Hãy trách người lớn chúng ta

shared from fb Hoàng Tư Giang,
-----
“ĐM, mày cút ra khỏi nhà này, mày không xứng đáng là con tao”, người bố hét lên. Cô con gái cũng hét lại: “Bố mẹ ko coi con là con, thì con sẽ vĩnh viễn ko về cái nhà này nữa”. Nói rồi, nó vào thu xếp quần áo, bỏ vào túi xách rồi chạy thẳng ra cầu thang, bỏ nhà ra đi.


Cháu bé 12 tuổi, lớn phổng phao hơn các bạn. Bước vào tuổi dậy thì, cháu bắt đầu có những hành vi nổi loạn, không còn như đứa con gái nhỏ bé, ngoan ngoãn, dễ bảo mà bố mẹ cháu biết. Điều này đã dẫn đến tình huống như trên.

Tôi biết câu chuyện này vì họ từng là hàng xóm, bố mẹ thuộc tầng lớp khá giả, có tài sản “ăn nhiều đời không hết”. Còn nhiều chuyện nữa mà tôi biết, xin điểm qua thôi.

Có đứa suốt ngày giam mình trong phòng, không chơi với ai dù bố mẹ có hàng ngàn tỷ. Có đứa trèo hẳn ra ban công, ngồi lỳ ở đó; lại đứa tự làm thương tổn sau khi cãi lại bố mẹ kịch liệt. Có đứa lại trở nên trầm cảm, ko còn làm được gì nữa vì bố mẹ bắt học suốt ngày,...

Theo bài báo này (*) năm 2012 tại Hà Nội, tỷ lệ có ý tưởng tự sát và toan tự sát lứa tuổi 15-24 là 2,3%. Trong đó, nhóm tuổi 15-19 tuổi ghi nhận tỷ lệ có yếu tố tiền sử và toan tự sát cao hơn nhóm 20-24 tuổi.

Đó là tỷ lệ ác liệt khi so sánh với 24 triệu học sinh, sinh viên cả nước.

Cuộc sống ngày nay đã khác trước nhiều về khía cạnh kinh tế, vật chất, nhưng ở góc độ tâm lý của gia đình, của cộng đồng, ở sự tiếp nhận trong các tác phẩm văn học, phim ảnh, có lẽ xã hội chúng ta vẫn lờ đi như trước, hoặc, chúng ta chưa nhìn nhận rõ ràng hơn về điều này như nó cần có.

Ở góc độ gia đình, cộng đồng, tôi vẫn cho rằng hành vi của cha mẹ, ông bà, thầy cô mang tính quyết định đến nhân cách, nhận thức, hành xử của bọn trẻ. Chúng ta quan tâm, chăm sóc, chia sẻ, đồng cảm, tôn trọng bọn trẻ thì làm sao chúng “bắt chước” cái bài hát của ST.

Thời gian chúng ta sống với các con nhiều hơn hẳn thời gian (nghe) cái clip đó, mà chúng ta đổ tội cho cái clip có nghĩa là chúng ta biện minh cho sự thờ ơ, thiếu quan tâm, thiếu trách nhiệm, thiếu yêu thương, áp đặt cực đoan của chúng ta mà thôi. Và tất nhiên, chúng ta không tôn trọng, không hiểu biết bọn trẻ.

Ở góc độ nghệ thuật thì khỏi nói vì dài quá. Có nhiều thứ chúng ta chỉ nói 1 chiều, không nói khác được. Ví dụ, nhân 30/4 thử đặt câu hỏi, Mỹ có Vietnamese syndrome, Việt Nam có American syndrome hay không? Ta không nói, đừng nói là thừa nhận nó.

Trong góc độ của tút này, lâu nay, chúng ta rất ít khi đề cập đến các vấn đề tâm thần, sức khoẻ tinh thần, thế giới nội tâm,… của bọn trẻ, của chính người lớn chúng ta. Chúng ta mới chấp nhận in Sigmund Freud gần đây.

Muốn tránh cái gì thì ta cần hiểu về nó thay vì lờ nó đi, cấm kỵ nó. Người ta bảo, muốn có hòa bình thì phải luôn chuẩn bị cho chiến tranh; muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn thì cần hiểu biết về cái chết.

Thử đặt câu hỏi, thế 199 quốc gia khác có yêu cầu gỡ nó đi không vì lý do tương tự? Còn ở ta, không bất ngờ, không ít nhà văn, nhà báo nói rất đơn giản là cấm, cấm, cấm. Có lẽ, lâu nay họ chấp nhận bị can thiệp, bị gỡ bỏ các chi tiết về ẩn ức, về nỗi đau nội tâm, về việc kết thúc cuộc sống trong các tác phẩm của mình. 🙁

Con bé mà tôi kể phía trên nay đã vào đai học. Giỏi giang và xinh đẹp. Mẹ cháu đã tìm thấy cháu, và khi cháu về, bố mẹ đã thay đổi thái độ hoàn toàn. Họ luôn quan tâm, chia sẻ, tôn trọng cháu.

1 Comments

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc