Bênh vực sư tử hay hươu?

shared from fb Dương Quốc Chính,
-----
Trước đây mình đã từng viết status giáo viên bo` đỏ. Cũng vài lần viết status phê bình cái gọi là thày Vũ Khắc Ngọc, trong việc tuyên truyền tư tưởng sai trái, lệch lạc, đầu độc HS và phụ huynh (vì người đọc của họ chắc đa phần là thành phần đó). Hôm nay, rất đáng buồn, là lại phải cho 1 “thày” khác lên sóng. Chả biết có ngẫu nhiên không mà cũng cùng là cái lò Học mãi của “thày” Ngọc. Chả nhẽ đó thành cái chuồng bo` sao?
Photo by Divide By Zero on Unsplash


Với bọn DLV ăn lương để đầu độc xã hội, mình gọi là bo` đỏ đã đành. Nhưng ở đây họ là những người thày. Lẽ ra có nhiệm vụ khai sáng, nhưng đây lại làm ngược lại, thì gọi là bo` có khi lại nhục cho loài bo` . Cũng là câu chuyện chiến tranh giữa Nga và Ukraine thôi. Đừng có ai vào đây khóc mướn rằng cần tôn trọng quan điểm riêng. Vì đây là chuyện đúng và sai, là fact, không phải quan điểm, opinion đâu.

2 người cãi nhau, 1 người bảo 1+1=2, người kia bảo bằng 3 và 1 người tỏ ra ÔN HÒA vào chém là cần tôn trọng quan điểm riêng, tôi thấy 2 hay 3 cũng được, phụ thuộc góc nhìn!

Mọi người đọc kỹ các ảnh đính kèm để xem thày (được hiểu là trong ngoặc kép) Nam viết gì nhé.

Đại khái có thể hiểu ý thày là cần thương xót những con sư tử, do sắp bị tuyệt chủng vì khó kiếm mồi. Ở đây nghĩa đen là cần thương xót đế quốc Nga, được hiểu là kẻ mạnh, là con thú săn mồi và Ukraine là 1 con hươu trong khu vực kiếm ăn của sử tử (hay gọi là gấu đi) Nga. Chúng ta cần phải thông cảm với kẻ mạnh như Nga. Vì họ đã từng xả thân cứu cả thế giới trong thế chiến 2 mà giờ bị khinh thường bởi kẻ yếu như Ukraine.

Rồi bạn ý lý luận (hay thủ dâm?) rằng Việt Nam không hề là 1 con hươu như Ukraine, chúng ta đã từng là sư tử để mở cõi. Chúng ta đã từng chống lại được bầy sư tử xâm lược khác. Chúng ta lại còn giỏi ngoại giao cây tre, nên chả việc gì chúng ta phải thương xót bọn hươu kia (vì chúng ta có phải hươu đâu).

Thày viết lòng vòng để dẫn dắt người đọc nhưng tựu trung là chúng ta cần thương xót cho kẻ mạnh, bởi vì ta cũng là kẻ mạnh, lại còn khôn!

Vậy thày viết thế có gì sai?

Không dễ thấy chỗ sai đâu, vì có bạn gửi cho mình cái link status kia và hỏi mình không biết nó có gì sai, đọc thấy xuôi xuôi! Mà fan bên nhà thầy vào ca ngợi ầm ĩ đó thôi.

Chỗ sai thế này. Cái tư duy thương xót kẻ mạnh hay kẻ yếu 1 cách cảm tính thì đều là tư duy sai. Như chuyện xe to đền xe bé hay bảo vệ kẻ yếu hoặc bưng bô kẻ mạnh ở Việt Nam đều là bậy bạ hết. Tư duy đúng là phải phân định xem bên nào sai (theo 1 chuẩn mực pháp lý phổ quát) và bênh vực kẻ đúng, không cần quan tâm tới kích thước hay độ mạnh yếu của các bên.

Dân Việt Nam thường rơi vào 2 thái cực, 1 là mặc định bênh kẻ yếu. Kiểu tai nạn giao thông thì bênh thằng có phương tiện rẻ tiền và thô sơ hơn, chuyện này cực phổ biến. Đi bộ ra đường đâm vào ô tô thì thằng ô tô đương nhiên phải đền, kể cả công an phân xử cũng có xu hướng dàn xếp như vậy.

Còn ở 1 số vụ tranh đấu khác thì đa số lại có tư duy ngược lại. Thấy thằng dân nghèo đi kiện quan, kiện nhà giàu, thì dè bỉu: “Thằng này n gu, con kiến đòi kiện củ khoai. Được vạ thì má đã sưng. Ng u mới chống lại cường quyền, 1 sự nhịn 9 sự lành, sống bên cạnh thằng mạnh thì phải khéo léo mà nịnh nó…”

Đấy là thứ tư duy khôn lỏi, hèn mạt, nhưng lại vỗ ngực khoe khéo, ngoại giao cây tre. Và cả 2 cách suy nghĩ trên đều là đần đô.n phi lý trí vì chả quan tâm đến đúng sai.

Ở đây, trong trường hợp cụ thể là xung đột giữa Nga và Ukraine thì Nga sai rõ ràng. Không thế lấy thứ tư duy mở cõi thời hỗn mang thế kỷ 19 về trước để biện hộ cho 1 xã hội hoang dã chân lý thuộc về kẻ mạnh được. Thời đó đúng là các quốc gia ăn thịt nhau đúng như sư tử và hươu. Mạnh được yếu thua.

Bây giờ ai đem chuyện Mông Cổ đi chiếm khắp thế giới ra để trách móc là tàn bạo thì là ngớ ngẩn, bởi thời đó thế là bình thường. Hay bo` đỏ đem chuyện người da trắng ở Mỹ tàn sa’t người da đỏ, đánh đâ.p người da đen từ thế kỷ 19 về trước cũng là điều ngớ ngẩn. Vì thời đó nó thế.

Tương tự vậy, gần gũi hơn, nếu lôi chuyện thực dân Pháp bóc lột, đàn áp người Việt Nam khi xâm lược cũng là điều ngớ ngẩn. Vì thời đó nó thế.

Nhưng bây giờ thì khác.

Đã qua rồi cái thời kẻ mạnh tự do bắt nạt kẻ yếu. Chế độ thuộc địa cũng sụp đổ bởi chính Mỹ và LX khởi xướng kể từ sau thế chiến. Vì họ cho rằng chế độ thuộc địa là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh. Vì thế mà LHQ hình thành và chế độ thuộc địa cáo chung sau đó khoảng 10 năm. Những nước thuộc địa còn lại hầu hết là do tự nguyện.

Phải rất ngây thơ mới nghĩ là chế độ thuộc địa hoàn toàn biến mất. Thực ra nó đã biến thành 1 dạng khác, đảng ta gọi là thuộc địa kiểu mới, phũ thì gọi các nước đó là chư hầu, lịch sự thì gọi là đồng minh. Cả 2 hệ thống trong chiến tranh lạnh đều duy trì thuộc địa kiểu mới, với cách “cai trị” khác nhau, phụ thuộc vào thể chế chính trị mà mỗi phe theo đuổi.

Nhìn chung, việc “xâm lược” thuộc địa kiểu mới không còn dùng ngoại giao pháo hạm nữa mà bằng QUYỀN LỰC MỀM. Đó là sự khác biệt lớn nhất. Tuy nhiên, chế độ CS dựa trên nền tảng cưỡng bức, bạo lực, nên ĐÔI KHI việc tấn công bạo lực để duy trì ảnh hưởng là vẫn xảy ra.

Có thể điểm danh “chư hầu” của Mỹ thời chiến tranh lạnh là các nước Tây Âu, Nhật, Hàn, Đài Loan, VNCH. Nhìn chung, Mỹ “xâm lược” thuộc địa bằng…tiền, chứ không phải bằng súng đạn. Như Tây Âu, đặc biệt là Nhật, Hàn, Tây Đức là kế hoạch viện trợ tái thiết hậu chiến, ở Tây Âu là kế hoạch Marshall khổng lồ tái thiết toàn bộ châu Âu. Nhưng Bắc Âu và Đông Âu do sự can thiệp của LX nên không dám nhận viện trợ. Mỹ cũng “xâm lược” VNCH bằng tiền viện trợ.

Tương tự vậy, LX biến cả khối Đông Âu thành chư hầu thông qua viện trợ và “giải phóng” khỏi phát xít Đức.

Nhưng điểm khác biệt đó là Mỹ CHƯA BAO GIỜ TẤN CÔNG QG CHƯ HẦU kể cả khi họ muốn rời khỏi vòng tay của Mỹ với lý do “phản bội” hay địa chính trị. Ví dụ điển hình nhất là Philippines, quốc gia này nguyên là thuộc địa của Mỹ (Tây Ban Nha bán cho Mỹ), được Mỹ trả độc lập và biến thành “chư hầu” và họ “đuổi” Mỹ hoàn toàn ôn hòa ra khỏi các căn cứ không quân Clark và hải quân Subic. Mỹ ngậm ngùi ra đi cho dù thực tế kể từ khi SG sụp đổ và Philippines đuổi Mỹ thì toàn bộ biển Đông đã ra khỏi kiểm soát của Mỹ (do TQ, Việt Nam, Philippines kiểm soát).

Tương tự vậy, Cuba bị tuột khỏi vòng ảnh hưởng của Mỹ sau khi Fidel Castro cướp chính quyền. Nhưng sau đó Mỹ không tấn công Cuba trực diện lần nào mà chỉ dùng quyền lực mềm để bao vây Cuba. 1 số quốc gia Nam Mỹ cũng tuột khỏi tay Mỹ nhưng cũng không bị Mỹ tấn công quân sự.

Nhưng ngược lại, LX từng tấn công quân sự Hungary, Tiệp Khắc để duy trì ảnh hưởng, để thay đổi lãnh đạo 2 nước này. TQ từng tấn công Việt Nam để dạy cho “chư hầu” cũ 1 bài học. LX cũng từng đụng độ với TQ ở biên giới, TQ cũng là chư hầu cũ thời Lenin, Stalin của LX. Hay Việt Nam tấn công nước CS đàn em Campuchia, dựng lên 1 chính quyền “thân Việt Nam”, cũng là cách để duy trì ảnh hưởng. Đó là do bản chất bạo lực, cục súc của chế độ CS nên mới có chuyện đó.

Bây giờ Putin áp dụng nguyên lối tư duy địa chính trị thời chiến tranh lạnh đó để tấn công Ukraine. Không có bất kỳ 1 lý lẽ nào hợp thời có thể biện minh cho hành động xâm lược này. Đây là vấn đề đúng và sai, như 1+1=2, không có quan điểm nào ở đây. Chính vì vậy nên có lẽ chỉ có lần này và lần Iraq tấn công Kuwait thì toàn thế giới mới đồng lòng lên án kẻ xâm lược như vậy với số phiếu chống siêu áp đảo. Vậy có lý lẽ gì để bảo vệ kẻ mạnh, bảo vệ con gấu?

Cái sai thứ 2 của thày Nam là việc thủ dâm quá đà, khi coi Việt Nam không phải con hươu. Thày chóng quên là Việt Nam mới thoát thuộc địa gần 1 thế kỷ được có hơn 70 năm và sau đó cũng rơi vào thuộc địa kiểu mới mà thôi (cho đến khi LX sụp đổ). Việt Nam bây giờ bản chất vẫn nằm trong vòng cương tỏa của TQ bởi ràng buộc tư tưởng và quyền lực mềm (kinh tế, văn hóa). Cứ nhìn cảnh TQ cấm biên vài tháng là người Việt Nam khốn đốn giải cứu lẫn nhau là thấy. Bản chất thì Việt Nam vẫn là 1 con hươu mà thôi.







Mình viết đã quá dài rồi phải không? Thực ra mình chỉ muốn mượn status của thày Nam để mọi người thấy rằng thế giới đã thay đổi ra sao, tại sao ông đại sứ Việt Nam ở LHQ lại cho rằng:

“…các cuộc chiến tranh và xung đột đến tận ngày nay thường bắt nguồn từ các học thuyết lỗi thời đề cao chính trị cường quyền, tham vọng thống trị, áp đặt và sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp quốc tế. Một số xung đột vẫn còn gắn liền với những yếu tố lịch sử, ngộ nhận và hiểu lầm.”

Chính thế nên thứ tư duy bo` đỏ đi ngược lại quan điểm trên chính là tư tưởng phản động, đi ngược lại chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam buộc phải theo đuổi.

Dương Quốc Chính

Bài trước: Ukraine khôn hay ngu?

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc