Sức mạnh của các công ty cổ phần

shared from fb Phương Nam,
-----
photo courtesy: wiki


Thế kỷ 16, những thương nhân ở thung lũng ngập nước Hà Lan bây giờ, với sức mạnh tài chính, đã giành độc lập từ Tây Ban Nha bởi lính đánh thuê.

Những thị dân Hà Lan không thích đánh nhau, cướp bóc, mà thích đóng tàu và tìm đường buôn bán khắp thế giới.

Những gia sản kếch xù đầu tư cho các hạm đội thực hiện các chuyến tàu buôn bán.

Vùng đất ngập nước này có một công ty có tên Đông Ấn Hà Lan, gọi tắt là VOC.

VOC nhanh chóng trở thành cty lớn, chuyên chở hàng hóa giao lưu châu Âu với Trung Hoa, Ấn Độ. Để đảm bảo hàng hóa thông suốt, chống lại cướp biển, VOC phải đầu tư những hạm đội mạnh hơn cả một đế quốc.

Indonesia có cả vạn hòn đảo, cư dân đông đúc, hàng hóa dồi dào, nhưng có cả trăm đế quốc xâu xé, hỗn loạn, khiến việc buôn bán khó khăn, dù thực tế họ chỉ tìm đến để làm ăn.

Để ổn định quốc đảo, VOC đã thuê lính từ châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, cả người Indonesia... tiến hành chiến tranh tổng thể. Toàn bộ Indonesia bị VOC cai trị 200 năm. Sau 200 năm bị một cty cai trị, đế quốc Hà Lan mới biến quốc đảo này thành thuộc địa thêm 150 năm nữa.

Trong khi VOC hoạt động ở vùng biển Ấn Độ Dương, thì cty Tây Ấn Hà Lan, viết tắt là WIC lại miệt mài qua lại Đại Tây Dương sau khi Columbus tìm ra vùng đất này.

WIC miệt mài xây dựng khu định cư là New Amsterdam bên sông Hudson để kiểm soát việc buôn bán trên con sông huyết mạch này. Nó lớn mạnh và giàu có nhanh quá, khiến Anh và Pháp ko thể làm ngơ.

Người Anh và Pháp đã học theo, lập ra các công ty cổ phần, bán cổ phiếu và đổ tiền vào vùng đất mới này. Trong khi Pháp khủng hoảng cả thế kỷ vì cty Mississippi phá sản, thì Anh đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp lớn tạo ra thị trường chứng khoán London hùng mạnh.

Không phải đế quốc Anh, mà chính là các cty cổ phần của Anh đã xây dựng hàng loạt các khu định cư, "xâm lược" và đổi tên New Amsterdam thành New York, đặt nền móng xây dựng một quốc gia mạnh nhất thế giới trong nhiều thế kỷ - Hoa Kỳ.

Tiểu lục địa Ấn Độ cũng chả phải do đế quốc Anh xâm lược, mà do lính đánh thuê của cty Đông Ấn Anh. Từ trụ sở ở phố Leadenhall, London, họ duy trì lực lượng quân sự khổng lồ gồm 350.000 binh lính, cai trị đế chế Ấn Độ hùng mạnh gần 100 năm. Mãi sau hoàng gia Anh mới quốc hữu hóa lực lượng quân sự của cty Đông Ấn và Ấn Độ.

Trung Hoa đang yên đang lành, là trung tâm văn hóa, kinh tế của thế giới, đến thế kỷ 19, bị xâm lược bởi các cty cổ phần, khi nhà nước phong kiến này cấm buôn bán nha phiến và vũ khí. Các cty cổ phần đã gây áp lực với chính quyền Anh và cuộc chiến nhân danh "tự do thương mại" đã nổ ra, và Hồng Kong rơi vào tay Anh, biến thành nơi tập kết thuốc phiện, vũ khí, hàng hóa, còn Trung Hoa biến thành nơi tiêu thụ thuốc phiện lớn nhất TG của các cty Anh.

Thế kỷ 20, không còn chuyện đế quốc vác súng thô thiển đi can thiệp bảo vệ doanh nghiệp bằng cách biến nước khác thành thuộc địa, nhưng bản chất thì vẫn vậy, tinh vi hơn thôi.

Các tập đoàn lớn, vươn ra khắp thế giới chính là những con bạch tuộc đem về nguồn lợi lớn và sức mạnh cho quốc gia. Một ví dụ điển hình là sự vươn lên mạnh mẽ của Hàn Quốc từ vài tập đoàn kinh tế tư nhân. Trước đó thì là Nhật.

Trong khi, các quốc gia châu Âu đã lập cty cổ phần, bán cổ phiếu và buôn bán khắp thế giới từ đầu thế kỷ 17, thì đến tận cuối thế kỷ 20 chúng ta vẫn kiên trì với hình ảnh con trâu đi trước, cái cày đi sau, coi thường thương nhân. Đến bây giờ, vẫn tự hào lắm với lý lịch bần nông trong sạch.

Chúng ta mới nhận ra giá trị của cty cổ phần độ 20 năm nay, trong khi châu Âu nhận ra từ 400 năm trước, thì thật là khoai quá!

Tags: history

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc