải suy nghĩ về việc bố trí thời gian trong ngày thế nào một cách hiệu quả và kích hoạt công việc mỗi ngày một cách dễ dàng khi có kế hoạch từ trước.

🔑 Tất nhiên, có những ngày bạn không muốn làm việc và thất bại trong việc duy trì tính liên tục. Không sao, bạn có thể nghỉ hôm đó nhưng phải sớm quay lại công việc thường nhật để duy trì động lực.
Photo by Jodie Cook on Unsplash.

Bài trước: Mô hình Cynefin nổi tiếng
Tags: skill

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc