Thập kỷ làm thay đổi nước Mỹ mãi mãi

nguồn: New York Times,

biên dịch: Thu Phương,

The Decade That Changed America Forever

 

Thập kỷ làm thay đổi nước Mỹ mãi mãi

 

 


 

Sixteen-year-old Elizabeth Eckford walked alone through the crowd of jeering whites.

 

Elizabeth Eckford, 16 tuổi, một mình bước qua đám đông người da trắng đang giễu cợt.

 

 

 

She hadn’t heard about the escorts assigned to the nine Black youngsters integrating Little Rock’s Central High School because her family had no telephone.

 

Gia đình cô không có điện thoại, nên cô không biết tin về đội hộ tống bảo vệ chín thanh niên da đen ghi danh trường Trung học Little Rock.

 

 

 

So Elizabeth took the city bus, filed past the screeching adults, went up to the guardsmen who blocked her way with raised bayonets, turned around, returned to the bus stop, sat down and tried not to cry as the mob around her kept screaming.

 

Elizabeth bắt xe buýt, vượt qua hàng người la hét, tiến về phía đội vệ binh -- những người giơ cao lưỡi lê chặn đường cô, cô quay lại trạm xe buýt, ngồi xuống và cố gắng không khóc khi đám đông xung quanh tiếp tục la hét.

 

 

 

It was 1957 and Americans were about to plunge into the 1960s.

 

Đó là năm 1957 và người Mỹ chuẩn bị bước vào những năm 1960.

 

 

 

A seemingly unified nation would confront its original sin, endure all kinds of vertiginous changes and never quite recover.

 

Một quốc gia mang vẻ ngoài thống nhất, sẽ phải đối mặt với tội nguyên tổ, hứng chịu loạt thay đổi chóng mặt và không thể phục hồi.

 

 

 

Kevin Boyle, a professor of history at Northwestern University, tells this story and many others in “The Shattering,” his luminous guide to a tumultuous decade — “a season of hope,” he writes, “and a season of blood.”

 

Câu chuyện này được Kevin Boyle, giáo sư lịch sử tại Đại học Northwestern, kể trong cuốn sách "The Shattering" (“Đảo lộn”), cuốn sách soi sáng một thập kỷ đầy biến động — “thập kỷ của hy vọng”, “và thập kỷ của máu đổ”, ông viết.

 

 

 

Boyle grounds his narrative with individuals caught in the whirlwind:

 

Chuyện kể của Boyle dựa trên cuộc sống của những cá nhân bị cuốn vào vòng xoáy:

 

 

 

Eckford holds her head high and ignores the obscenities.

 

Eckford tự tin ngẩng cao đầu và phớt lờ những lời chửi rủa.

 

 

 

Cpl. James Farley weeps over a dead comrade in an empty supply shed in Da Nang.

 

Hạ sĩ James Farley khóc thương một đồng đội đã chết trong kho dự trữ trống tại Đà Nẵng.

 

 

 

Sarah Weddington finally gets her first client (women rarely had the opportunity to practice law) and eventually wins her case by persuading the Supreme Court that the Constitution protects abortion rights.

 

Sarah Weddington cuối cùng cũng có được khách hàng đầu tiên (phụ nữ hiếm khi có cơ hội hành nghề luật) và rồi cô đã thắng kiện nhờ thuyết phục được Tòa án Tối cao rằng Hiến pháp bảo vệ quyền phá thai.

 

 

 

And, going back to one of the book’s cover photos, three dozen smiling neighbors pose on July 4, 1961, to celebrate the 38 flags they’ve hoisted over their bungalows on Chicago’s northwest side.

 

Và, quay trở lại một trong những bức ảnh bìa cuốn sách, bức ảnh với 36 người là hàng xóm láng giềng, tươi cười tạo dáng ngày 4 tháng 7 năm 1961, kỷ niệm 38 lá cờ họ đã treo trên các ngôi nhà gỗ của mình phía tây bắc Chicago.

 

 

 

It’s a snapshot from the time before: a simple era of patriotism and consensus.

 

Bức ảnh được chụp nhanh trong thời đại đơn thuần: thời đại của lòng yêu nước và sự đồng lòng.

 

 

 

But not for everyone.

 

Nhưng thời đại đó không dành cho tất cả.

 

 

 

Not for African Americans pushing against white supremacy.

 

Không dành cho người Mỹ gốc Phi đang đe dọa uy quyền của người da trắng.

 

 

 

In the South, they demanded simple things — the right to vote, play in the park, get care at the nearest hospital, attend a school whose roof didn’t leak.

 

Ở miền Nam, họ yêu cầu những điều cơ bản — quyền bầu cử, quyền dạo chơi ở công viên, được chăm sóc ở bệnh viện gần nhất, được học ở trường có mái không dột.

 

 

 

Boyle emphasizes both the implacable violence they met with and the media images that shocked so many.

 

Boyle nhấn mạnh tình trạng bạo lực man rợ mà họ gặp phải và những hình ảnh gây sốc trên phương tiện truyền thông.

 

 

 

Birmingham’s snarling police dogs, leaping at young Black students, flashed onto the front pages of newspapers around the world.

 

Vụ việc chó cảnh sát của Birmingham hung dữ lao vào nhóm học sinh da đen nhỏ tuổi, từng xuất hiện trên trang nhất của các tờ báo trên toàn thế giới.

 

 

 

In the early days of television, NBC interrupted its programming with video of helmeted troopers, some on horseback, slamming their clubs into peaceful protesters in Selma.

 

Trong thời kỳ đầu phát sóng, đài NBC tự ngắt sóng chương trình đang phát bằng video về đội quân đội mũ sắt, vài người trong số đó ngồi trên lưng ngựa, dùng gậy đâm vào những người biểu tình ôn hòa ở Selma.

 

 

 

Those pictures changed the United States.

 

Những hình ảnh đó đã làm thay đổi nước Mỹ.

 

 

 

For starters, as Boyle explains, they transformed both political parties.

 

Đầu tiên, Boyle giải thích, chúng đã làm thay đổi cả hai đảng phái chính trị.

 

 

 

Democrats had traditionally defended enslavement and then segregation, but in the 1930s and ’40s Northern Black voters clambered into the party — Republicans were taking their votes for granted while Franklin Roosevelt’s New Deal offered help during the Great Depression.

 

Đảng Dân chủ có truyền thống ủng hộ chế độ nô dịch và sau này là phân biệt chủng tộc, nhưng trong những năm 1930 và 1940, các cử tri người Da đen miền Bắc đã ủng hộ đảng này — phía Cộng hòa coi thường phiếu bầu đó, trong khi Chính sách kinh tế mới của Franklin Roosevelt đưa ra hỗ trợ trong cuộc Đại Suy thoái.

 

 

 

Democratic leaders frantically tried to hold together an improbable coalition of Southern segregationists and Northern civil rights activists — till the images streaming out of the South forced a moral reckoning.

 

Các nhà lãnh đạo đảng Dân chủ sốt sắng thành lập liên minh giữa các nhà phân biệt chủng tộc miền Nam và nhà hoạt động dân quyền miền Bắc, nhưng rất khó có khả năng xảy ra — và chỉ ngừng cho đến khi những hình ảnh kia lan truyền ra ngoài miền Nam, gây ra phản đối về mặt đạo đức.

 

 

 

After Selma, President Lyndon Johnson bet everything on civil rights:

 

Sau sự việc ở Selma, Tổng thống Lyndon Johnson đặt cược tất cả vào quyền công dân:

 

 

 

“Should we defeat every enemy, and should we double our wealth and conquer the stars, and still be unequal to this issue, then we will have failed as a people and as a nation.”

 

“Nếu chúng ta đánh bại được mọi kẻ thù, chúng ta nhân đôi của cải và chinh phục các vì sao, nhưng vẫn không kham nổi vấn đề này, thì chúng ta sẽ thất bại với tư cách là một dân tộc và một quốc gia.”

 

 

 

This was, he insisted in a national address, nothing less than a test of America’s soul.

 

Trong bài diễn văn toàn quốc, ông khẳng định, điều này không khác gì một phép thử đối với tinh thần của nước Mỹ.

 

 

 

Across the aisle, Republicans — long the party supportive of Black rights — grabbed the Southern votes that the Democrats were leaving behind.

 

Bên kia lối đi, đảng Cộng hòa — đảng từ lâu ủng hộ quyền của người Da đen — đã giành lấy các phiếu bầu của miền Nam mà đảng Dân chủ bỏ qua trước đó.

 

 

 

Barry Goldwater modeled the new approach during the 1964 presidential election:

 

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1964, Barry Goldwater áp dụng cách tiếp cận mới:

 

 

 

Stick to high-minded government bashing and avert your eyes while allies inflame white racial resentments.

 

Hướng tới chỉ trích chính phủ kiêu ngạo, ngoảnh mặt làm ngơ trước phe đồng minh làm bùng phát sự phẫn nộ đối với chủng tộc da trắng.

 

 

 

President Nixon, elected in 1968, honed the tactic to a fine art.

 

Chiến lược này đã được tổng thống Nixon (đắc cử năm 1968) áp dụng hết sức bài bản.

 

 

 

No Democratic presidential candidate has won the white vote since.

 

Kể từ đó, không ứng cử viên tổng thống nào của đảng Dân chủ giành được phiếu bầu của người da trắng.

 

 

 

Beyond the parties, Boyle traces the racial reckoning as it coursed through the nation.

 

Ngoài các đảng phái, Boyle dõi theo phong trào phản đối vì chủng tộc đang lan truyền khắp đất nước.

 

 

 

Young African Americans in the North bristled at the Southern violence.

 

Những người Mỹ gốc Phi trẻ tuổi miền Bắc nổi giận trước tình trạng bạo lực ở miền Nam.

 

 

 

Up north, they did not face legal segregation, but they were jammed into congested neighborhoods, pushed into marginal jobs and always at risk of violence.

 

Ở phía bắc, họ không phải đối mặt với sự phân biệt về mặt pháp lý, nhưng họ bị dồn vào những khu dân cư đông đúc, bị đẩy cho những công việc vô nghĩa và luôn có nguy cơ bạo lực.

 

 

 

White police officers or angry mobs attacked and even killed them for venturing into the wrong part of town.

 

Cảnh sát hay đám đông giận dữ da trắng đã tấn công và thậm chí giết họ vì đã cả gan bước vào khu vực cấm của thị trấn.

 

 

 

Violence begot violence, south and north, until Martin Luther King Jr.’s horrific murder.

 

Bạo lực sinh ra bạo lực, từ bắc vào nam, cho đến cái chết kinh hoàng của Martin Luther King Jr.

 

 

 

I was in high school at the time.

 

Lúc đó tôi đang học trung học.

 

 

 

We were numbed by the killing, uncertain what to say or think.

 

Chúng tôi chết lặng vì vụ giết hại, không biết phải nói gì hay nghĩ gì.

 

 

 

Who cared about math class now?

 

Giờ còn ai quan tâm đến lớp toán chứ?

 

 

 

Then, just before summer vacation, Robert Kennedy was also murdered.

 

Sau đó, ngay trước kỳ nghỉ hè, Robert Kennedy cũng bị sát hại.

 

 

 

We didn’t remember Johnson’s speech, but we knew that America had “failed as a people and as a nation.”

 

Chúng tôi không nhớ chi tiết bài phát biểu của Johnson, nhưng chúng tôi biết rằng nước Mỹ đã “thất bại với tư cách là một dân tộc và một quốc gia”.

 

 

 

Boyle twines this story of racial revolution with two others.

 

Boyle đan xen câu chuyện về cuộc cách mạng chủng tộc này cùng hai sự kiện khác.

 

 

 

First, the rise of a sprawling military.

 

Thứ nhất, quân đội ngày càng bành trướng.

 

 

 

He portrays four presidents — Harry Truman, Dwight Eisenhower, John Kennedy and Lyndon Johnson — flailing to get control of what Eisenhower had called the military-industrial complex.

 

Ông miêu tả bốn vị tổng thống — Harry Truman, Dwight Eisenhower, John Kennedy và Lyndon Johnson — đang vất vả giành quyền kiểm soát tổ hợp công nghiệp-quân sự (theo cách gọi của Eisenhower).

 

 

 

College campuses increasingly raged against the government as it blundered into an Asian war that seemed unwinnable.

 

Khi chính phủ sa đà vào cuộc chiến không thành ở châu Á, các trường đại học càng trở nên phẫn nộ.

 

 

 

Second, a sexual revolution had taken hold in the country.

 

Thứ hai, cuộc cách mạng giới tính bắt đầu tạo ra sức ảnh hưởng trong nước.

 

 

 

Magazines like Playboy were bringing sexuality out of the shadows.

 

Các tạp chí như Playboy đã đưa vấn đề giới tính ra ngoài ánh sáng.

 

 

 

And then Estelle Griswold challenged Connecticut’s ban on birth control devices.

 

Sau đó Estelle Griswold đã thách thức lệnh cấm của Connecticut đối với các biện pháp tránh thai.

 

 

 

In 1965, the Supreme Court, balancing the rights of married couples against Victorian-era moral codes, found a right to privacy in the penumbra (or shadows) of the Bill of Rights.

 

Năm 1965, Tòa án Tối cao đối chiếu quyền của các cặp đôi đã kết hôn với các quy tắc đạo đức thời Victoria và nhận thấy quyền riêng tư có trong ‘vùng nửa tối’ (hay ‘bóng tối’, gồm những nhóm quyền không có trong hiến pháp) của Tuyên ngôn Nhân quyền.

 

 

 

There was not much fuss — until those constitutional shadows began to lengthen.

 

Chúng không được chú ý đến — cho đến khi vùng bóng tối hiến pháp đó bắt đầu kéo dài thêm.

 

 

 

Boyle elegantly narrates the ’60s through his three lenses — race, militarism and sexuality — and “The Shattering” wears its scholarship lightly.

 

Boyle cẩn thận kể lại những năm 1960 qua ba góc nhìn — chủng tộc, chủ nghĩa quân phiệt và giới tính — và cuốn sách “The Shattering” nhẹ nhàng mang theo lượng kiến thức đó.

 

 

 

Still, there are some things he might have done differently.

 

Tuy vậy, đã có vài điều ông có thể kể khác đi.

 

 

 

His early chapters sketch the background decades but try to cover too much ground and end up disjointed.

 

Vài chương đầu ông phác họa bối cảnh hàng thập kỷ nhưng lại che đậy quá nhiều điểm mấu chốt, dẫn đến rời rạc.

 

 

 

He also might have made less of the War on Poverty’s original intention — it was a grandiloquent name for a smattering of insignificant programs languishing in Congress.

 

Ông cũng không cần phải làm theo mục tiêu ban đầu của Cuộc chiến chống đói nghèo — cái tên khoa trương dành cho loạt chương trình vô nghĩa bị Quốc hội bỏ mặc.

 

 

 

More important were the activists who seized the war’s theme of “maximum feasible participation” and rocked urban America, changing the way the cities were governed.

 

Quan trọng hơn là các nhà hoạt động biết chớp lấy chủ đề của cuộc chiến (“có thể tham gia ở mức tối đa”) và làm rung chuyển khu vực đô thị Mỹ, thay đổi cơ chế quản lý các thành phố.

 

 

 

And he could have taken readers to the floor of Congress, where segregationists dropped the word “sex” into the Civil Rights Act, making ribald jokes and trading guffaws with nervous (male) liberals who feared it might sink the entire package.

 

Và ông đã có thể đưa độc giả đến phòng họp của Quốc hội, nơi những người theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đề xuất từ “giới tính” vào Đạo luật Dân quyền, pha trò tục tĩu và cười hô hố bên cạnh những người theo chủ nghĩa tự do (nam giới) đang lo sợ việc đó có thể phá hỏng toàn bộ đề xuất.

 

 

 

“The laughter that greeted this proposal,” Representative Martha Griffiths commented, showed that “women were second-class citizens.”

 

Nghị sĩ Martha Griffiths nhận xét: “Tràng cười chào đón đề xuất này”, cho thấy “phụ nữ chỉ là công dân hạng hai.”

 

 

 

But these are all small challenges on the margins of Boyle’s bright narrative.

 

Nhưng đây chỉ là những thách thức nhỏ bên lề câu chuyện tươi sáng của Boyle.

 

 

 

“The Shattering” traces each of its themes to a different finale.

 

Mỗi chủ đề trong cuốn “The Shattering” đều dẫn đến một kết luận khác nhau.

 

 

 

Racial reform seemed to drift to a dead end when Nixon’s Supreme Court appointees limited school busing.

 

Chỉ định hạn chế đưa đón học sinh của Tòa án tối cao thời Nixon có vẻ đã khiến cải cách chủng tộc đi vào ngõ cụt.

 

 

 

Northern whites were fine with racial equality until it impinged on their own privileges.

 

Người Bắc da trắng tỏ ra bình thường đối với vấn đề bình đẳng chủng tộc, cho đến khi đặc quyền của riêng họ bị đụng chạm.

 

 

 

Dreams of racial justice would have to await future generations.

 

Giấc mơ về công bằng chủng tộc sẽ phải chờ đợi ở các thế hệ tương lai.

 

 

 

The peace movement petered out, too.

 

Phong trào hòa bình cũng dần tan rã.

 

 

 

Nixon succeeded in diffusing antiwar politics while troubling questions about the military-industrial complex slipped entirely from sight.

 

Nixon đã thành công trong việc truyền bá chính trị phản chiến, khiến những hoài nghi về tổ hợp công nghiệp-quân sự hoàn toàn trôi vào quên lãng.

 

 

 

No future president would warn the country, as Eisenhower had done, about the Pentagon’s voracious grip on both Washington and Wall Street.

 

Không vị tổng thống tương lai nào sẽ cảnh báo đất nước về sự kìm kẹp của Lầu Năm Góc đối với Washington và Phố Wall như Eisenhower đã làm.

 

 

 

In contrast, the era’s sexual politics ended with Roe v. Wade.

 

Đối lập với đó, phong trào chính trị giới tính của thời đại chấm dứt bằng vụ án Roe kiện Wade.

 

 

 

A terrific hullabaloo — over abortion, gay rights, morality and the nature of sexuality — was about to burst onto the American scene.

 

Tiếng la ó kinh hoàng — trước vấn đề phá thai, quyền của người đồng tính, đạo đức và bản chất giới tính — sắp sửa bùng phát tại Mỹ.

 

 

 

“The Shattering” begins with middle-class Americans proudly waving their flags.

 

Cuốn “The Shattering” bắt đầu với hình ảnh những người Mỹ trung lưu tự hào vẫy lá cờ.

 

 

 

You could say it ends the same way, with Richard Nixon rousing his “silent majority” against the protesters.

 

Và kết thúc bằng hình ảnh tương tự, tùy cách bạn nhìn nhận. Với việc Richard Nixon vận động “đám đông im lặng” của ông chống lại người biểu tình.

 

 

 

But along the way something vital did indeed shatter.

 

Tuy nhiên, điều gì đó quan trọng đã thực sự bị đảo lộn trong quá trình này.

 

 

 

White Americans were forced to confront the injustices perpetrated in their name, both at home and abroad.

 

Người Mỹ da trắng buộc phải đối mặt với chính những tội lỗi gây bất công do họ phạm phải, trong nước cũng như ngoài nước.

 

 

 

Those flags would continue to fly over Chicago for a few more years, but they would never mean quite the same thing.

 

Những lá cờ đó vẫn sẽ tung bay trên bầu trời Chicago trong nhiều năm nữa, nhưng ý nghĩa sẽ không còn như xưa.


THE SHATTERING
America in the 1960s
By Kevin Boyle
Illustrated. 480 pp. W.W. Norton & Company. $32.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc