Sai một ly, đi một dặm

shared from fb Tien Long Do,
-----
Hơn 100 năm trước Phan Châu Trinh đã nhận thức sâu sắc rằng, cốt lõi của sự phát triển là ở nâng tầm trí tuệ, chuẩn mực, ý chí, tinh thần tự chủ, tự do của con người, chứ không phải chạy theo bạo lực hay theo đuổi nông nổi những thứ bề mặt hiện tượng. Học hỏi và phát triển phải đi từ gốc rễ bản chất bên trong của mỗi vấn đề.


Sau khi đi khắp các vùng miền Bắc, Trung, Nam, rồi sang quan sát các quốc gia phát triển hơn bao gồm cả Trung Quốc, Nhật Bản, trao đổi ý kiến với các hào kiệt trong và ngoài nước, ông chủ trương những điều căn cốt để đất nước phát triển phải vượt lên sự trì trệ đương thời, tiến lên ngang tầm thời cuộc như các quốc gia phát triển trong khu vực và thế giới.

Ông cho rằng phải thay đổi từ gốc rễ bằng cách nâng cao trình độ và chuẩn mực, ý chí khai sáng của người Việt, đề cao phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, học những tư tưởng tiến bộ của Tây phương, từ bỏ những phong tục lạc hậu của những quán tính xã hội cũ.

Khởi xướng tinh thần khai sáng bằng khẩu hiệu: Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh. Những nỗ lực không mệt mỏi của Cụ đã thổi một luồng không khí mới, tạo nên sức mạnh tự tin của trí tuệ, phẩm giá con người Việt Nam hiện đại. Có lẽ hai cụ Phan, Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, một người khơi dậy tinh thần tự cường, một người khơi dây tinh thần tự chủ, ý chí tự vươn lên, đã thắp lên ngọn lửa, ảnh hưởng tới tinh thần và sức mạnh của các thế hệ người Việt sau này. Mà ít nhất là trong nửa đầu của TK20.

24-3-2022 là ngày kỷ niệm 96 năm ngày mất của Cụ Phan Châu Trinh. Gần một trăm năm qua đi, nhưng tinh thần khai sáng, nỗ lực tự mình vượt lên trên những hạn chế cố hữu và học hỏi tiếp thu những giá trị chuẩn mực cao của nhân loại, mà Cụ đã khởi xướng, vẫn là một nhiệm vụ mang tính sứ mệnh với mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp, và cả quốc gia hôm nay.
Tags: skill

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc