Không Wi-Fi, không điện thoại di động, ‘vùng đất yên lặng’ tạo nên khung cảnh đồng quê yên bình. Nhưng có thật vậy?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

A ‘Quiet Zone’ Without Wi-Fi or Cellphones Should Be an Idyll.

Không Wi-Fi, không điện thoại di động, ‘vùng đất yên lặng’ tạo nên khung cảnh đồng quê yên bình.

 

 

But Is It?

Nhưng có thật vậy?

 


 

A small town cut off from modern technology finds the peace of mind we’re all missing.

Một thị trấn nhỏ tách rời công nghệ hiện đại, mang dáng vẻ bình yên tất cả chúng ta đang tìm kiếm.

 

 

That’s the promise in the headline “No Cell Signal, No Wi-Fi, No Problem. Growing Up Inside America’s ‘Quiet Zone’,” which appeared in The New York Times in March of last year.

Đó là lời hứa hẹn xuất hiện trên tờ New York Times tháng 3 năm ngoái với tiêu đề: “Không tín hiệu di động, Không Wifi, Không vấn đề. Sự phát triển bên trong ‘Vùng đất yên lặng’ của nước Mỹ”.

 

 

According to Stephen Kurczy’s new book, “The Quiet Zone,” the reality is much more complicated.

Nhưng theo cuốn sách mới của Stephen Kurczy, “The Quiet Zone” (Vùng đất yên lặng), thực tế không đơn giản như vậy.

 

 

Wi-Fi, cellphones and even some electric blankets are banned in a government-mandated area around Green Bank, W.Va.

Wi-Fi, điện thoại di động, thậm chí chăn điện cũng bị cấm tại Green Bank, Tây Virginia - khu vực do chính phủ quy định.

 

 

The secluded town is home to the world’s largest steerable telescope, legally protected since 1958.

Thị trấn hẻo lánh này là nơi đặt kính viễn vọng vô tuyến có thể điều khiển lớn nhất thế giới, được bảo vệ hợp pháp từ năm 1958.

 

 

In theory, the 13,000 square miles surrounding the telescope are supposed to be free of any radio intereference.

Về lý thuyết, sóng vô tuyến không được hoạt động xung quanh kính viễn vọng trong vòng khoảng 21.000 km vuông.

 

 

In practice, Kurczy discovered, nearly everyone finds a way around this obstacle.

Song thực tế, Kurczy nhận thấy hầu hết mọi người đều tìm cách đối phó.

 

 

As Kurczy writes, “Of course, most residents did have cellphones, Wi-Fi, microwave ovens and myriad other gadgets.”

Tác giả viết: “Tất nhiên, đa số cư dân đều có điện thoại di động, Wi-Fi, lò vi sóng và vô số các thiết bị khác.”

 

 

According to him, the claim in the Times article that Green Bank was a place “where Wi-Fi is both unavailable and banned and where cellphone signals are nonexistent” was “news to everyone around Green Bank.”

Theo ông, việc Times đưa ra bài báo cho rằng Green Bank là nơi “Wi-Fi vừa không khả dụng vừa bị cấm và nơi không tồn tại tín hiệu điện thoại di động” chỉ là “thông tin cho những người ngoài Green Bank đọc”.

 

 

Kurczy’s book is a study in motivated reasoning.

Cuốn sách của Kurczy còn nghiên cứu về xu hướng lập luận có động cơ.

 

 

Local officials pretend to enforce laws they know almost everyone breaks.

Giới chức địa phương chỉ vờ thi hành luật họ biết hầu như mọi người đều vi phạm.

 

 

Meanwhile the press, desperate to tell stories outsiders want to hear, offers accounts that one resident called “disconnectivity porn.”

Trong khi đó, báo chí vì nóng lòng muốn viết những câu chuyện thỏa mãn độc giả ngoài kia mà đăng tải những thông tin bị người dân coi là “khiêu dâm không-kết-nối”.

 

 

The pretense appeals to newcomers, who flock to the area to escape problems they blame on modern technology.

Sự giả vờ này thu hút cư dân ngoài Green Bank. Họ đổ xô đến khu vực này vì muốn thoát khỏi những vấn đề mà họ đổ tại công nghệ hiện đại.

 

 

But once they arrive, it’s clear their issues are personal rather than technological.

Nhưng một khi đến đây, những vấn đề này rõ ràng không phải do công nghệ mà là xuất phát từ cá nhân mỗi người.

 

 

Originally, Kurczy himself seeks to break free:

Ban đầu, bản thân Kurczy cũng vì muốn tìm cách giải thoát:

 

 

“Coming here was something of a pilgrimage. I hadn’t owned a cellphone in nearly a decade, even as everyone around me increasingly did.”

“Đến đây giống như đi hành hương. Tôi đã không dùng điện thoại di động trong gần một thập kỷ ngay cả khi người dân xung quanh sử dụng ngày càng nhiều”.

 

 

Kurczy goes looking for a place where he might fit in without having to explain himself or upgrade his devices.

Kurczy muốn tìm một nơi phù hợp, không cần thể hiện bản thân, cũng không cần nâng cấp các thiết bị.

 

 

During his stay, he meets other people stuck in their ways.

Trong thời gian ở đây, tác giả gặp gỡ nhiều người có tư tưởng bảo thủ.

 

 

Kurczy profiles “electrosensitives,” people who “described feeling ill when exposed to iPhones and smart meters, refrigerators and microwaves.”

Kurczy miêu tả họ là “người mẫn cảm điện từ”, “luôn cảm thấy mệt mỏi khi tiếp xúc với iPhone, đồng hồ thông minh, tủ lạnh hay lò vi sóng”.

 

 

Despite a preponderance of evidence Kurczy presents showing it’s likely not the electromagnetic forces causing their suffering, the electrosensitives demand that libraries and community centers remove light bulbs and other equipment they say causes them harm.

Bất chấp Kurczy đưa ra nhiều bằng chứng rõ ràng cho thấy có khả năng không phải lực điện từ gây ra cảm giác này, những người mẫn cảm điện từ vẫn yêu cầu các thư viện và trung tâm cộng đồng gỡ bỏ bóng đèn và các thiết bị khác mà họ cho là gây hại.

 

 

He also interviews neo-Nazis, who live in the isolated region to escape the race mixing they find intolerable.

Tác giả cũng phỏng vấn những người theo chủ nghĩa tân Quốc xã. Họ sống trong khu vực biệt lập để tránh khỏi sự pha tạp chủng tộc đáng lên án.

 

 

With their membership aging and their rosters dwindling, the white supremacists are stuck on a vision they have of the past.

Những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng vẫn còn mắc kẹt bởi ảo tưởng trong quá khứ trong khi đó, thành viên của hội thì có tuổi nhiệm vụ của họ cũng không còn.

 

 

They isolate themselves because they are unwilling or unable to adapt.

Họ tự cô lập mình vì không muốn hoặc không thể thích nghi.

 

 

“In essence,” Kurczy writes, these people “felt allergic to modern life.”

Kurczy viết: “Về bản chất”, những người này “cảm thấy dị ứng với cuộc sống hiện đại”.

 

 

The extremes offer a lesson.

Các thái cực ấy mang đến một bài học.

 

 

The most memorable characters in “The Quiet Zone” pathetically search for peace in a physical place.

Những người chật vật tìm kiếm sự bình yên nơi thế giới vật chất có lẽ là những nhân vật đáng chú ý nhất trong cuốn "Vùng đất yên lặng".

 

 

Whether it’s an escape from social media, electromagnetic waves or people of color, they are never at ease because their torment comes from inside them — the one place they’re unwilling to look.

Cho dù muốn thoát ly khỏi mạng xã hội, sóng điện từ hay người da màu, họ không bao giờ cảm thấy an tâm bởi chính sự giày vò, đau khổ ấy đến từ bên trong nơi họ không dám đối diện.

 

 

It’s the “fallacy of elsewhere,” according to Jaynell Graham, the editor in chief of the local Pocahontas Times.

Là nơi của “niềm tin sai chỗ”, theo lời của Jaynell Graham, tổng biên tập của tờ Pocahontas Times địa phương.

 

 

“The Quiet Zone” offers a sober portrait of people stumbling their way into an uncertain future.

Vùng đất yên Lặngvẽ nên bức chân dung rõ ràng về những người đang dò dẫm hướng tới tương lai vô định.

 

 

Readers looking to confirm their conviction that disconnecting is a cure-all will be disappointed.

Với những ai đang tìm kiếm sự ủng hộ vào niềm tin rằng ngưng kết nối là biện pháp trị bách bệnh, họ sẽ thất vọng.

 

 

Those needing a reminder of the simple pleasure of reconnecting with real people in real life will enjoy the journey.

Với những ai mong muốn một lời nhắc nhở rằng niềm vui giản đơn là kết nối lại với những con người thực trong cuộc sống thực, họ sẽ tận hưởng cuộc hành trình cuốn sách này mang lại.

 

 

While it’s easy to decry our gadgets, given how annoying and distracting they can be, “The Quiet Zone” reminds us that our devices are just tools, and tools can be used, misused and abused.

Thật dễ dàng nếu chúng ta cứ đổ lỗi cho các thiết bị, cho rằng chúng gây phiền nhiễu và mất tập trung. Tuy vậy, “Vùng đất yên lặng” nhắc nhở chúng ta rằng, thiết bị chỉ là công cụ và công cụ là để sử dụng, hoặc có thể bị dùng sai mục đích và lạm dụng.

 

 

We don’t need to decamp to a federally mandated quiet zone to ease our minds.

Chúng ta không cần phải lui tới một khu vực yên tĩnh do liên bang quy định để thư giãn đầu óc.

 

 

Nor should we use our phones as digital pacifiers to reflexively escape every pang of boredom or loneliness.

Chúng ta cũng không nên sử dụng điện thoại như phương tiện tiêu khiển kỹ thuật số để thoát khỏi mọi cơn buồn chán hay cô đơn theo phản xạ.

 

 

We can always find a quiet zone when we need it, if we’re willing to take the time to do so.

Ta luôn có thể tìm thấy một vùng trời bình yên khi ta cần, chỉ cần cố gắng là được.


THE QUIET ZONE
Unraveling the Mystery of a Town Suspended in Silence
By Stephen Kurczy
326 pp. Dey Street Books. $27.99.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc