Tại sao nhiều 'Phụ nữ không khỏe’ bị chẩn đoán sai trong hàng thế kỷ?

nguồn: New York Times,

biên dịch: Quỳnh Anh,

Why ‘Unwell Women’ Have Gone Misdiagnosed for Centuries

 

Tại sao nhiều 'Phụ nữ không khỏe’ bị chẩn đoán sai trong hàng thế kỷ?

 

 


 

In order to recognize illness, you have to know what health looks like — what’s normal, and what’s not.

 

Để nhận biết bệnh tật, người ta phải biết như thế nào là khỏe mạnh — thế nào là bình thường và thế nào là không.

 

 

 

Until recently, medical research generally calibrated “normal” on a trim white male.

 

Cho đến gần đây, nghiên cứu y tế thường xác định mức độ “bình thường” dựa trên tình trạng sức khỏe của đàn ông da trắng.

 

 

 

Such a patient, arriving in an emergency room clutching his chest as they do in the movies — and in the textbooks — would be immediately evaluated for a heart attack.

 

Một bệnh nhân đến phòng cấp cứu ôm ngực như trong phim — và như trong giáo trình — sẽ ngay lập lức được chẩn đoán bị đau tim.

 

 

 

But heart disease in women, inconveniently, doesn’t always come with chest pain.

 

Nhưng phiền phức thay, bệnh tim ở phụ nữ không phải lúc nào cũng đi kèm với đau ngực.

 

 

 

A woman reporting dizziness, nausea and heart-pounding breathlessness in that same E.R. might be sent home with instructions to relax, her distress dismissed as emotional rather than cardiac.

 

Cũng trong phòng cấp cứu ấy, nếu một phụ nữ kể rằng mình bị chóng mặt, buồn nôn, và khó thở tim đập mạnh có thể được cho về nhà với chỉ định cần thư giãn, tình trạng khó ở của cô ấy được cho là do xúc động chứ không phải do tim.

 

 

 

Heart disease has clear markers and proven diagnostic tools.

 

Bệnh tim có các dấu hiệu rõ ràng và các công cụ chẩn đoán đã được chứng minh.

 

 

 

When a woman’s symptoms are less legible or quantifiable — fatigue, vertigo, chronic pain — the tendency to be dismissive grows.

 

Khi các triệu chứng của phụ nữ càng ít rõ ràng hoặc không thể định lượng được — mệt mỏi, chóng mặt, đau mạn tính — thì xu hướng bị bỏ qua ngày càng tăng.

 

 

 

In “Unwell Women,” the British scholar Elinor Cleghorn makes the insidious impact of gender bias on women’s health starkly and appallingly explicit:

 

Trong cuốn “Unwell Women” (Những người phụ nữ không khỏe), học giả người Anh có tên Elinor Cleghorn thẳng thắn và rành mạch chỉ ra tác động âm thầm của định kiến giới đối với sức khỏe của phụ nữ:

 

 

 

“Medicine has insisted on pathologizing ‘femaleness,’ and by extension womanhood.”

 

"Y học khăng khăng hướng vào bệnh lý hóa 'nữ tính,' và nói rộng hơn là tính chất phụ nữ."

 

 

 

Cleghorn, framing her argument in terms of Western medicine, starts with Hippocrates, the Greek physician of antiquity who refocused medical science on the imbalances of the body rather than the will of the gods.

 

Tác giả Cleghorn định hình lập luận của mình theo phương diện y học phương Tây, bắt đầu với Hippocrates, vị bác sĩ thời cổ đại của Hy Lạp đã tập trung khoa học y tế vào sự mất cân bằng của cơ thể thay vì ý chí của các vị thần.

 

 

 

Hippocrates understood that women’s bodies were different from those of men, but in his view, and for millenniums to come, those differences could be reduced to a single organ: the uterus.

 

Hippocrates hiểu rằng cơ thể phụ nữ khác với nam giới, nhưng theo quan điểm của ông, và trong nhiều thiên niên kỷ sau, những khác biệt đó có thể thu hẹp vào một cơ quan duy nhất: tử cung.

 

 

 

A woman’s purpose was to procreate; if she wasn’t well, it was probably her womb that was to blame.

 

Thiên chức của phụ nữ là sinh sản; nếu người phụ nữ không được khỏe, có lẽ nguyên nhân là do cái tử cung.

 

 

 

One Roman writer described the uterus as “an animal within an animal,” with its own appetites and the capacity to wander through the body in search of satisfaction.

 

Một nhà văn người La Mã từng miêu tả tử cung là “một con vật bên trong con vật,” có sự thèm khát của riêng nó và khả năng đi lang thang khắp cơ thể tìm kiếm thỏa mãn.

 

 

 

Most female afflictions could be reduced to “hysteria,” from the Greek word for womb.

 

Hầu hết phiền não của phụ nữ có thể tóm lại thành chứng "hysteria,” (chứng cuồng loạn) từ gốc tiếng Hy Lạp có nghĩa là cái dạ con.

 

 

 

“The theory that out-of-work wombs made women mad and sad was as old as medicine itself,” Cleghorn notes.

 

“Giả thuyết cho rằng tử cung rảnh rỗi khiến phụ nữ phát điên và buồn bã cũng cũng xưa như ngành y dược,” Cleghorn viết.

 

 

 

The standard cure was marriage and motherhood.

 

Cách chữa trị thông thường là kết hôn và làm mẹ.

 

 

 

As Hippocratic medicine was refracted through the lens of Christianity, the female anatomy was additionally burdened with the weight of original sin.

 

Khi y học Hippocrate bị lọc qua lăng kính của Cơ đốc giáo, cơ thể phụ nữ càng phải gánh thêm sức nặng của tội tổ tông.

 

 

 

Moving steadily through the centuries, Cleghorn lays out the vicious circles of women’s health.

 

Tác giả Cleghorn dẫn dắt liên tục qua nhiều thế kỷ để chỉ ra những vòng luẩn quẩn đối với sức khỏe phụ nữ.

 

 

 

Taught that their anatomy was a source of shame, women remained in ignorance of their own bodies, unable to identify or articulate their symptoms and therefore powerless to contradict a male medical establishment that wasn’t listening anyway.

 

Bị giáo dục rằng cơ thể mình là nguồn gốc đáng hổ thẹn, phụ nữ luôn thiếu hiểu biết về cơ thể chính mình, không thể xác định hoặc nói rõ các triệu chứng của mình và do đó bất lực không thể cãi lại cơ sở y tế nam giới vốn không chịu lắng nghe.

 

 

 

Menstruation and menopause were — and often still are — understood as illness rather than aspects of health; a woman’s constitution, thus compromised, could hardly sustain the effort required for scholarship or professional life.

 

Kinh nguyệt và mãn kinh — và thường vẫn vậy — được coi là bệnh tật hơn là các khía cạnh của sức khỏe; vì vậy thể chất của phụ nữ bị ảnh hưởng và khó có thể duy trì nỗ lực cần thiết để học tập nghiên cứu hoặc gây dựng sự nghiệp.

 

 

 

A woman with the means and the talents to contemplate such ambitions soon bumped up against the rigid shell of the domestic sphere.

 

Một người phụ nữ có đủ phương tiện và tài năng để theo đuổi những tham vọng như vậy sớm va vào cái vỏ cứng nhắc của đời sống nội trợ.

 

 

 

Her frustration and despair could cause physical symptoms, which her doctor would then chalk up to her unnatural aspirations.

 

Sự thất vọng và tuyệt vọng của người phụ nữ có thể gây ra các triệu chứng về thể chất, mà rồi bác sĩ sẽ gán cho nguyên nhân tại những khát vọng trái tự nhiên của người phụ nữ ấy.

 

 

 

Conversely, a perfectly healthy woman who agitated for radical change — a suffragist, say — was clearly suffering from “hysteric morbidity.”

 

Ngược lại, một phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh kích động muốn thay đổi hoàn toàn  —  chẳng hạn người theo phong trào quyền bầu cử cho phụ nữ — rõ ràng đang mắc chứng “bệnh cuồng loạn.”

 

 

 

Though hormones eventually replaced wandering wombs as central to understanding women’s health, “old ideas about women’s bodies being naturally defective and deficient still pulsed through endocrinological theories,” Cleghorn writes.

 

Mặc dù rốt cuộc nội tiết tố cũng thay thế cái tử cung đi lang thang trở thành mấu chốt để hiểu về sức khỏe của phụ nữ, “những quan niệm cũ về cơ thể phụ nữ thiên sinh khiếm khuyết và thiếu hụt vẫn xuất hiện trong các lý thuyết về nội tiết,” tác giả Cleghorn viết.

 

 

 

The marketing for early forms of hormone replacement therapy to relieve the discomforts of menopause was often directed at men.

 

Việc tiếp thị quảng bá các dạng liệu pháp thay thế nội tiết tố ban đầu để giảm bớt khó chịu của thời kỳ mãn kinh thường nhắm vào nam giới.

 

 

 

One horrifying magazine ad showed a radiant older woman laughing alongside male companions, with the tagline “Help Keep Her This Way.”

 

Có quảng cáo kinh hoàng trên tạp chí đưa ra hình ảnh một người phụ nữ lớn tuổi rạng rỡ đang cười bên cạnh những người bạn nam giới, với khẩu hiệu "Giúp Giữ Cho Bà Ấy Luôn Thế Này."

 

 

 

Was hormone replacement therapy a way of liberating women from their reproductive biology, or keeping them cheerful for their husbands?

 

Liệu pháp nội tiết tố thay thế có phải là cách giải phóng phụ nữ khỏi cơ chế sinh sản của họ, hoặc giữ cho họ sự vui vẻ bên chồng hay không?

 

 

 

And, as questions grew about estrogen and cancer, at what cost?

 

Và, khi các vấn đề ngày càng tăng về estrogen và ung thư, cái giá phải trả là gì?

 

 

 

The intersection of class and race complicates things further.

 

Sự giao thoa giữa giai cấp và chủng tộc làm mọi chuyện càng phức tạp thêm.

 

 

 

As early as 1847, the Scottish physician James Young Simpson argued in favor of anesthesia during labor and delivery, contradicting the age-old belief that the pain of birth was part of God’s judgment.

 

Ngay từ năm 1847, bác sĩ người Scotland mang tên James Young Simpson đã đưa ra lý lẽ ủng hộ gây mê trong quá trình chuyển dạ và sinh con, trái với niềm tin lâu đời rằng cơn đau khi sinh là một phần sự phán xét của Chúa.

 

 

 

(To this day, women who opt for an epidural instead of “natural childbirth” can feel a nagging sense of failure.)

 

(Cho đến ngày nay, những phụ nữ chọn gây tê màng cứng thay vì “sinh con tự nhiên” vẫn có thể cảm thấy thất bại ê chề).

 

 

 

But even liberal-minded men like Simpson believed that what he called the “civilized female” needed his revolutionary innovation more than her less privileged sisters.

 

Nhưng ngay cả những người đàn ông có tư tưởng tự do như Simpson cũng tin vào cái ông gọi là “phụ nữ văn minh” cần đến sự đổi mới mang tính cách mạng của ông hơn những chị em phụ nữ kém đặc quyền hơn.

 

 

 

Black women were thought to be less sensitive to pain and working-class women were considered hardier in general; certainly no one worried about whether these women could work while menstruating.

 

Phụ nữ da đen được cho là ít nhạy cảm hơn với cơn đau và phụ nữ thuộc tầng lớp lao động nói chung được coi là chịu đựng tốt hơn; chắc chắn không ai lo lắng về việc liệu những phụ nữ này có thể làm việc khi đang hành kinh hay không.

 

 

 

Each scientific advance came with its own shadow.

 

Mỗi tiến bộ khoa học đi kèm với bóng tối của riêng nó.

 

 

 

Margaret Sanger may have campaigned for contraception “as a way for women to reclaim their bodies and lives from medical and social control” — but for women of color, birth control was presented more as a duty than a right, a weapon against overpopulation and poverty requiring the policing of women.

 

Margaret Sanger có thể đã vận động về các biện pháp tránh thai "như cách thức để phụ nữ đoạt lại cơ thể và cuộc sống của mình khỏi sự kiểm soát của y tế và xã hội" — nhưng đối với phụ nữ da màu, biện pháp tránh thai bị coi là nghĩa vụ hơn là quyền lợi, đó là thứ vũ khí chống lại tình trạng tăng dân số quá mức và nghèo đói bằng cách đòi hỏi phải kiểm soát phụ nữ.

 

 

 

The postwar advent of the National Health Service in Britain heralded a new era of comprehensive prenatal care for pregnant women, but the N.H.S.

 

Sự ra đời thời hậu chiến của Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) tại Anh báo trước một kỷ nguyên mới về chăm sóc tiền sản toàn diện cho phụ nữ mang thai, nhưng NHS

 

 

 

“also inherited the legacy that women were child-bearers, first and foremost, so their health care needs pivoted around their reproductive functions.”

 

“cũng thừa hưởng tư tưởng cũ coi mục đích của phụ nữ trước hết và trên hết là sinh con, vì vậy nhu cầu chăm sóc sức khỏe của họ xoay quanh các chức năng sinh sản.”

 

 

 

Women saw their doctors when they got pregnant, but illnesses unrelated to reproductive health might go undiagnosed and unchecked.

 

Phụ nữ đến gặp bác sĩ khi họ mang thai, nhưng các bệnh không liên quan đến sức khỏe sinh sản có thể không được chẩn đoán và không được kiểm soát.

 

 

 

Especially illnesses with ambiguous symptoms.

 

Đặc biệt là những căn bệnh có triệu chứng không rõ ràng.

 

 

 

“The age-old question of what to do with women’s pain, now that diagnoses could be made by biomedical evidence rather than speculations and assumptions, was raising its rather inconvenient head,” Cleghorn writes.

 

“Giờ đây khi các chẩn đoán có thể được thực hiện dựa trên bằng chứng y sinh thay vì suy đoán và giả định, vấn đề muôn thuở về việc phải làm gì với cơn đau của phụ nữ càng trở nên phiền phức,” tác giả Cleghorn viết.

 

 

 

When women of an earlier era might have been subjected to clitoridectomies or ovariectomies to address their mysterious symptoms, 20th-century patients sometimes faced a lobotomy “when the extent of their pain exceeded their physicians’ patience.”

 

Phụ nữ thời xưa có thể phải phẫu thuật cắt âm vật hoặc cắt buồng trứng để xử lý các triệu chứng bí ẩn của họ, thì các bệnh nhân ở thế kỷ 20 đôi khi phải đối mặt với việc bị cắt thùy não “khi mức độ đau đớn của họ vượt quá sự kiên nhẫn của thầy thuốc.”

 

 

 

Cleghorn is unsparing in her examples of women suffering unimaginable and unnecessary horror at the hands of doctors who were unwilling either to listen closely or to admit when they were stumped.

 

Tác giả Cleghorn không tiếc lời đưa ra minh họa về những người phụ nữ phải chịu đựng nỗi kinh hoàng không thể tưởng tượng và không cần thiết dưới bàn tay các bác sĩ, những người không muốn lắng nghe kỹ hoặc thừa nhận họ nhầm lẫn.

 

 

 

It’s impossible to read “Unwell Women” without grief, frustration and a growing sense of righteous anger.

 

Không thể nào đọc cuốn “Unwell Women” mà không đau buồn, thất vọng, và cảm giác tức giận chính đáng ngày càng tăng.

 

 

 

Cleghorn’s prose is lively, and she has marshaled an enormous amount of material.

 

Lời văn của tác giả Cleghorn rất sống động, và tác giả tập hợp được lượng lớn tài liệu tham khảo.

 

 

 

But her decision to organize it chronologically rather than thematically can slow her momentum, forcing her to circle back to certain topics repeatedly.

 

Nhưng quyết định sắp xếp theo thứ tự thời gian thay vì theo chủ đề có thể làm chậm mạch văn, buộc tác giả phải quay lại một số chủ đề nhất định nhiều lần.

 

 

 

There are occasional detours — into the eugenic implications of abortion and birth control, for example — that aren’t strictly relevant to the thesis of a “culture of mystification” that compromises women’s health.

 

Đôi khi, có quãng đường vòng — ví dụ như tác động ưu sinh của việc phá thai và kiểm soát sinh sản — không hoàn toàn phù hợp với luận điểm về “văn hóa hoang mang” đang làm tổn hại sức khỏe phụ nữ.

 

 

 

And Cleghorn’s definition of that culture of mystification is tricky.

 

Và định nghĩa của tác giả Cleghorn về văn hóa hoang mang đó có phần khó hiểu.

 

 

 

She is rightfully advocating for a better understanding of diseases that disproportionately affect women and a re-examination of clinical norms centered on men.

 

Tác giả đang vận động chính đáng để mọi người hiểu rõ hơn về các căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến phụ nữ và kiểm tra lại các tiêu chuẩn lâm sàng tập trung vào nam giới.

 

 

 

But in this era of ever-increasing medical specialization, byzantine insurance regulations and rushed office visits, women are not the only victims of mystification.

 

Nhưng trong thời đại chuyên môn hóa y tế ngày càng gia tăng, các quy định bảo hiểm phức tạp và những lần đến gặp bác sĩ bất chợt, phụ nữ không phải là nạn nhân duy nhất của sự hoang mang này.

 

 

 

Cleghorn saves for her conclusion her most powerful illustration: her own experience.

 

Tác giả Cleghorn để dành phần minh họa có sức nặng nhất cho đoạn kết: kinh nghiệm của chính bản thân mình.

 

 

 

It started with leg pain and swelling.

 

Bắt đầu là chân bị đau và sưng.

 

 

 

Her doctor suggested gout, or maybe she was pregnant?

 

Bác sĩ đoán rằng có thể tác giả bị bệnh gút, hoặc có thể là mang thai?

 

 

 

“I can see nothing wrong with you,” he said. “It’s probably just your hormones.”

 

“Tôi không thấy có gì không ổn với cô,” bác sĩ nói. "Có khi chỉ là do nội tiết tố."

 

 

 

Doubting the significance of her own concerns, she endured seven years of pain and tachycardia, finally landing in the emergency room.

 

Coi thường tầm quan trọng nỗi lo lắng của chính mình, tác giả đã chịu đựng bảy năm đau đớn và nhịp tim nhanh, cuối cùng phải nhập viện cấp cứu.

 

 

 

Even then, her diagnosis was linked to the baby she had just delivered: “toxic postpartum heart disease.”

 

Thậm chí khi đó, chẩn đoán của tác giả được gán cho liên quan đến đứa trẻ bà vừa sinh: "bệnh tim nhiễm độc sau sinh."

 

 

 

An observant rheumatologist at last identified her disease as lupus.

 

Một vị bác sĩ thấp khớp tinh ý rốt cuộc đã xác định được bệnh của bà là lupus*.

 

 

 

“The lives of unwell women depend on medicine learning to listen,” Cleghorn concludes.

 

“Cuộc sống của những phụ nữ không khỏe phụ thuộc vào việc học cách lắng nghe của ngành y học,” Cleghorn kết luận.

 

 

 

And also on women claiming their right, as Cleghorn has, to speak.

 

Và vào cả việc những người phụ nữ đang đòi quyền cho mình, giống như Cleghorn, lên tiếng.


* Lupus ban đỏ hệ thống là một bệnh tự miễn, trong đó cơ thể người bệnh bị gây hại bởi các tự kháng thể và phức hợp miễn dịch. Vì một lý do nào đấy, cơ thể của người bệnh sinh ra một loại kháng thể chống lại các thành phần của chính cơ thể mình gọi là tự kháng thể. Kháng nguyên là các thành phần của cơ thể người bệnh. Khi tự kháng thể kết hợp với các kháng nguyên sẽ tạo nên phức hợp miễn dịch. Phức hợp miễn dịch có thể lắng đọng ở tất cả các cơ quan của cơ thể gây tổn thương ở các cơ quan đó. 

UNWELL WOMEN
Misdiagnosis and Myth in a Man-Made World
By Elinor Cleghorn
386 pp. Dutton. $28.

Post a Comment

Tin liên quan

    Tài chính

    Trung Quốc