Cách mạng Hy Lạp năm 1821 đã dẫn đến hệ thống Quốc gia-Dân tộc toàn cầu như thế nào?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Takya Đỗ,

How the Greek Revolution of 1821 Led to the Global System of Nation-States

 

Cách mạng Hy Lạp năm 1821 đã dẫn đến hệ thống Quốc gia-Dân tộc toàn cầu như thế nào?

 

 


 

Historians love anniversaries, especially centenaries.

 

Các nhà sử học rất thích những ngày kỷ niệm, đặc biệt là những ngày kỷ niệm trăm năm.

 

 

 

Leaning on the calendar to argue for the relevance of something they know well, scholars usually get only one chance to write about a centenary.

 

Khi dựa vào lịch để tranh luận về mức độ liên quan của điều gì đó mà họ biết rõ, các học giả thường chỉ có một cơ hội để viết về một ngày kỷ niệm trăm năm.

 

 

 

But seductive as it is, the anniversary book can often misconstrue the complicated mess of a life, a place, an intricate history.

 

Cho dù cám dỗ như vậy, cuốn sách về ngày kỷ niệm thường có thể giải thích sai về tình trạng lộn xộn phức tạp của một cuộc đời, một địa điểm, một lịch sử rối ren.

 

 

 

If anyone can navigate these potential pitfalls, it is the Columbia historian Mark Mazower, who began his career as a historian of Greece and the Balkans and has since ventured far beyond to write increasingly ambitious and truly seminal works on the history of the United Nations and the idea of internationalism.

 

Nếu ai đó có thể tìm đường len lỏi qua những cạm bẫy tiềm ẩn này, thì đó chính là nhà sử học Mark Mazower của Columbia, người đã khởi nghiệp với tư cách một nhà sử học về Hy Lạp và Bán đảo Balkan và kể từ đó đã mạo hiểm vượt xa khỏi đó để viết những tác phẩm ngày càng tham vọng và thực sự có ảnh hưởng sâu xa về lịch sử Liên Hợp Quốc và ý tưởng chủ nghĩa quốc tế.

 

 

 

His latest book, “The Greek Revolution: 1821 and the Making of Modern Europe,” represents the perfect union of these two poles of his career — a largely internationalist history of what is often seen as a local event.

 

Cuốn sách mới nhất của ông, “The Greek Revolution: 1821 and the Making of Modern Europe” ("Cách mạng Hy Lạp: 1821 và yếu tố tạo thành châu Âu hiện đại"), là điển hình của sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thái cực trong sự nghiệp của ông – một lịch sử quốc tế chủ nghĩa trên quy mô lớn của những cái thường được coi là một sự kiện địa phương.

 

 

 

“Not so much a single war as a set of interconnected regional conflicts,” Mazower writes, the Greek Revolution (or the Greek War of Independence, as many Greeks prefer it) began in the conversations of learned societies and among a clandestine network of Greek religious revolutionaries known as the Filiki Etaireia (Friendly Society).

 

“Không phải là một cuộc chiến đơn lẻ mà đúng hơn là một loạt các cuộc xung đột khu vực liên kết với nhau”, Mazower viết, Cách mạng Hy Lạp (hay Chiến tranh giành độc lập của Hy Lạp, theo cách gọi mà nhiều người Hy Lạp ưa thích) khởi sự trong những cuộc trò chuyện của các hiệp hội trí thức và giữa một mạng lưới bí mật của những nhà cách mạng tôn giáo Hy Lạp được gọi là Filiki Etaireia (Hội Bằng hữu).

 

 

 

Together they spawned an armed conflict that eventually won autonomy for pockets of territory from the centuries-old Ottoman Empire.

 

Cùng với nhau họ đã gây ra một cuộc xung đột vũ trang mà cuối cùng giành được quyền tự trị cho những khu vực lãnh thổ biệt lập từ tay Đế chế Ottoman đã tồn tại hàng thế kỷ.

 

 

 

With a pulsating narrative — dizzying for some perhaps, not enough for others — Mazower’s book sends us scrambling up mountain ascents, slogging down into the valleys and paddling onto craggy island coasts as Greeks of all stripes, mercenaries and commoners, nuns and priests, fought for “freedom or death” against a depleted Ottoman Army.

 

Với cách kể chuyện gây hồi hộp – có lẽ khiến một số người choáng váng, hoặc chẳng nhằm nhò gì đối với những người khác – cuốn sách của Mazower đưa chúng ta trườn lên các dốc núi, ì ạch tượt xuống các thung lũng và chèo thuyền trên những bờ biển đảo đá lởm chởm khi những người Hy Lạp đủ mọi loại, lính đánh thuê và thường dân, nữ tu và linh mục, đã chiến đấu vì "tự do hay là chết" chống lại Quân đội Ottoman đã kiệt sức.

 

 

 

After six years, in 1827, the Battle of Navarino assured a Greek victory.

 

Sau sáu năm, vào năm 1827, Trận Navarino đã đảm bảo chiến thắng cho Hy Lạp.

 

 

 

The intricacies Mazower presents are gripping, the details compelling and harrowing: hungry townspeople frying dogs in olive oil; the meaning of the mustache in revolutionary aesthetics; the existence of a mosque in the Parthenon.

 

Những điều phức tạp mà Mazower trình bày rất lôi cuốn, các chi tiết hấp dẫn và đau lòng: những thị dân đói bụng chiên những con chó trong dầu ô liu; ý nghĩa của bộ ria trong mỹ học cách mạng; sự tồn tại của một nhà thờ Hồi giáo ở Parthenon.

 

 

 

Mazower devotes significant attention as well to the often lofty meanings others invested in the Greek struggle, in particular the crucial idea of the post-Napoleonic nation-state.

 

Mazower cũng dành sự quan tâm đáng kể đến những ý nghĩa thường là cao cả mà những người khác dành cho cuộc chiến ở Hy Lạp, đặc biệt là ý tưởng cốt yếu về quốc gia-dân tộc thời hậu Napoléon.

 

 

 

The French writer Louise Belloc described “Bonaparte and the Greeks” as the 19th century’s twin heroes, each in their own way cementing the territorial state as the ultimate repository for the sovereign rights of ethno-linguistic nations.

 

Nhà văn Pháp Louise Belloc đã miêu tả “Bonaparte và dân Hy Lạp” là hai anh hùng song sinh của thế kỷ 19, mỗi bên theo cách riêng của mình đã củng cố lãnh thổ quốc gia như nơi tối thượng chứa đựng các quyền chủ quyền của các dân tộc sử dụng chung ngôn ngữ.

 

 

 

Tapping into the traditional adoration of ancient Greece, philhellenic Europeans argued for the classicism of the revolutionary goals of independence and the emerging international order.

 

Kết nối với sự sùng bái truyền thống của Hy Lạp cổ đại, những người châu Âu theo trường phái yêu Hy Lạp đã biện luận cho cái chủ nghĩa kinh điển trong các mục tiêu cách mạng giành độc lập và trật tự quốc tế đang nổi lên.

 

 

 

Support for the Greeks became a way to raise questions about some of the pressing moral and political issues of the day: humanitarian intervention, slavery and abolition, the concept of Europe, the relationship between land and capitalism, population resettlement and the place of the press in a free society.

 

Sự ủng hộ đối với người Hy Lạp đã trở thành một phương cách để nêu lên những câu hỏi về một số vấn đề đạo đức và chính trị cấp bách hiện thời: can thiệp nhân đạo, chế độ nô lệ và việc bãi bỏ nó, khái niệm về châu Âu, mối quan hệ giữa đất đai và chủ nghĩa tư bản, tái định cư dân và vị trí của báo chí trong một xã hội tự do.

 

 

 

Mazower productively plucks from the outpouring of writing about the Greeks and their fight — from European and American newspapers to the weightier texts of writers like Alexandre Dumas, the Shelleys and, of course, Lord Byron.

 

Mazower gặt hái một cách hiệu quả từ vô số những tác phẩm viết về người Hy Lạp và cuộc chiến của họ – từ các báo châu Âu và Mỹ đến những văn bản có trọng lượng hơn của các nhà văn như Alexandre Dumas, vợ chồng nhà Shelleys và tất nhiên, Lord Byron.

 

 

 

This thick book is a long journey, rich with social history and the luminaries of the age.

 

Cuốn sách dày dặn này là một hành trình dài, giàu lịch sử xã hội và những danh nhân thời đại.

 

 

 

It is hard to imagine it being surpassed any time soon as the definitive English-language account of the Greek Revolution.

 

Là một câu chuyện được thuật lại bằng tiếng Anh hoàn hảo về cuộc Cách mạng Hy Lạp, thật khó mà tưởng tượng được rằng nó sẽ sớm bị vượt qua.

 

 

 

Still, it leaves much unsaid.

 

Ấy thế nhưng nó để lại nhiều điều chưa nói.

 

 

 

Offering a history of the Greek Revolution without a deep accounting of the Ottoman imperial system — its role in producing the revolution and its reactions to it — is a significant omission (and never mind the fact that many Greeks remained in the Ottoman Empire after Greek independence).

 

Đưa ra một lịch sử của Cách mạng Hy Lạp mà không đi sâu vào hệ thống đế quốc Ottoman – vai trò của nó trong việc gây ra cuộc cách mạng và phản ứng của nó đối với cuộc cách mạng đó – là một thiếu sót đáng kể (và chẳng bận tâm đến thực tế là nhiều người Hy Lạp vẫn ở lại Đế chế Ottoman sau khi Hy Lạp độc lập).

 

 

 

In Mazower’s story, as in so many others of the Greek Revolution, the Ottoman Turks appear one-dimensional, presented mostly as perpetrators.

 

Trong câu chuyện của Mazower, cũng như trong rất nhiều câu chuyện khác về Cách mạng Hy Lạp, người Thổ Nhĩ Kỳ của Đế chế Ottoman xuất hiện một chiều, hầu hết trình hiện như những kẻ tội phạm.

 

 

 

To be sure, Mazower is attentive enough to occasionally show them as victims too.

 

Có điều chắc chắn là, Mazower khá lưu tâm để thỉnh thoảng cho thấy họ cũng là nạn nhân.

 

 

 

But along with the Greeks, Albanians, Arabs, Serbs and many others, the Turks were major creators of a system that produced centuries of intercultural coexistence.

 

Nhưng cùng với người Hy Lạp, người Albania, người Ả Rập, người Serb và nhiều dân tộc khác, người Thổ Nhĩ Kỳ là những người chủ chốt sáng tạo ra một hệ thống đã đem lại sự cùng tồn tại giữa các nền văn hóa trong nhiều thế kỷ.

 

 

 

Violence, discrimination and oppression were no doubt part of that history, but so were exchange, synthesis and peace.

 

Bạo lực, phân biệt đối xử và áp bức chắc chắn là một phần của lịch sử đó, song thăm viếng qua lại, xu hướng tổng hòa và hòa bình cũng thế.

 

 

 

Mazower acknowledges this, but perfunctorily.

 

Mazower thừa nhận điều này, nhưng chỉ lớt phớt.

 

 

 

In the end, “The Greek Revolution” causes us to think more deeply about the role of the nation-state in a global context.

 

Cuối cùng, cuốn “The Greek Revolution”  khiến chúng ta suy nghĩ sâu sắc hơn về vai trò của quốc gia-dân tộc trong bối cảnh toàn cầu.

 

 

 

This history of the revolution aims to be, in Mazower’s words, “inclusionary not exclusionary.”

 

Lịch sử cuộc cách mạng này nhằm mục đích, theo lời Mazower, trở thành “bao gồm chứ không phải loại trừ”.

 

 

 

As he relates it from a pandemic-ravaged New York terrorized by fear and death, he watched a “remarkably resilient” and seemingly socially cohesive Greece enforce a lockdown at the same time that the United States fumbled.

 

Khi kể về câu chuyện lịch sử ấy từ một New York bị đại dịch tàn phá và bị khủng bố bởi nỗi sợ hãi và cái chết, ông đã quan sát thấy một Hy Lạp “kiên cường đáng kể” và có vẻ gắn kết về mặt xã hội thực thi một cuộc phong tỏa cùng thời điểm mà Mỹ còn đang lóng ngóng.

 

 

 

Against threats of polarization and social fragmentation, a national collective of trusting citizens proved able to confront contemporary challenges, as it had a debt crisis over a decade ago and an empire two centuries before.

 

Đối diện với các mối đe dọa phân cực và phân mảnh xã hội, một tập thể quốc gia gồm những công dân đáng tin cậy đã chứng tỏ có thể đương đầu với những thách thức hiện thời, vì nó đã trải qua một cuộc khủng hoảng nợ hơn một thập kỷ trước và một đế chế thống trị hai thế kỷ trước.

 

 

 

In the face of migration, financial collapse, right-wing populism and now the pandemic, many argue that the nation-state, whatever its failings and limitations, remains our best formula for international order.

 

Trước tình trạng di cư, tài chính sa sút, chủ nghĩa dân túy cánh hữu và giờ là đại dịch, nhiều người tranh luận rằng quốc gia-dân tộc, bất kể những nhược điểm và hạn chế của nó, vẫn là công thức hay nhất của chúng ta đối với trật tự quốc tế.

 

 

 

But if it has succeeded in overcoming some divisions, it has also created new ones.

 

Nhưng nếu nó đã thành công trong việc khắc phục một số sự phân hóa, nó cũng đã tạo ra những phân hóa mới.

 

 

 

In the case of contemporary Greece, the nation excises much of its Ottoman and Muslim past and generally views Islam negatively, whether in the form of Turkey or Afghan refugees.

 

Trong trường hợp của Hy Lạp đương đại, quốc gia này cắt bỏ phần lớn quá khứ Ottoman và Hồi giáo của mình và nhìn chung có quan điểm tiêu cực về những tín đồ Hồi giáo, cho dù dưới hình thức người tị nạn Thổ Nhĩ Kỳ hay Afghanistan.

 

 

 

The Greek Revolution arose at the very moment of the nation-state’s initial articulation and validated it over any other political form, especially empire.

 

Cách mạng Hy Lạp nổ ra ngay tại thời điểm bắt đầu liên kết của quốc gia-dân tộc đó và công nhận nó có giá trị hơn bất kỳ thể thức chính trị nào khác, đặc biệt là đế chế.

 

 

 

It inspired William Lloyd Garrison and Alexander Pushkin to write about it then and has led one of the world’s foremost historians to write about it today.

 

Nó đã truyền cảm hứng cho William Lloyd Garrison và Alexander Pushkin viết về nó lúc bấy giờ và đã khiến một trong những sử gia hàng đầu thế giới viết về nó ngày nay.

 

 

 

Anniversaries aside, this book spurs us to think critically about the concomitant births of Greece and the nation-state.

 

Gác những ngày kỷ niệm sang một bên, cuốn sách này thúc đẩy chúng ta suy nghĩ nghiêm túc về sự ra đời đồng thời của Hy Lạp và quốc gia-dân tộc.

 

 

 

In so doing, it encourages us to ask serious questions of both.

 

Bằng cách đó, nó khuyến khích chúng ta đặt những câu hỏi nghiêm túc về cả hai.



THE GREEK REVOLUTION
1821 and the Making of Modern Europe
By Mark Mazower
Illustrated. 608 pp. Penguin Press. $35.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc