Ý nghĩa thực sự của cuộc tranh luận Brexit?

nguồn: New York Times,

Thu Anh dịch,


The Real Meaning of the Brexit Debate

Ý nghĩa thực sự của cuộc tranh luận Brexit

 

 

How did they get to be like this?

Vì sao lại đến cơ sự này?

 

 

The English think of themselves as a tolerant, imperturbable people, given to self-deprecation and understatement.

Người Anh luôn nghĩ họ khoan dung, điềm tĩnh, có xu hướng tự ti và ăn nói nhún nhường.

 

 

To outsiders, they can appear chilly and stuck-up.

Theo cách người ngoài nhìn họ, họ có vẻ lạnh lùng và tự đại.

 

 

Now, almost overnight, they (or we, to cast off my thin disguise) seem to have become a bunch of hysterical, self-pitying paranoiacs.

Giờ đây, thật hoàn toàn bất ngờ, họ (hay chúng ta, tôi tự gỡ bỏ chiếc mặt nạ của mình) dường như đã trở thành một lũ hoang tưởng kích động, đáng được thương hại.

 

 

Brexit has knocked us off our trolleys, depriving at least half the nation of any sense of proportion.

Brexit khiến chúng ta điên cuồng, khiến ít nhất một nửa đất nước mất khả năng nhận thức.

 

 

Jacob Rees-Mogg, who wears antique three-piece suits and is now leader of the House of Commons, told the Tory Party conference that Brexit “is so important in the history of our country.

Lãnh đạo Hạ viện Jacob Rees-Mogg -- người thường mặc bộ áo vest 3 mảnh -- nói trong hội nghị Đảng Tory rằng Brexit “rất quan trọng trong lịch sử đất nước chúng ta.

… It’s Waterloo!

… Đó là Waterloo!

It’s Crécy!

Đó là Crécy!

It’s Agincourt!

Đó là Agincourt!

We win all these things!”

Chúng ta phải giành chiến thắng tất cả các trận đánh này!”

 

 

The veteran Brexiteer Max Gammon claims that “we are in fact at war” — with Germany, of course, as usual.

Max Gammon -- người ủng hộ chính sách Brexit kì cựu tuyên bố: “trên thực tế, chúng ta đang trong một cuộc chiến” — tất nhiên là với Đức, như thường lệ.

 

 

For it is a commonplace among those of a Brexotic temperament that the European Union is simply a replay of earlier devilish plots to take over poor little Britain.

Đối với những người Brexotic, luận điệu thường xuyên của họ là Liên minh châu Âu chỉ đơn thuần chỉ là màn tái hiện những âm mưu thâm hiểm trước đây nhằm chiếm đoạt một Vương quốc Anh nhỏ bé.

 

 

As Boris Johnson told The Daily Telegraph a month before the E.U. referendum:

Một tháng trước cuộc trưng cầu dân ý của Liên minh châu Âu, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với tờ The Daily Telegraph:

 

 

“Napoleon, Hitler, various people tried this, and it ends tragically.

“Napoléon, Hitler, nhiều người đã thử, tất cả đều kết thúc thật thảm hại.

 

 

The E.U. is an attempt to do this by different methods.”

Liên minh châu Âu là một nỗ lực -- bằng nhiều cách khác nhau -- nhằm thực hiện điều này."

 

 

It is breathtaking that a people renowned, even infamous, for its phlegm should swallow this hogwash.

Thật nực cười khi một dân tộc nổi tiếng, hay thậm chí tai tiếng, với sự lạnh lùng có thể nuốt trôi thứ tào lao như vậy.

 

 

There could be no better guide to the murky labyrinth that has brought us here than “The Politics of Pain,” by Fintan O’Toole, a quizzical, acerbic Irishman who bears a passing physical resemblance to Samuel Beckett and who deploys more than a little of Beckett’s frosty irony.

Đẩy chúng ta tới mê cung u ám này, không có chỉ dẫn nào đúng hơn cuốn sách “The Politics Of Pain” (Chính trị của Nỗi đau) của Fintan O'Toolet -- tác giả người Ireland kỳ quặc, hiếu thắng, người có nét giống với Samuel Beckett và là người áp dụng nhiều thủ pháp mỉa mai lạnh lùng của Beckett.

 


 

For O’Toole, “Brexit is at heart an English nationalist project.”

Theo O'Toole, "Tận cốt lõi, Brexit là một dự án dân tộc chủ nghĩa của nước Anh."

 

 

Opinion polls have shown that Scotland and Ireland can go hang, as far as Brexotics are concerned.

Các cuộc thăm dò dư luận chỉ ra rằng -- như những người Brexotics lo ngại -- Scotland và Ireland chẳng quan tâm.

 

 

They are devout believers in English exceptionalism.

Họ là những người hoàn toàn tin vào chủ nghĩa biệt lệ của Anh.

 

 

It was embarrassingly obvious that they never had a plan for what was to happen after Brexit, because they weren’t really interested in the E.U.

Điều hiển nhiên tới mức bối rối là họ chưa từng lên kế hoạch cho những gì tiếp sau  Brexit, vì họ không thực sự quan tâm đến Liên minh châu Âu.

 

 

They were interested only in England.

Họ chỉ quan tâm đến nước Anh.

 

 

These were the people who never stopped resenting that, despite its heroics in World War II, England should have come down in the world, while remaining convinced that in some indefinable but ineradicable way it was still superior, and deserved better than to be submerged as one ordinary middle-sized nation among 27 others.

Đây là những người không ngừng phẫn nộ rằng, dù đã trở thành anh hùng trong Thế chiến II, nước Anh lại mất vị thế, trong khi vẫn tin chắc -- theo cách nào đó không định nghĩa được, nhưng cũng không hoàn toàn loại bỏ được -- rằng nước Anh vẫn ở vị thế trội hơn, rằng nó xứng đáng hơn thế, chứ không chỉ là một nước quy mô trung bình, tầm thường cùng với 27 nước khác.

 

 

Out of this weird mind-set (which has possessed somewhere between a third and a half of English voters all through Britain’s membership in the E.U.) arose an even weirder politics, led by the weirdest character ever to reach Downing Street.

Từ lối suy nghĩ kỳ cục này (chiếm tới hơn 1/3 cho tới 1/2 số cử tri Anh bỏ phiếu cho việc Anh ở lại Liên minh châu Âu) đã dẫn tới một nền chính trị thậm chí còn kỳ quặc hơn, được lãnh đạo bởi nhân vật kỳ quặc nhất từng đến Phố Downing.

 

 

Among the many other sources that O’Toole ransacks so delightfully, from “The Italian Job” to “Fifty Shades of Grey,” he recalls from Yeats’s “The Fisherman”:

Trong số nhiều nguồn O’Toole vui vẻ lục lại, từ "The Italian Job" (Phi vụ Ý) đến "Fifty Shades of Grey" (50 sắc thái), ông nhớ lại từ bài thơ "The Fisherman" (Người đi câu) của Yeats:

 

 

“The clever man who cries / The catch cries of the clown.”

“Người khôn khóc ròng / Thằng hề vớ bở”.

 

 

From his beginnings as a young correspondent in Brussels, Johnson has employed a shtick that has been a compound of childish gags and playground insults, interspersed with outrageous lies about Brussels’s plans to forbid children to play with balloons or to eat prawn-flavored crisps.

Ngay từ những ngày đầu là một phóng viên trẻ ở Brussels, Johnson đã dùng đến mánh lới vừa lừa dối vừa lăng mạ của trẻ con, thêm vào đó là những lời nói dối thái quá về kế hoạch của Brussels cấm trẻ em chơi với bóng bay hay ăn khoai tây chiên giòn có vị tôm.

 

 

He is the naughty boy who boasts of stealing his wife’s toast in a hospital, who ridicules Theresa May’s painstaking negotiations as “polishing a turd” and calls black boys “pickaninnies,” a word not heard in British politics since Enoch Powell 50 years ago (and as O’Toole rightly hazards, deliberately echoed by Boris).

Anh ta là chàng trai hư khoe khoang về việc ăn trộm bánh mì nướng của vợ trong bệnh viện, người đã chế giễu các cuộc đàm phán khó khăn của bà Theresa May là “đánh bóng cục phân” và gọi người da màu là "pickaninnies", từ đã không còn được nghe trong chính trị Anh kể từ thời Bộ trưởng Y tế Enoch Powell 50 năm trước (đúng như mối lo chính đáng của O'Toole, Boris cố tình lặp lại).

 

 

“My policy on cake is pro having it and pro eating it.”

"Chính sách của tôi về “bánh” là ăn bánh và vẫn còn bánh.”

 

 

Oh how we laughed.

Thật nực cười.

 

 

There are minor flaws in this irresistible firecracker of a book.

Có đôi chút sai sót trong cuốn sách châm ngòi lửa giận không thể cưỡng lại này.

 

 

It was Madame Defarge, not Madame Lafarge, who sat by the guillotine, and Churchill, not Lloyd George, who decided to send the Black and Tans into Ireland.

Đó là Madame Defarge, chứ không phải Madame Lafarge, là người ngồi bên máy chém, và Churchill, chứ không phải Lloyd George, là người quyết định cử người da màu và da vàng đến Ireland.

 

 

Nor was Enoch Powell opposed to the welfare state.

Enoch Powell cũng không phản đối nhà nước phúc lợi.

 

 

On the contrary, as minister of health, he devised huge plans for the National Health Service and for the care of the elderly.

Trái lại, với tư cách là Bộ trưởng Y tế, ông đã vạch ra những kế hoạch vĩ đại cho Dịch vụ Y tế Quốc gia và chăm sóc người già.

 

 

From Bismarck on, nationalists have cherished the welfare state as a means of cementing the loyalties of the working classes.

Từ thời Thủ tướng Đế quốc Đức Otto von Bismarck trở đi, những người theo chủ nghĩa dân tộc đã coi trọng nhà nước phúc lợi như phương tiện để củng cố lòng trung thành của các giai cấp lao động.

 

 

But O’Toole’s most luckless misstep has been his premature exultation in the failure of Boris Johnson to become prime minister.

Nhưng sơ suất xui xẻo nhất của O'Toole là ông vui hơi sớm khi Boris Johnson không trở thành thủ tướng.

 

 

He wrote in the British edition of the book, published in November last year and appearing again in this American edition, that Johnson “could not actually make himself leader of a country that had just effectively voted for him,” since he came from “a decadent and dilettante political elite.”

Trong ấn bản ở Anh của cuốn sách, được xuất bản tháng 11 năm ngoái và cũng trong ấn bản ở Mỹ, O'Toole viết rằng Johnson “không thể thực sự trở thành lãnh đạo của một đất nước trên thực tế vừa bỏ phiếu cho mình,” vì ông ta xuất thân từ “tầng lớp tinh hoa chính trị tài tử và suy đồi.”

 

 

Well, as it turned out, in the end he could.

Cuối cùng thì, hóa ra, ông ta làm được đến cùng.

 

 

The joke had gone so far that it overwhelmed all the sobersides who couldn’t see the joke.

Trò đùa đã đi quá xa đến mức những người nghiêm túc vốn không thể hiểu trò đùa cảm thấy choáng ngợp.

 

 

Marx was right about that at least:

Ít nhất Marx đã đúng:

 

 

When history repeats itself, tragedy pops up again as farce.

Khi lịch sử lặp lại, bi kịch xảy ra như một trò hề.

 

 

What is O’Toole’s antidote?

Giải pháp của O’Toole là gì?

 

 

That we should try to take advantage of this emergent English community and revive it in “the English radical, socialist and liberal traditions.”

Là chúng ta nên cố gắng tận dụng cộng đồng Anh đang nổi lên và làm nó hồi sinh với “truyền thống cấp tiến, xã hội chủ nghĩa và tự do của người Anh”.

 

 

Is that really a likely runner in a climate of such rancid nationalism?

Liệu đây có thực sự là một thông điệp khả dĩ trong bầu không khí dân tộc chủ nghĩa đầy dơ bẩn này không?

 

 

How are the Brexotics to be reconciled to living in a quiet unpretentious country at peace with its neighbors?

Làm thế nào những Brexotics có thể cam chịu sống trong một đất nước khiêm tốn, lặng lẽ và hòa bình với các nước láng giềng?

 

 

If you have the answer, do let us know.

Nếu bạn có câu trả lời, hãy chia sẻ với chúng tôi.



THE POLITICS OF PAIN
Postwar England and the Rise of Nationalism
By Fintan O’Toole
232 pp. Liveright Publishing. $27.95.

Bài trước: Số phận của cái tôi trong thời đại bàn phím
Tags: book

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc