Ngồi ghế nào thì hành xử theo ghế đó

shared from fb Hoàng Tư Giang,
-----
“Anh viết không như anh đăng fb, càng không như những điều anh nghĩ mà anh nói với em. Anh có còn là anh?”. Có lần một đồng nghiệp nói toẹt vào mặt tôi. Tôi chỉ cười. Câu này tôi từng nói với một đồng nghiệp già cách đây hơn thập kỷ.

Cậu em chưa biết một việc, ở đất nước này không ai muốn bị mất mặt cả.

Báo chí vừa là “phương tiện thông tin”, là “cơ quan ngôn luận”, là “diễn dàn của nhân dân”. Dù vai trò nào cũng đúng, nhưng nhiều vai trò quá, nên nhiều khi lẫn lộn, thậm chí không song hành cùng nhau.

Lâu nay chúng ta vẫn nói “ý đảng, lòng dân” nhưng trong nhiều trường hợp, lòng dân đâu có trùng khớp. Vậy báo chí đứng ở đâu, là cái loa cho tổ chức, hay diễn đàn nhân dân?

Báo chí chưa bao giờ được coi là một ngành hay được ứng xử như một khu vực trong nền kinh tế, dù đa số phải tự bơi. Môt bài báo cũng như một sản phẩm, có hay người ta mới đọc, tìm đọc; còn không thì có ấn vào tay người ta cũng bỏ.

Chúng ta cố gắng chụp ảnh lại sự vật, hiện tượng hay như tấm gương phản chiếu sự vật, hiện tượng. Những cái đó mà đen, mà xám thì làm sao trở nên đỏ, nên hồng trong ảnh, trong gương? Vậy mà nhiều khi nó lại đỏ rực, hồng rực lên đẹp đẽ.

Ở góc độ phát triển, muốn trở nên thịnh vượng và giàu có, chúng ta có vạch mặt, chỉ tên các điểm nghẽn trong chính sách, trong tư duy, hay đơn giản chỉ là lờ đi?

Biết bao nỗi đau khổ, bức xúc của dân đã được phản ánh? Một ví dụ nhỏ: cách ly là một biện pháp không thể tiếp tục về nhiều mặt, đặc biệt là quyền con người, về cách chữa bệnh trong tình hình hiện nay, chúng ta đã dám nói?

Vì sao MXH lên ngôi?


Xin post lại một câu chuyện cũ về khí phách của phản biện:

Một ông bộ trưởng kể, có lần một ông to tiếp một số đồng nghiệp cũ. Cuối bữa, ông ấy muốn mọi người nhận xét về ổng. Ai ai cũng nói lời hay ý đẹp. Một nữ đồng nghiệp, người đã tiếp xúc với ổng nhiều năm, nhất định không nói. Bị ép nhiều quá, chị mới nói: “Em nói điều này, có thể anh phật ý, nhưng xin nói thẳng. Hồi trước, khi còn làm nghề, anh sống và viết rất được. Anh lên trưởng phòng thì nói và làm ngày càng nhạt… Đến bây giờ thì anh không còn là anh của ngày hôm qua nữa. Anh nói trái điều anh suy nghĩ, anh làm trái với điều anh tư duy. Con người anh đã biến đổi hoàn toàn, sa đọa đi”.

Mặt ông ấy sầm cả lại. Vì sao, ở những vị trí cao họ không còn nói và làm như cái tâm của mình, như cái đức từng có. Ngồi ghế nào thì hành xử theo ghế đó.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc