Phẩm giá

shared from fb Hoàng Tư Giang,
-----
Photo by Nina Hill on Unsplash.

Cách đây hơn 1 năm, khi Pháp bùng dịch có một câu chuyện đáng quan tâm tôi đọc được của một nhà văn. Vợ chồng cụ ông bà người Việt đều trên 80 được con cái lo lắng, mời về nhà chăm sóc để tránh dịch, ... nhưng họ không đồng ý.

Họ nói: “Thân thể của ta, hãy để ta tự quyết định”, và ở lại nhà tự chăm nhau.

Nói ra được như vậy như các cụ không đơn giản chút nào.

Chúng ta có được suy nghĩ như các cụ?

Vì sao chúng ta lại hoảng loạn đến vậy? Vì sao chúng ta chưa bao giờ bình tâm để có thể nói ra, hay làm được điều gì đó tương tự?

Hãy nhìn những công nhân phá rào, trốn chạy trong clip trên báo và mạng xã hội khi nhà máy phát hiện F0, chuyện tưởng chỉ xảy ra ở Cam.

Hãy xem những trường hợp bệnh nhân đi khắp các bệnh viện mà bị từ chối.

Thử nhìn những bệnh viện, nhà máy, công xưởng bị phong tỏa, các nhân viên y tế, công nhân, người làm bị mang đi cách ly.

Vì sao hai cụ có phẩm giá, tự trọng và hiểu biết để hành xử như vậy, còn những người Việt khác ở tuổi con cháu các cụ chạy như vịt?

Có nhiều nguyên nhân, trong đó có 1 nguyên nhân cơ bản: họ sợ bị điệu đi cách ly tập trung, trong đó không ít nơi đã trở thành lò ấp F0.

Nỗi sợ hãi đó là có cơ sở, nhất là khi ở một số tỉnh đưa ra các biện pháp cực kỳ cực đoan, phi nhân tính, ví dụ bắt các thanh niên tụ tập hát karaoke đi cách ly tập trung.

Đó là sự trừng phạt, đó không phải cách chữa bệnh.

Đã ai đo lường sức khỏe tinh thần của các F1, F0 những ngày trong khu cách ly?

“Chống dịch như chống giặc” - ở khía cạnh nào đó làm cho chúng ta chống nhau, nghi kỵ nhau, hiềm khích nhau, coi F0 quá hủi.

Chúng ta chia rẽ, thiếu sự cảm thông? Chúng ta lờ đi các giá trị nhân văn, nhân phẩm, tự tôn, trách nhiệm?

Một xã hội hài hòa, bao dung làm sao phát triển trên nền tảng đó?

Rất may là F1 đã được cho tự cách ly ở nhà.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc