Cuốn tiểu sử về người phụ nữ sẽ tái cấu trúc loài người

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

A Biography of the Woman Who Will Re-Engineer Humans

Cuốn tiểu sử về người phụ nữ sẽ tái cấu trúc loài người

 


 

The coronavirus pandemic forced Jennifer Doudna and Emmanuelle Charpentier to accept the 2020 Nobel Prize in Chemistry virtually, instead of actually attending the Royal Swedish Academy of Sciences’ annual December ceremony at the Stockholm Concert Hall, where the king of Sweden, Carl XVI Gustaf, would have given each of them an 18-karat gold medal along with a congratulatory handshake.

Đại dịch coronavirus buộc Jennifer Doudna và Emmanuelle Charpentier phải nhận giải Nobel Hóa học năm 2020 trực tuyến, thay vì thực sự tham dự buổi lễ tháng 12 hng năm của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Phòng hòa nhạc Stockholm, nơi nhà vua Thụy Điển Carl XVI Gustaf lẽ ra đã trao cho mỗi người bọn họ một huy chương vàng 18 karat với một cái bắt tay chúc mừng.

 

 

This year’s gala, like so many events everywhere, was canceled for the first time in decades.

Buổi dạ tiệc năm nay, cũng giống như rất nhiều sự kiện ở khắp mọi nơi, lần đầu tiên bị hủy bỏ sau nhiều thập kỷ.

 

 

The landmark research that brought Doudna and Charpentier to the pinnacle of global acclaim has the potential to control future pandemics — either by outwitting the next viral plague through better screening and treatment or by engineering human beings with better disease resistance programmed into their cells.

Công trình nghiên cứu mang tính bước ngoặt, cái đã đưa Doudna và Charpentier lên đỉnh điểm tôn vinh toàn cầu, có tiềm năng kiểm soát các đại dịch trong tương lai – hoặc bằng cách đánh bại nạn dịch vi rút tiếp theo thông qua sàng lọc và điều trị tốt hơn, hoặc bằng kỹ thuật thay đổi cấu trúc gien của con người với khả năng kháng bệnh tốt hơn được lập trình vào tế bào của họ.

 

 

The technique of gene editing that they patented, which goes by the unwieldy acronym of CRISPR-Cas9, makes it possible to selectively snip and alter bits of DNA as though they were so many hems to take up or waistbands to let out.

Kỹ thuật chỉnh sửa gien mà họ đã được cấp bằng sáng chế, được biết đến với cái tên viết tắt khó nhớ là CRISPR-Cas9, cho phép người ta có thể cắt ra một cách có chọn lọc và chỉnh sửa các đoạn DNA cứ như thể chúng có rất nhiều lớp gấu để cắt bớt hoặc nhiều lớp cạp để nới ra.

 

 

The method is based on defenses pioneered by bacteria in their ages-old battle against viruses.

Phương pháp này dựa trên khả năng phòng thủ tiên phong vi khuẩn trong cuộc chiến lâu đời chống lại virus của chúng.

 

 

Doudna and Charpentier — one American, the other French — are the sixth and seventh women to win the chemistry Nobel in its century-plus history.

Doudna và Charpentier một người Mỹ, một người Pháp những người phụ nữ thứ sáu và thứ bảy đạt giải Nobel hóa học trong lịch sử dài hơn một thế kỷ của giải này.

 

 

(Marie Curie was first, in 1911, followed by her daughter Irène in 1935.)

(Marie Curie là người đầu tiên đạt giải năm 1911, tiếp theo là con gái Irène của bà đạt giải năm 1935.)

 

 

The names Doudna and Charpentier had already been notably paired in 2015, when they jointly won the $3 million Breakthrough Prize in Life Sciences, and again in 2018, when they collected the coveted Kavli Prize in Norway.

Hai cái tên Doudna và Charpentier đã được ghép thành một cặp nổi bật năm 2015, khi họ cùng giành được Giải thưởng Đột phá về Khoa học Sự sống (Breakthrough Prize in Life Sciences) trị giá 3 triệu đô-la, và một lần nữa năm 2018, khi họ nhận được Giải thưởng Kavli (Kavli Prize) đáng thèm muốn ở Na Uy.

 

 

Although they have never belonged to the same research institution, they formed a successful collaboration with each other and numerous colleagues in several countries by building on shared interests, camaraderie and competition.

Mặc dù họ chưa bao giờ thuộc về cùng một viện nghiên cứu, nhưng họ đã hợp tác thành công với nhau và với nhiều đồng nghiệp ở một số quốc gia bằng cách tạo dựng tình bạn thân thiết và sự đua tranh dựa trên lợi ích chung.

 

 

The CRISPR history holds obvious appeal for Walter Isaacson, a biographer of Albert Einstein, Benjamin Franklin, Steve Jobs and Leonardo da Vinci.

Lịch sử của CRISPR hiển nhiên có sức hấp dẫn với Walter Isaacson, nhà văn viết tiểu sử về Albert Einstein, Benjamin Franklin, Steve Jobs và Leonardo da Vinci.

 

 

In “The Code Breaker” he reprises several of his previous themes — science, genius, experiment, code, thinking different — and devotes a full length book to a female subject for the first time.

Trong cuốn sách  “The Code Breaker” (tạm dịch: Người phá khóa mật mã), ông lặp lại một số chủ đề trước đây của mình khoa học, thiên tài, thí nghiệm, mật mã, tư duy khác biệt và lần đầu tiên dành trọn vẹn một cuốn sách dài cho một chủ đề về nữ giới.

 

 

Jennifer Doudna, a genuine heroine for our time, may be the code breaker of the book’s title, but she is only part of Isaacson’s story.

Jennifer Doudna, một nữ anh hùng đích thực của thời đại chúng ta, có thể là người giải cái tên cuốn sách, song chị chỉ là một phần trong câu chuyện của Isaacson.

 

 

The subtitle promises a wider reach:

Phụ đề hứa hẹn một phạm vi tiếp cận rộng hơn:

 

 

“Jennifer Doudna, Gene Editing, and the Future of the Human Race.”

“Jennifer Doudna, Chỉnh sửa Gien và Tương lai của Loài người.”

 

 

This may sound like publisher’s hyperbole, but Isaacson devotes much anguished discussion to the ethics of gene editing, especially when it comes to “germline” changes that can be passed on through generations and “enhancements” such as green eyes or high I.Q. that prospective parents could insert into their offspring’s genomes.

Phụ đề này nghe có vẻ như lời ngoa dụ của nhà xuất bản, nhưng Isaacson đã dành cả cuộc thảo luận rất đau đầu cho vấn đề đạo đức của việc chỉnh sửa gien, đặc biệt là khi nói đến những thay đổi "dòng mầm" (germline) có thể di truyền qua nhiều thế hệ và những "cải thiện" như mắt xanh hoặc chỉ số IQ cao mà các bậc cha mẹ tương lai có thể gài vào bộ gien của con cái họ.

 

 

The term “code breaker” also describes the CRISPR complex itself, which cuts through the double strands of the DNA molecule carrying the genetic code.

Thuật ngữ "người phá khóa mật mã" cũng miêu tả chính phức hợp CRISPR, phức hợp này cắt qua các mạch kép của phân tử DNA mang mã di truyền.

 

 

“The Code Breaker” introduces Doudna on a sleepless night early last March, just before “lockdown” became a household word.

Người phá khóa mật mãmở đầu với cảnh Doudna trong một đêm không ngủ đầu tháng ba năm ngoái, ngay trước khi “phong tỏa” trở thành một từ cửa miệng của mọi nhà.

 

 

She and her husband, the Berkeley geneticist Jamie Cate, are driving to Fresno to retrieve their teenage son, Andy, from a robotics competition set to begin later that day.

Chị và Jamie Cate chồng mình, nhà di truyền học của trường Đại học Berkeley, California, đang lái xe đến Fresno để đón Andy, cậu con trai tuổi teen của họ, từ một cuộc thi người máy được dự định bắt đầu vào cuối ngày hôm đó.

 

 

A few hours’ reflection has left Doudna time to question the wisdom of leaving Andy with more than a thousand other kids in an enclosed convention center, given the specter of the incipient epidemic.

Một vài giờ suy ngẫm đã cho Doudna thời gian để nghi ngờ sự khôn ngoan khi để Andy lại với hơn một nghìn đứa trẻ khác trong một trung tâm hội nghị khép kín, với nỗi ám ảnh về trận dịch vừa mới chớm.

 

 

Andy, understandably, is none too happy to see his parents again so soon, but, as the reunited family decamps, he receives a text message announcing the competition’s cancellation.

Andy, cũng là điều dễ hiểu, chẳng vui mừng khi gặp lại cha mẹ mình sớm như vậy, nhưng, khi gia đình đoàn tụ ấy rời khỏi đó, cậu nhận được một tin nhắn thông báo cuộc thi bị hủy.

 

 

All of Andy’s fellow robot enthusiasts from high schools statewide must likewise leave the premises immediately.

Tất cả các bạn đam mê robot của Andy từ các trường trung học trên toàn tiểu bang cũng phải rời khỏi tòa nhà đó ngay lập tức.

 

 

This is a good place to start the story, because “The Code Breaker” is in some respects a journal of our 2020 plague year.

Đây là một đoạn khá hay để mở đầu câu chuyện, bởi vì "Người phá khóa mật mã" về mặt nào đó là một cuốn nhật ký về năm dịch bệnh 2020 của chúng ta.

 

 

By the final chapter, Isaacson has enrolled in a vaccine trial.

Đến chương cuối cùng, Isaacson đã đăng ký tình nguyện thử nghiệm vắc-xin.

 

 

Between the main character’s frantic road trip and the author’s rolled-up sleeve, there is room to explore Doudna’s childhood, trace her career, meet her competitors and collaborators, fret over the future fallout of the CRISPR revolution and marvel at its positive potential.

Giữa chuyến đi đường trường điên cuồng của nhân vật chính và cái tay áo xắn lên của tác giả, còn đất để khám phá thời thơ ấu của Doudna, dõi theo sự nghiệp của chị, gặp gỡ các đối thủ cạnh tranh và cộng tác của chị, băn khoăn lo lắng về hệ quả tương lai của cuộc cách mạng CRISPR và ngạc nhiên trước tiềm năng tích cực của nó.

 

 

Fortunately for Doudna, her early reading of “The Double Helix,” by James Watson, proved formative.

Thật may mắn cho Doudna, việc chị sớm đọc cuốn “The Double Helix” (tạm dịch: Cấu trúc xoắn kép) của James Watson đã chứng tỏ có ảnh hưởng quyết định.

 

 

She breezed right past Watson’s snarky comments about the structural biologist Rosalind Franklin’s looks and took away an important message:

Chị bỏ qua tức thì những bình phẩm chế nhạo của Watson về ngoại hình của nhà sinh học cấu trúc Rosalind Franklin và tóm được một thông điệp quan trọng:

 

 

Rosalind Franklin was a scientist; therefore Jennifer Doudna could be one, too.

Rosalind Franklin là một nhà khoa học; vậy thì Jennifer Doudna cũng có thể là một nhà khoa học.

 

 

Echoes of those encouraging words emanate from the pages of “The Code Breaker,” as well as from Doudna’s own book, “A Crack in Creation,” written with her former student Samuel Sternberg and published in 2017.

Âm hưởng của những từ khích lệ đó phát ra từ các trang của cuốn Người phá khóa mật mã”, cũng như từ cuốn sách của chính Doudna, “A Crack in Creation” (tạm dịch: Phá khóa Tạo hóa) được viết cùng với sinh viên cũ của chị là Samuel Sternberg và được xuất bản năm 2017.

 

 

Its subtitle, “Gene Editing and the Unthinkable Power to Control Evolution,” reflects a sober respect for what her years of effort have wrought.

Phụ đề của nó, "Chỉnh sửa gien và Sức mạnh phi thường để kiểm soát sự tiến hóa", phản ánh một sự tôn trọng đúng mực đối với những gì chị đã nỗ lực trong nhiều năm.

 

 

“The Code Breaker” is a handsome volume with color photos distributed generously throughout.

Người phá khóa mật mã” là một cuốn sách đẹp đẽ với những bức ảnh màu được phân bố hào phóng từ đầu đến cuối.

 

 

While the pictures enhance the storytelling, the narrative flow is constantly interrupted by subheads and space breaks.

Mặc dù các bức ảnh khiến câu chuyện kể thêm phần hấp dẫn, song dòng tự sự liên tục bị gián đoạn bởi các tiêu đề phụ và những dấu cách ngắt đoạn.

 

 

Almost every spread includes one, as though admonishing the reader to pay attention.

Hầu hết mỗi hai trang liền mặt đều bao gồm một [bức ảnh], cứ như thể nhắc nhở người đọc chú ý.

 

 

Isaacson keeps a firm, experienced hand on the scientific explanations, which he mastered through extensive readings and interviews, all of which are footnoted.

Isaacson kiểm soát một cách chặt chẽ và đầy kinh nghiệm các giải thích khoa học mà ông nắm vững qua các bài đọc và phỏng vấn ở phạm vi rộng, tất cả các giải thích đó đều được chú thích.

 

 

In a chapter called “I Learn to Edit,” he tries his hand at editing human DNA using CRISPR, expertly guided by Doudna’s associates.

Trong một chương có tên “Tôi học cách chỉnh sửa”, lần đầu tiên ông thử chỉnh sửa DNA của con người bằng CRISPR, với sự hướng dẫn chuyên nghiệp của các cộng sự của Doudna.

 

 

Most of Isaacson’s first-person appearances in “The Code Breaker,” which are numerous, demonstrate his diligence as a reporter.

Hầu hết những lần Isaacson xuất hiện ở ngôi thứ nhất trong cuốnNgười phá khóa mật mã”, mà những lần xuát hiện như vậy rất nhiều, cho thấy sự tận tâm của ông với tư cách một phóng viên.

 

 

He attends scientific conferences, tours labs, consults experts on both sides of disputes, even facilitates an important phone call between two principal personalities.

Ông tham dự các hội nghị khoa học, tham quan các phòng thí nghiệm, tham khảo ý kiến các chuyên gia cả hai phía của các cuộc tranh luận, thậm chí tạo điều kiện cho một cuộc điện đàm quan trọng giữa hai nhân vật chính.

 

 

However, a certain clubbiness attends some of these references, as when he names the restaurants where key conversations occur, even including, in one case, the menu highlights:

Tuy nhiên, trong một số tài liệu tham khảo này có một sự dành riêng nào đó, như khi ông nêu tên những nhà hàng nơi các cuộc trò chuyện quan trọng xảy ra, thậm chí trong một trường hợp còn bao gồm cả những món nổi bật trong thực đơn:

 

 

“When the first day of presentations is over, Doudna and Sternberg go to a casual restaurant in Old Quebec City, but I accept an invitation from Feng Zhang to join him and a small group of his friends for dinner.

“Khi ngày thuyết trình đầu tiên kết thúc, Doudna và Sternberg đến một nhà hàng bình thường ở Old Quebec City, nhưng tôi nhận lời mời của Feng Zhang cùng anh ấy và một nhóm nhỏ bạn của anh ấy đi ăn tối.

 

 

Not only do I want to hear his perspective, but I also want to check out the inventive new restaurant he has chosen, Chez Boulay, which features crispy seal meatloaf, huge raw scallops, Arctic char, seared bison and cabbage blood sausage.”

Tôi không chỉ muốn nghe quan điểm của anh ấy mà còn muốn khám phá Chez Boulay, cái nhà hàng mới đầy sáng tạo mà anh ấy đã chọn, nơi có những món đặc sắc như bánh thịt hải cẩu băm nướng giòn, sò điệp sống khổng lồ, cá hồi Bắc Cực, bò rừng nướng và dồi tiết cuộn bắp cải.”

 

 

Some of the most exciting sections of “The Code Breaker” detail the way CRISPR researchers rose to the Covid challenge:

Một vài đoạn trong số những đoạn thú vị nhất của "Người phá khóa mật mã" miêu tả chi tiết cách các nhà nghiên cứu CRISPR ứng phó với thách thức Covid:

 

 

They developed rapid test procedures and vaccine strategies — and posted them to an open database for the benefit of the entire scientific community, spurring progress to a gallop.

Họ đã phát triển các quy trình xét nghiệm nhanh và các chiến lược vắc-xin đăng chúng lên cơ sở dữ liệu mở vì lợi ích của toàn bộ cộng đồng khoa học, thúc đẩy tiến độ tăng vọt.

 

 

Considerable challenges attend the writing of a book about a developing field of science.

Có những thách thức đáng kể trong việc viết một cuốn sách về một lĩnh vực khoa học đang phát triển.

 

 

For all the care invested, not to mention the perfect timing of the Nobel Prize, the epilogue of “The Code Breaker” contrasts sadly with our current reality.

Với tất cả sự chăm chút được dành cho nó, chưa kể đến sự tính toán thời điểm hoàn hảo về giải Nobel, phần kết của "Người phá khóa mật mã" đáng buồn là trái ngược hẳn với thực tại của chúng ta.

 

 

Isaacson, enjoying a fine day last fall on his balcony in New Orleans’s French Quarter, “can again hear music on the street and smell shrimp being boiled at the corner restaurant.”

Isaacson, đang tận hưởng một ngày đẹp trời mùa thu năm ngoái trên ban công của mình ở Khu phố Pháp của New Orleans, “một lần nữa có thể nghe thấy tiếng nhạc trên đường phố và ngửi thấy mùi tôm đang luộc ở nhà hàng ở góc phố”.

 

 

There was no way for him to know the enemy virus would surge and mutate by his book’s publication date to become even more contagious than before, though he suspected it might.

Ông chẳng có cách nào để biết được rằng thứ vi-rút thù địch kia sẽ bùng phát và đột biến vào ngày xuất bản cuốn sách của ông và thậm chí còn dễ lây lan hơn trước, mặc dù ông đã ngờ điều đó có thể xảy ra.

 

 

Reflecting on the nature of scientific research, Isaacson lets Emmanuelle Charpentier have the next-to-last words:

Suy ngẫm về bản chất của nghiên cứu khoa học, Isaacson để Emmanuelle Charpentier nói những lời gần như cuối cùng:

 

 

“At the end of the day,” she tells him, “the discoveries are what endure.

Suy cho cùng, những phát kiếnthứ sẽ tồn tại lâu dài.

 

 

We are just passing on this planet for a short time.

Chúng ta chỉ đi qua hành tinh này một thời gian ngắn ngủi.

 

 

We do our job, and then we leave and others pick up the work.”

Chúng ta làm công việc của mình, và sau đó chúng ta ra đi và những người khác tiếp tục công việc ấy”.


THE CODE BREAKER
Jennifer Doudna, Gene Editing, and the Future of the Human Race
By Walter Isaacson
Illustrated. 516 pp. Simon & Schuster. $35.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc