Sự thật là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Truth Is the First Casualty of War. These Reporters Tried to Save It.

Sự thật là nạn nhân đầu tiên của chiến tranh. Những phóng viên này đã cố gắng cứu lấy sự thật.

 


 

For Ernest Hemingway, successful writing required creating something that no one else had created before — but it also hinged on two elements beyond one’s control: luck and timing.

Đối với Ernest Hemingway, bài báo thành công cần phải có nội dung chưa ai khác viết ra trước đó — nhưng điều này cũng phụ thuộc vào hai yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của mỗi người: may mắn và thời điểm.

 

 

By this standard, the historian Deborah Cohen has scored big-time: her book “Last Call at the Hotel Imperial” is bringing out disturbingly prescient material at exactly the right moment.

Theo tiêu chuẩn này, nhà sử học Deborah Cohen đã ghi điểm rất lớn: cuốn sách “Last Call at the Hotel Imperial” (Cuộc gọi cuối cùng tại khách sạn Imperial) của bà mang tới những tiên liệu đáng kinh ngạc vào đúng thời điểm.

 

 

Cohen’s ambitious ensemble biography documents the intertwined careers, friendships and sex lives of four hugely influential correspondents and commentators primarily covering Europe in the lead-up to World War II.

Cuốn tiểu sử tổng hợp đầy tham vọng của tác giả Cohen ghi lại sự nghiệp, tình bạn và đời sống tình dục đan xen của bốn phóng viên và nhà bình luận có ảnh hưởng lớn chủ yếu đưa tin về châu Âu trước Thế chiến II.

 

 

Like Hemingway (who occasionally barges in), the book’s four stars — John Gunther, H. R. Knickerbocker, James Vincent “Jimmy” Sheean and Dorothy Thompson — hailed from provincial America, but took Europe by storm after World War I.

Giống như Hemingway (thỉnh thoảng xuất hiện), bốn nhân vật chính của cuốn sách — John Gunther, H. R. Knickerbocker, James Vincent “Jimmy” Sheean và Dorothy Thompson — được ca ngợi ở các địa phương nước Mỹ, rồi gây bão khắp châu Âu sau Thế chiến I.

 

 

It would be hard to overstate the collective power and visibility of these reporters in their heyday.

Khó mà nói quá về tổng hợp sức mạnh và tầm nhìn của những phóng viên này trong thời kỳ hoàng kim của họ.

 

 

When Gunther died, The New York Times wrote that he had “traveled more miles, crossed more borders, interviewed more statesmen, wrote more books and sold more copies than any other single journalist of his time.”

Khi Gunther qua đời, tờ New York Times viết rằng ông đã “đi nhiều hơn, vượt qua nhiều biên giới hơn, phỏng vấn nhiều chính khách hơn, viết nhiều sách hơn và bán được nhiều bản hơn bất kỳ nhà báo nào khác cùng thời với ông.”

 

 

Thompson’s “On the Record” column appeared in 170 newspapers; her late-1930s NBC radio broadcasts reached millions of listeners.

Chuyên mục "On the Record" của Thompson xuất hiện trên 170 tờ báo; các chương trình phát thanh NBC vào cuối những năm 1930 của bà đã đến với hàng triệu thính giả.

 

 

She didn’t just interview Churchill; she was his weekend guest.

Bà không chỉ phỏng vấn Churchill; mà còn là vị khách cuối tuần của ông.

 

 

Cohen recounts an amusing anecdote in which Thompson and her then-husband, Sinclair Lewis, were in bed one morning when President Franklin Roosevelt telephoned.

Tác giả Cohen kể lại một giai thoại thú vị về Thompson và chồng của bà khi đó là ông Sinclair Lewis, họ đang nằm trên giường vào một buổi sáng khi Tổng thống Franklin Roosevelt gọi điện tới.

 

 

Lewis “handed the phone over to her, the cord stretched tight across his throat, and there he lay for a half-hour … pinned to the bed while his wife … gabbed on with the president, making the country’s foreign policy.”

Lewis “đưa điện thoại cho bà ấy, sợi dây điện thoại căng ngang cổ họng, và ông ấy cứ nằm ở đó nửa giờ… dính chặt trên giường trong khi vợ ông… nói chuyện với tổng thống, đưa ra chính sách đối ngoại của đất nước.”

 

 

Yet like many zeitgeist-encapsulating power brokers of the past, the four have been unjustly forgotten today.

Tuy nhiên, giống như nhiều nhà trung gian quyền lực đặc thù của thời đại đó, ngày nay bốn người này vô cớ bị lãng quên.

 

 

Later generations of journalists owed a debt to these pioneers, who helped invent modern conflict reporting.

Các thế hệ nhà báo về sau mắc nợ những người tiên phong này, những người giúp phát minh ra phóng sự xung đột hiện đại.

 

 

“This was before journalism became institutionalized,” Gunther later said.

Gunther sau này nói “Đây là thời kỳ trước khi báo chí được thể chế hóa.

 

 

“We correspondents were strictly on our own.

Cánh phóng viên chúng tôi hoàn toàn phải tự xoay sở.

 

 

We avoided official handouts.

Chúng tôi tránh các thông cáo chính thức.

 

 

We were scavengers, buzzards, out to get the news, no matter whose wings got clipped.”

Chúng tôi là những kẻ đào bới, những con chim săn mồi, đi tìm kiếm tin tức, cho dù có phóng viên bị ‘cắt cánh.’"

 

 

Wing-clipping was a polite term for some of the reporting he and his colleagues did, especially once the Third Reich picked up steam.

Cắt cánh là thuật ngữ lịch sự đối với một số bài báo mà ông và các đồng nghiệp đã viết, nhất là khi Đệ tam Đế chế nổi lên.

 

 

As fascism swept across the continent, these reporters were unsparing in their coverage of what Nazism was unleashing.

Khi chủ nghĩa phát xít tràn khắp châu lục, những phóng viên này không không hề nao núng khi đưa tin về những gì mà chủ nghĩa phát xít đang gây ra.

 

 

Hitler personally banned Sheean’s writings.

Hitler đích thân cấm các bài viết của Sheean.

 

 

Gunther’s portrayal of the Führer in his best seller “Inside Europe” earned him a place of honor on the Gestapo’s hit list.

Hình ảnh Quốc trưởng mà Gunther miêu tả trong cuốn sách bán chạy nhất của ông có tựa đề "Inside Europe" đã giúp ông vinh dự đạt được một vị trí trong danh sách ám sát của Gestapo.

 

 

Not that these correspondents didn’t make missteps.

Không phải những phóng viên này không mắc sai lầm.

 

 

Knickerbocker was accused of being a Mussolini apologist in the early days of the Fascist leader’s regime.

Knickerbocker bị buộc tội biện hộ cho Mussolini trong những ngày đầu chế độ của nhà lãnh đạo Phát xít này.

 

 

In 1932, Thompson predicted that “Little Man” Hitler’s bid for power would fizzle out.

Năm 1932, Thompson dự đoán rằng nỗ lực giành quyền lực của "Người đàn ông nhỏ bé" Hitler sẽ thành công.

 

 

Just imagine, she wrote, “a would-be dictator setting out to persuade a sovereign people to vote away their rights.”

Tưởng tượng xem, bà viết rằng, “một nhà độc tài tương lai đang cố gắng thuyết phục những người có chủ quyền bỏ phiếu từ bỏ quyền của họ.”

 

 

The very idea was farcical.

Quan điểm này thật hoang đường.

 

 

Never mind that Hitler had told her — on the record — that he intended to “get into power legally” and “abolish this parliament and the Weimar constitution afterward,” then “found an authority state” that demanded total obedience from its subjects.

Chưa bàn đến việc Hitler từng nói với bà—có ghi âm—rằng ông ta dự định “lên nắm quyền hợp pháp” và “sau đó sẽ bãi bỏ quốc hội này cùng hiến pháp Weimar,” rồi “thành lập một nhà nước có thẩm quyền” buộc thần dân phải hoàn toàn tuân theo.

 

 

(Cohen oddly leaves this crucial interview excerpt out of “Hotel Imperial,” but it’s been documented elsewhere.)

(Kỳ lạ là tác giả Cohen loại bỏ đoạn trích cuộc phỏng vấn quan trọng này ra khỏi cuốn "Hotel Imperial", nhưng nó đã được ghi lại ở nơi khác.)

 

 

Yet Thompson was relentless in her subsequent coverage of the Reich’s brutality and the global threat that Hitler posed.

Tuy nhiên, Thompson vẫn không ngừng đưa tin về sự tàn bạo của Đế chế và mối đe dọa toàn cầu Hitler gây ra.

 

 

In 1934, she earned the distinction of being the first foreign correspondent banished from Nazi Germany.

Năm 1934, bà được vinh danh là phóng viên nước ngoài đầu tiên bị trục xuất khỏi Đức Quốc xã.

 

 

She proudly framed her expulsion order.

Bà tự hào đóng khung văn bản lệnh trục xuất của mình.

 

 

Despite their reach and determination, however, the correspondents despaired over the limited impact of their reporting.

Tuy nhiên, bất chấp năng lực và quyết tâm của họ, các phóng viên cũng tuyệt vọng trước tác động hạn chế của báo chí.

 

 

Isolationists in America would not be budged; the war machine gathered strength abroad; the appetite for authoritarianism continued to grow.

Những người theo chủ nghĩa biệt lập ở Mỹ sẽ không bị lay chuyển; bộ máy chiến tranh tập hợp sức mạnh ở nước ngoài; tham vọng đối với chủ nghĩa độc tài tiếp tục lớn mạnh.

 

 

Cohen describes Gunther’s incredulousness that the same people who had demanded liberty and equality were now “clamoring for fascism.”

Tác giả Cohen kể lại Gunther nghi ngờ rằng chính những người từng đòi quyền tự do và bình đẳng hiện đang “tung hô chủ nghĩa phát xít.”

 

 

Why, Gunther asked, “would people who distrust authority choose to subsume themselves in a strongman?”

Gunther đặt ra câu hỏi, "Vì sao những người không tin vào quyền thế lại có thể chọn ngả mình theo kẻ mạnh?"

 

 

Meanwhile, Thompson warned that fascism could just as easily manifest in America, writing:

Trong khi đó, Thompson cảnh báo rằng chủ nghĩa phát xít cũng có thể dễ dàng bộc lộ ở Mỹ, bà viết:

 

 

“Nazism has nothing to do with race and nationality.

“Chủ nghĩa Phát xít không liên quan gì đến chủng tộc và quốc tịch.

 

 

It appeals to a certain type of mind.”

Nó hấp dẫn một loại tư tưởng nhất định.”

 

 

Much of “Hotel Imperial” is a distressing, immersive recounting of how denial, passivity and pacification aided the rise of authoritarian regimes.

Phần lớn cuốn "Hotel Imperial" kể lại câu chuyện rất cuốn hút và đáng lo ngại giải thích cách thức thái độ phủ nhận, tính thụ động, và hoạt động bình định quân sự góp phần giúp các chế độ độc tài trỗi dậy.

 

 

Cohen has tasked herself with the same outsized challenge that faced her subjects in real time: making the deluge of prewar events around the globe comprehensible to readers.

Tác giả Cohen tự giao cho mình thử thách rất lớn ngang tầm thách thức các nhân vật của bà phải đối mặt trong thời gian thực: làm cho độc giả hiểu được làn sóng các sự kiện dồn dập trước chiến tranh trên toàn cầu.

 

 

(Dumb it down, the Moscow-based correspondent Walter Duranty advised Gunther:

(Nói nôm na cho dễ hiểu, phóng viên Walter Duranty tại Moscow từng khuyên Gunther như sau:

 

 

“You’re writing for the sort of people who think Prague is a ham.”)

“Anh đang viết cho kiểu người nghĩ rằng Prague là tên một loại thịt nguội.”)

 

 

At times, Cohen succeeds; at others, torrents of historical details overwhelm the narrative, which Cohen has additionally burdened with extensive documentation of the correspondents’ sex lives, psychoanalysis adventures and marital woes.

Có đôi lúc tác giả Cohen đã thành công; còn có những lúc dòng chảy của các chi tiết lịch sử lấn át phần tường thuật, mà tác giả Cohen còn bồi thêm nhiều tài liệu phong phú về đời sống tình dục của các phóng viên, các phiêu lưu phân tích tâm lý, và những bất hạnh hôn nhân.

 

 

These sometimes pages-long interludes are speed bumps in the book, often coming just as electrifying and horrific events crescendo.

Những đoạn xen kẽ đôi khi dài hàng trang này là những gờ giảm tốc trong cuốn sách, thường đưa vào ngay khi các sự kiện chấn động và kinh hoàng lên đến cao trào.

 

 

The effect on the reader is comparable to the unsatisfying sex that Cohen documents in such tedious detail.

Hiệu ứng đối với người đọc có thể so sánh với tình dục không thỏa mãn mà tác giả Cohen ghi lại rất chi tiết đến tẻ nhạt.

 

 

Another challenge for Cohen (and for all authors of group biographies of this magnitude): stage-managing so many characters and story lines.

Một thách thức khác đối với tác giả Cohen (và đối với tất cả các tác giả viết tiểu sử nhóm ở tầm cỡ này): sắp xếp thời lượng xuất hiện của quá nhiều nhân vật và mạch truyện.

 

 

Perhaps with this in mind, Cohen kindly includes a quick-reference “dramatis personae” guide at the front of the book.

Có lẽ lưu tâm đến vấn đề này, tác giả Cohen rất tử tể đính kèm hướng dẫn tham khảo nhanh về “nhân vật kịch tính” ở đầu sách.

 

 

Despite these handicaps, “Last Call at the Hotel Imperial” is intermittently engrossing.

Bất chấp những khuyết điểm này, cuốn sách “Last Call at the Hotel Imperial” vẫn nhiều phần cuốn hút.

 

 

Cohen’s recounting of Gunther’s on-site reporting during the 1934 coup attempt by Austrian Nazis — culminating in the siege and occupation of the Chancellery, and the gruesome murder of Chancellor Engelbert Dollfuss — is un-put-downable.

Đoạn tác giả Cohen kể lại Gunther tường thuật tại chỗ cuộc đảo chính năm 1934 của Phát xít Áo—với đỉnh điểm là cuộc bao vây và chiếm đóng Phủ Thủ tướng, và vụ sát hại kinh hoàng Thủ tướng Engelbert Dollfuss—khiến độc giả không thể rời mắt khỏi trang sách.

 

 

Equally riveting:

Một đoạn khác cũng không kém:

 

 

Cohen’s recounting of the Night of Long Knives, and Thompson’s daring trip to Germany to report on the massacre’s aftermath, despite her place on Goebbels’s blacklist.

Tác giả Cohen kể lại Đêm của những con dao dài, và chuyến đi táo bạo của Thompson đến Đức để tường thuật về hậu quả của vụ thảm sát, bất chấp việc bà nằm trong danh sách đen của Goebbels.

 

 

Grim reminders abound about the cyclical nature of history: how racial and economic resentments can lead to monstrous movements; and, above all, how human beings remain impervious to even the starkest of warnings.

Lời nhắc nhở đáng sợ về tính chất chu kỳ của lịch sử: sự phẫn nộ về chủng tộc và kinh tế có thể dẫn đến những phong trào quái dị như thế nào; và trên hết, làm thế nào mà con người vẫn không thể tiếp thu những cảnh báo rõ ràng nhất.

 

 

On a more cynical note, “Hotel Imperial” also reminds readers that the news industry was, and remains, a business.

Thêm một lưu ý có phần mỉa mai hơn, cuốn “Hotel Imperial” còn nhắc nhở độc giả rằng ngành công nghiệp tin tức đã và vẫn là một ngành kinh doanh.

 

 

In the eyes of Thompson and crew, dictators needed to be toppled — but they also made great copy.

Trong mắt Thompson và cộng sự, những kẻ độc tài cần phải bị lật đổ—nhưng họ cũng đã tạo ra bản sao hoàn hảo.

 

 

A former journalist himself, Mussolini gave out interviews like candy (Knickerbocker alone scored four audiences with Il Duce), but a rare Hitler “get” caused a surge of envy within the correspondent community, sold thousands of newspapers and gave journalists material for best-selling books.

Bản thân trước đây cũng là nhà báo, Mussolini trả lời phỏng vấn như cơm bữa (chỉ riêng Knickerbocker đã gặp Il Duce đến bốn lần), nhưng một lần “hiếm hoi” phỏng vấn được Hitler gây ra sự ghen tị trong cộng đồng phóng viên, bán được hàng nghìn tờ báo, và cung cấp cho các nhà báo tư liệu để viết nên những cuốn sách bán chạy nhất.

 

 

“Last Call at the Hotel Imperial” depicts several queasy instances of dictator-cultivation.

Cuốn sách “Last Call at the Hotel Imperial” kể đến một số trường hợp đáng buồn về việc ủng hộ kẻ độc tài.

 

 

“You’re a “journalistic whore,” Gunther told Knickerbocker at one point — even though he too coveted Mussolini scoops.

“Anh là thứ đĩ bút,” Gunther từng có lúc nói với Knickerbocker — mặc dù ông cũng thèm muốn phỏng vấn Mussolini.

 

 

World War II is almost an afterthought in Cohen’s book, largely because the careers of her four subjects began to stall once hostilities began.

Thế chiến II gần như chỉ là phần phụ trong cuốn sách của Cohen, phần lớn là do sự nghiệp của bốn nhân vật trong sách bắt đầu đình trệ sau khi chiến sự bắt đầu.

 

 

Gunther, Knickerbocker, Sheean and Thompson had been reporter-prophets of the prewar era, but coverage of the war itself was dominated by a new wave of correspondents like Edward Murrow, Ernie Pyle and Eric Sevareid.

Gunther, Knickerbocker, Sheean và Thompson từng là phóng viên-nhà tiên tri của thời kỳ trước chiến tranh, nhưng bản thân việc đưa tin về cuộc chiến lại bị làn sóng phóng viên mới như Edward Murrow, Ernie Pyle và Eric Sevareid chiếm ưu thế.

 

 

From their emeritus perches, Gunther and his colleagues could now say “I told you so,” but were forced to wonder what their years of warnings had yielded:

Từ địa vị danh dự của mình, Gunther và cộng sự của ông giờ có thể phát biểu "Tôi đã nói rồi mà,” nhưng rồi buộc phải tự hỏi những lời cảnh báo trong nhiều năm của họ mang lại kết quả gì:

 

 

After all, tens of millions of people still died in what became the deadliest conflict of all time.

Rốt cuộc, hàng chục triệu người vẫn chết trong cuộc xung đột đẫm máu nhất mọi thời đại.

 

 

Cohen describes a heartbreaking scene in which Gunther and Sheean, in 1945, see members of the Hiroshima and Nagasaki atomic bombing crews celebrating at the Stork Club.

Tác giả Cohen kể lại một cảnh đau lòng khi đó Gunther và Sheean, hồi năm 1945, chứng kiến các thành viên của nhóm ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki đang ăn mừng tại Câu lạc bộ Con cò.

 

 

“‘Do you think they realize they’ve killed more humans than anyone else in history?’ John asked Jimmy.

“'Anh có nghĩ rằng họ nhận thức được họ đã giết nhiều người hơn bất kỳ ai trong lịch sử hay không?" John hỏi Jimmy.

 

 

“‘No chance of it,’ Jimmy answered. ‘Look at their faces.’”

“‘Không đời nào,’ Jimmy trả lời. ‘Nhìn vẻ mặt họ kìa.’"


LAST CALL AT THE HOTEL IMPERIAL
The Reporters Who Took On a World at War
By Deborah Cohen
Illustrated. 561 pp. Random House. $30.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc